Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Thành. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Thành. Hiển thị tất cả bài đăng

Quảng Điền vào vụ rau tết

Việc tiêu thụ rau những năm gần đây khá thuận lợi. Vào dịp Tết, nhu cầu rau tăng cao, các tiểu thương về tận cánh đồng thu mua sản phẩm, đầu ra khá ổn định. Riêng tại Quảng Thọ, người trồng rau được HTX bao tiêu sản phẩm, các tiểu thương từ các tỉnh thành khác cũng tiến hành thu mua nên có sự cạnh tranh vì thế giá luôn ở mức cao.  
Vào vụ
Làng rau sạch Thành Trung, xã Quảng Thành là một trong những vùng chuyên canh rau tập trung nổi tiếng của huyện Quảng Điền. Với lợi thế nguồn nước tưới dồi dào, đất đai màu mỡ cộng với việc ứng dụng công nghệ sản xuất rau an toàn nên thương hiệu rau Thành Trung ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến.
Năm nay, gia đình ông Trần Đình Thuận trồng 1,5 sào rau phục vụ Tết Nguyên đán với các chủng loại như: mồng tơi, xà lách, tần ô, ngò... Theo kinh nghiệm, vào dịp Tết, nhu cầu thị trường tập trung vào các loại rau như: ngò, tần ô, rau thơm… nên ông cũng linh động giảm số lượng giống cải, tăng diện tích những loại rau trên. Ông Thuận bộc bạch: “Thời tiết năm nay nắng ấm, ít rét rất thuận lợi cho các loại hoa màu phát triển. Năm ngoái, dù giá rau xanh không cao nhưng gia đình cũng có được nguồn thu nhập khá”.
Vùng chuyên rau tổ dân phố An Gia, thị trấn Sịa cũng rộn ràng không kém, nhiều hộ dân đã hoàn tất công đoạn cày ải, lên luống, chăm bón cho những lứa rau tết. Thời điểm này, giá rau xanh tăng cao, các thương lái phải ra tận đồng lùng sục để mua rau. Tại thời điểm này, rau má có giá 15 ngàn đồng/kg, cải: 10 ngàn/kg; đậu cô ve: 13 ngàn đồng/kg; mồng tơi: 15 ngàn đồng/kg. Nếu giá này duy trì đến thời điểm sau Tết Nguyên đán thì mỗi sào rau cho thu nhập gần 15 triệu đồng.

Tập trung sản xuất theo hướng an toàn

Không chỉ mở rộng diện tích trồng rau để cung ứng cho thị trường Tết, người trồng rau ở Quảng Điền còn tập trung sản xuất các sản phẩm rau sạch, rau an toàn (RAT). Ngoài 59 ha rau sản xuất theo hướng Vietgap, nhiều cá nhân, HTX cũng mạnh dạn ứng dụng mô hình sản xuất rau hữu cơ với kỳ vọng có nguồn cung rau an toàn, đa dạng trong dịp Tết Bính Thân.
HTX Quảng Thọ 2 có 42 ha rau má sản xuất theo hướng an toàn và mạnh dạn đầu tư thêm 2 ha sản xuất rau má hữu cơ. Ông Nguyễn Lương Trí, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX Quảng Thọ 2 cho hay: Để nâng cao sức cạnh tranh, chúng tôi vận động bà con xã viên tuân thủ các quy định sản xuất RAT. Ngoài mô hình trồng RAT, rau hữu cơ, chúng tôi cũng đang tiến hành thử nghiệm 0,5 ha rau má sạch trong nhà lưới, nhà kính tiến tới cung cấp rau má sạch cho người tiêu dùng trong và ngoại tỉnh.
Theo ông Hoàng Vọng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền: Toàn huyện có 59 ha sản xuất RAT; trong đó, Quảng Thọ 42 ha, Quảng Thành: 17 ha. Nhằm đảm bảo chất lượng rau cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, chúng tôi khuyến cáo người trồng rau nên áp dụng theo hướng sản xuất RAT. Người dân chỉ nên sử dùng phương pháp thủ công hoặc chăm bón rau bằng phân sinh học, chú ý giảm dần các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu độc hại để nguồn rau cung ứng cho thị trường được đảm bảo an toàn. Khâu làm đất được chú trọng, sau mỗi vụ rau, các hộ dành 3-5 ngày phơi đất và ủ phân chuồng. Muốn chất lượng rau đảm bảo, người trồng rau nên xây dựng hệ thống giàn lưới để hạn chế nắng và giảm tác động của mưa to làm dập lá rau.

Xâm nhập lò chế những chiếc xe '3 không' ở Thừa Thiên Huế

Những chiếc xe không đăng ký, không đăng kiểm, người lái không giấy phép lái xe đang tung hoành khắp các vùng quê ở TT - Huế. Và để cho ra một chiếc xe như thế, chủ lò chế chỉ cần chưa đầy 1 tháng...


Chạy xe trên con đường liên xã Quảng ThànhQuảng An, xã Quảng Thái… của huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế), không khó để người đi đường bắt gặp những chiếc xe “không biết phải gọi tên như thế nào”. Nói là xe công nông cũng đúng, xe máy cày cũng chẳng sai… người dân ở đây vẫn gọi chúng là xe tự chế.
Đặc điểm có thể nhận dạng loại xe này là đầu máy nổ để lộ thiên phía trước. Máy nổ này có thể nằm chìm dưới hoặc nằm ngang ngay bên cạnh ghế tài xế. Vô-lăng xe đấu nối với một chiếc bánh đằng trước. Trên sàn của đầu xe có bố trí một bên là má phanh và một bên là bàn đạp ga, bên hông là một hộp số nhỏ. Phía sau kéo theo một thùng khoảng 1-2m3 được nâng bằng 2 hoặc 4 bánh. Trông những chiếc xe này giống như sự lai tạo giữa những chiếc lam với những chiếc công nông trần trước đây.
   Xâm nhập lò chế những chiếc xe '3 không' ở Thừa Thiên Huế - Ảnh 1
Những chiếc xe tự chế tung hoành trên đường
Chúng được người dân sử dụng để chở các vật liệu như đất đá, gạch, nông sản… và được chạy với một tốc độ không hề nhỏ tí nào.

“Nhìn những chiếc xe này lao vun vút trên đường mà hãi. Nhìn chúng sơ sài vậy mà chạy nhanh lắm. Xe này không có còi, nếu nó chạy đằng sau, mình chỉ nhận biết bằng tiếng máy nổ, nhiều khi giật cả mình”, một người dân sống ở thôn Tây Thành, xã Quảng Thành cho biết.
Một người dân đi đường đoạn qua xã Quảng An cho hay: “Mỗi lần nghe tiếng máy nổ của những chiếc xe này là lo mà dẹp một bên đường. Đúng là “ra đường sợ nhất công nông”…”.
Những chiếc xe này có nguồn gốc từ đâu?
VIDEO: Xâm nhập lò chế những chiếc xe “3 không” ở Thừa Thiên Huế
Theo tìm hiểu của PV, để sản xuất những chiếc xe công nông tự chế như thế này không phải cơ sở cơ khí nào cũng có thể làm được. Ngoài nguyên vật liệu, phụ tùng thì đòi hỏi tay nghề của người thợ phải có một trình độ nhất định.
Trong vai một chủ vựa sắn ở vùng Phong Sơn, huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) về thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền tìm mối đặt một con xe công nông tự chế. Sau một buổi sáng dò hỏi, những tay tài xế của những chiếc xe tự chế này “mách” ở vùng Quảng Điền chỉ có 2 cơ sở có thể sản xuất những chiếc xe này: Một cơ sở ở ngay thị trấn Sịa và một cơ sở nằm mãi tận trong một thôn sát đầm phá Tam Giang của xã Quảng An.
Men theo những con đường liên xã, rồi liên thôn, PV tìm về cơ sở sản xuất ở Quảng An. Cơ sở cơ khí này nằm ở thôn Phú Lương B có bảng hiệu đề chuyên sửa chữa máy cày, hàn tiện…
   Xâm nhập lò chế những chiếc xe '3 không' ở Thừa Thiên Huế - Ảnh 2
Bên trong lò sản xuất xe tự chế ở xã Quảng An
Tiếp chúng tôi là một người đàn ông trung niên, người to cao, bề ngoài lem luốc dầu máy, người này giới thiệu tên là S. Khi nghe chúng tôi đặt một chiếc xe tự chế để phục vụ cho việc vận chuyển sắn trên vùng đồi núi. S. tỏ ra khá nhiệt tình, hướng dẫn cụ thể nên chọn loại máy nào. S. đưa cho chúng tôi khá nhiều lựa chọn về loại máy nổ, cầu, hộp số, lốp, về kích thước thùng, loại có đề hay quay tay…
   Xâm nhập lò chế những chiếc xe '3 không' ở Thừa Thiên Huế - Ảnh 3
Những người thợ đang hoàn chỉnh một chiếc xe công nông tự chế
Sau khi chúng tôi thỏa thuận đặt một máy với loại máy nổ D24 nhập khẩu, có đề, hộp số không phải của Trung Quốc, lốp DRC, cầu Bắc Kinh tải, thùng kích thước 1 khối đúng thì S. đưa ra giá 60 triệu đồng, không đề thì 55 triệu đồng.
   Xâm nhập lò chế những chiếc xe '3 không' ở Thừa Thiên Huế - Ảnh 4
S. giới thiệu một chiếc xe tự chế vừa mới "ra lò"
Thời gian giao xe, theo S. chỉ cần 1 tháng và có thể sớm hơn. Nếu chúng tôi đồng ý thì thảo một bản hợp đồng bằng tay và đặt trước một nửa giá trị hợp đồng.
Qua trao đổi, S. cho hay những nguyên liệu, phụ tùng để làm một chiếc xe, ngoài việc mua mới, S. có thể tận dụng phụ tùng của những chiếc xe tải, xe máy cũ. Tốc độ của một chiếc xe tự chế này khi hoàn hoàn có thể đạt 65 -70 km/h.
   Xâm nhập lò chế những chiếc xe '3 không' ở Thừa Thiên Huế - Ảnh 5
Giảm sốc bánh trước của xe được tận dụng từ bộ nhún của một chiếc xe máy cũ
S. cho biết, cơ sở của S. mới thành lập 3 năm nay và đã cho ra đời gần 20 chiếc xe công nông tự chế. Mọi công đoạn để hoàn thành một chiếc xe đều tự tay S. làm cùng với sự giúp sức của vài thợ khác.
   Xâm nhập lò chế những chiếc xe '3 không' ở Thừa Thiên Huế - Ảnh 6
Đầu chiếc xe này được thiết kế với máy nổ nằm chìm dưới ghế tài xế
S. tiết lộ, để làm được những chiếc xe như thế, S. không qua trường lớp chính quy nào. Mà được sự chỉ bảo của một người thầy chuyên cơ khí trên thành phố Huế.
Sau khi rời cơ sở của S. chúng tôi có liên lạc với ông Trưởng Công an xã Quảng An về tình hình xe tự chế trên địa bàn. Ông này cho biết, xã Quảng An hiện nay có đến 23 chiếc xe tự chế và chủ yếu là phục vụ cho mục đích nông nghiệp. Khi PV đặt câu hỏi, trên địa bàn có nắm cơ sở sản xuất các loại xe này không? Ông này trả lời không thấy, cũng không nghe người dân phản ánh.
Trên đường trở ra thị trấn Sịa, PV tiếp tục bắt gặp những chiếc xe công nông tự chế nghênh ngang trên các tuyến đường. Những chiếc xe này lao vun vút, tạo ra tiếng ồn đặc trưng nghe thật chói tai.
Đưa vấn đề này trao đổi với thượng Tá Phan Công Hiền, Phó Trưởng Công an huyện Quảng Điền. Thượng tá Hiền cho biết: “Chúng tôi có nghe phản ánh của cán bộ và người dân các xã về tình hình xe tự chế trên địa bàn. Những chiếc xe này không chỉ tiềm ẩn việc gây mất trật tự an toàn giao thông mà còn tạo sự cạnh tranh không lành mạnh về vận tải với những chiếc xe tải có đăng ký, đăng kiểm và đóng thuế đầy đủ”.
Về hướng giải quyết, thượng tá Phan Công Hiền chia sẻ: “Cách đây 2 tuần, phía công an huyện gửi công văn cho các xã, thị trấn. Trong đó, yêu cầu thống kê số lượng, chủ các phương tiện xe tự chế và các cơ sở sản xuất những loại xe này. Sau khi thống kê xong, chúng tôi sẽ mời những người này lên tuyên truyền, viết bản cam kết không tiếp tục sử dụng, sản xuất xe tự chế. Nếu vi phạm chúng tôi sẽ tịch thu...”.
Theo tìm hiểu của PV, số lượng xe tự chế trên địa bàn huyện Quảng Điền là không hề nhỏ. Đối với nhiều người nông dân, đây là một khối tài sản lớn, nếu tịch thu thì ảnh hưởng rất lớn đến kế sinh nhai của họ. Đây cũng là điều mà vị phó trưởng công an huyện Quảng Điền đang phải đau đầu suy nghĩ.

Quảng Điền - Hơn 1.000 trường hợp khó khăn được nhận quà qua kênh Thriive

Dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ - Phát triển cộng đồng” - Thriive đã có đợt trả vốn tháng 5 tại địa bàn 2 xã Quảng Phước và Quảng Thành (huyện Quảng Điền).
Đối tượng được hưởng lợi lần này gồm: 339 hộ cận nghèo, 269 hộ nghèo và 439 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, với tổng kinh phí trao quà lên đến 459,5 triệu đồng. Trong đó, phần quà mà các hộ nghèo và hộ cận nghèo nhận được, gồm: Thực phẩm (bánh ngọt, bánh mỳ, chả, nước uống tinh khiết) và vật dụng gia đình (áo quần, chăn, chiếu, giá để chén bát nhiều tầng, bếp lò…), với tổng số tiền hơn 356 triệu đồng; phần quà mà các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được nhận, gồm: bánh ngọt, áo quần, vở, đồ chơi, với tổng trị giá hơn 103 triệu đồng.

Niềm vui của người dân khó khăn khi được nhận quà
Dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ - Phát triển cộng đồng” do Hội thân hữu Huế (FHF – Hoa Kỳ) tài trợ với các hoạt động của dự án là hỗ trợ vốn vay không lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể để mua sắm máy móc, trang thiết bị sản xuất. Hình thức trả vốn là chính các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và có ích cho cộng đồng hay các khóa đào tạo nghề tương ứng với số vốn vay. Trong các phần quà được trao đợt này có cả sản phẩm của những doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn hoạt động qua kênh Thriive.
Theo Đồng Văn (TTH.VN)

Rau tết được mùa, được giá xã Quảng Thành

(TTH.VN) - Đón tết Ất Mùi 2015, người dân trồng rau huyện Quảng Điền rất phấn khởi khi toàn bộ diện tích rau được mùa, được giá.Cánh đồng rau của tổ dân phố An Gia (thị trấn Sịa) được phủ lên một không khí tấp nập, khẩn trương của người nông dân. Niềm vui được mùa, được giá rau vụ đông đã tạo niềm tin để bà con tích cực chăm sóc cho trà rau tết. Bên cạnh những luống rau dài ngày như bắp cải, su hào, súp lơ đã lên xanh mướt, bà con nông dân lại tiếp tục làm đất ra các giống ngắn ngày như rau cúc, xà lách, hành, mùi… làm phong phú thêm sản phẩm hàng hóa ngày tết.


Rau phục vụ tết của nông dân thị trấn Sịa
Năm nay, xã Quảng Thành cơ cấu trên 45 ha sản xuất rau xanh phục vụ thị trường tết, dự tính đem lại nguồn thu trên 10 triệu đồng mỗi sào. Ông Đào Trọng Thành –Chủ tịch UBND xã Quảng Thành cho biết. “Đến nay, toàn xã đã có 45/45 ha rau xanh sản xuất theo hướng Vietgap và đem lại hiệu quả rất cao khi tết năm nay, rau xanh không những tăng năng suất sản lượng mà còn được giá. Dự kiến trong những vụ tiếp theo, Đảng ủy xã sẽ tiếp tục chỉ đạo mở rộng diện tích rau xanh lên 65 ha”.
Vụ trồng rau tết năm nay, gia đình ông Nguyễn Quang Hòa (thôn Thành Trung, xã Quảng Thành) đưa vào trồng 2 sào rau cải, xà lách, rau thơm, mồng tơi… Theo ông, đây là những loại rau bán chạy nhất trong những ngày tết. Do thời tiết rét kéo dài, rau Tết trồng chậm phát triển nên đòi hỏi nông dân phải bỏ công chăm sóc và áp dụng kỹ thuật cao hơn. Nhưng bù lại, giá bán cao hơn, thường mỗi sào cao gấp 2 đế 3 lần cho với trổng rau ngày thường, ông Hòa vui vẻ nói.
Rau, củ quả được coi là mặt hàng thiết yếu trong dịp tết Nguyên đán nên hiện nay, không riêng gì xã Quảng Thành, thị trấn  Sịa mà những địa phương khác như Quảng Lợi. Quảng Vinh, Quảng Phú và Quảng Thọ cũng đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng rau phụ vụ tết…
Hiện nay rau má tươi có giá thu mua trên 10.000đ/kg, rau dền 70.000đ/kg, rau thơm 40.000 đ/kg. Các loại cải, xà lách, ngò… có giá giao động từ 5.000 đến 7.000 đồng/kg. Với mức giá như vậy, người trồng rau Quảng Điền đang hướng đến một cái tết cổ truyền sung túc, vui vẻ, ông Hoàng Vọng – Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện phấn khởi.
Công Cường

Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Thừa Thiên Huế



Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trở thành phong trào sâu rộng, lan tỏa khắp các miền quê. Người dân tự nguyện hiến đất, mở đường, góp công sức. Bên cạnh việc hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, sạch đẹp, những đặc trưng văn hóa được giữ gìn, phát huy giá trị, đời sống người dân từng bước được nâng cao...

Khi người dân đồng thuận
Thừa Thiên - Huế là một trong những tỉnh có xuất phát điểm thấp trong thực hiện

TT. Huế: Thăm và tặng quà từ thiện đến bà con nghèo và khiếm thị tại các huyện, thị xã

Chiều ngày 16 tháng 01 năm 2015 nhằm ngày 26 tháng 11 năm Giáp Ngọ; phái đoàn do Hòa thượng Thích Khế Chơn - Phó Trưởng Ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh TT. Huế, Trú trì chùa Thiên Minh; Đạo tràng Tịnh độ chùa Thiên Minh cùng quý Đạo hữu Phật tử đã có chuyến thăm và tặng quà từ thiện tại Thị xã Hương Trà, huyện Quảng Điền và huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.

Quá trình tụ cư lập làng ở Hương Vinh

I. Vài nét về tự nhiên và dân cư

Hương Vinh là một xã đồng bằng nằm về phía đông của
huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố
Huế 4 km về phía bắc,. Phía bắc Hương Vinh giáp với xã Quảng
Thành huyện Quảng Điền, ranh giới là sông Bồ; phía đông giáp với
xã Phú Mậu huyện Phú Vang, ranh giới là sông Hương; phía nam
giáp với các phường Phú Bình, Phú Thuận thành phố Huế, ranh giới
là sông Đào; phía tây giáp phường Hương Sơ thành phố Huế và xã
Hương Toàn huyện Hương Trà.
Nằm trên dải đồng bằng nhỏ hẹp, Hương Vinh có diện tích tự
nhiên chừng 721,50 ha, trong đó đất nông nghiệp 387,54 ha, đất phi
nông nghiệp 333,90 ha. Thiên nhiên ưu đãi cho Hương Vinh nguồn
nước ngọt dồi dào với hệ thống sông nước bao quanh gồm sông Đào
ở phía nam, sông Hương ở phía đông, sông Bồ ở phía bắc. Từ sông
Hương, sông Bồ, nhiều lạch nước chảy qua địa phận của xã. Nhờ
đó, Hương Vinh có những cánh đồng bằng phẳng, màu mỡ bởi sự
bồi đắp phù sa thường xuyên. Vào mùa khô, nhiều hệ thống kênh
mương dẫn nước vào các đồng ruộng, nên phần lớn ruộng đủ nước
cho một năm 2 vụ.
Do Hương Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
lắm nắng nhiều mưa, nên gây ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất
nông nghiệp. Mùa khô, nắng nóng diễn ra từ tháng 3 đến tháng 8
trùng với gió mùa Tây-Nam, Đông-Nam. Số giờ nóng bình quân
hằng ngày là 6,5 giờ, ngày nắng nhiều nhất đạt đến 9,9 giờ. Nắng
gay gắt nhất diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những
trận mưa dông. Nhiệt độ trong vùng bắt đầu lên cao từ tháng 4 và lên
cao nhất vào tháng 6, tháng 7. Từ giữa tháng 7 trở đi, gió Tây-Nam
thổi nóng, khô, gây không ít khó khăn cho đời sống.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 1 năm sau
và kéo theo gió mùa Đông-Bắc. Gió này có khi rất mạnh và thường
xuyên mang theo không khí lạnh, mưa dầm, nhất là từ tháng 12 trở
đi. Mưa nhiều nhất vào tháng 9, 10, 11. Trong ba tháng này lượng
mưa nhiều gấp đôi những tháng còn lại trong năm.
Hương Vinh nằm trong vùng khí hậu chung của khu vực Thừa
Thiên Huế, với đặc điểm chênh lệch về nhiệt độ giữa các mùa tương
đối lớn, nhiệt độ trung bình trong năm 2403; ở mùa nóng, vào thời
điểm cao nhất nhiệt độ có khi lên đến gần 400; ở mùa rét, vào thời
điểm thấp nhất, nhiệt độ xuống gần 100.
Dân số xã Hương Vinh năm 2009 là 13.093 người1, cư trú
trong 9 thôn. Dân cư ở Hương Vinh chia làm nhiều bộ phận theo
ngành nghề, gồm nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp,
ngư nghiệp, khai thác vật liệu xây dựng và các ngành nghề khác.
Ngoài sản xuất nông nghiệp, Hương Vinh còn phát triển nhiều
ngành nghề như xóm rèn Bao Vinh; mộc mỹ nghệ, cẩn xà cừ ở Địa
Linh, La Khê; sản xuất vật liệu xây dựng, mặt hàng sản phẩm gạch
ngói truyền thống ở Triều Sơn Nam, Triều Sơn Đông, xóm lò Thủy
Phú. Đặc biệt đường giao thông ở địa bàn Hương Vinh đi lại thuận lợi,
tiếp giáp với nhiều xã lân cận và thành phố Huế, nên kinh doanh buôn
bán hoạt động mạnh ở hầu khắp toàn xã, nhất là thôn Bao Vinh có chợ
Bao Vinh từ lâu đã trở thành trung tâm buôn bán sầm uất. Vì thế, vùng
đất Hương Vinh không chỉ phát triển nông nghiệp, mà còn là một xã
có thế mạnh về sản xuất tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ.
Về phân bố dân cư, điểm dân cư thôn Bao Vinh và Triều Sơn
Đông tương đối lớn nhất về nhân khẩu. Các thôn có số lượng phân
bố dân cư tương đối đồng đều nhau là Thế Lại, Địa Linh, La Khê,
Triều Sơn Nam, có từ 1.200-1.700 dân. Ở các thôn như Minh Thanh,
Thủy Phú, và đặc biệt đội 12B là khu dân cư mới được thành lập
năm 1983, nên mật độ phân bố dân cư ở đây thấp hơn.

II. Về quá trình tụ cư lập làng

Thời Bắc thuộc, từ năm 179 trước Công Nguyên đến thế kỷ
thứ II, xã Hương Vinh là vùng đất thuộc quận Nhật Nam. Năm 192,
Khu Liên cùng nhân dân Chămpa nổi dậy đánh đuổi quân Trung
Quốc ra khỏi quận Nhật Nam, giành nền độc lập, từ đó quận Nhật
Nam trở thành lãnh thổ nước Lâm Ấp. Khoảng từ thế kỷ IV, Hương
Vinh nằm trong địa bàn phía bắc của vương quốc nầy mà về sau
được gọi là châu Lý.
Năm 1306, vua Chămpa là Chế Mân đem hai châu Ô và Lý
làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân nhà Trần. Từ đấy hai châu
Ô và Lý thuộc Đại Việt, được vua Trần đổi tên thành Thuận Châu,
Hóa Châu năm 1307. Hương Vinh từ đây thuộc vùng đất Hóa Châu.
Thời nhà Minh cai trị đầu thế kỷ XV, Hóa Châu thuộc phủ
Thuận Hóa, được chia thành 7 huyện là Lợi Bồng, Sạ Lệnh, Tư
Dung, Bồ Đài, Bồ Lãng, Sĩ Vang, Trà Kệ2. Đến thế kỷ XIV-XV, có
thêm sự hiện diện cộng đồng cư dân Việt. Đời Lê, các làng thuộc xã
Hương Vinh như Thế Lại, Triều Sơn (Đông, Nam), Địa Linh, Bao
Vinh, La Khê đã có tên trong 60 xã thuộc huyện Kim Trà và 67 xã
thuộc huyện Tư Vinh, phủ Triệu Phong, thừa tuyên Thuận Hóa..
Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, huyện
Kim Trà lại được đổi tên là Hương Trà. Năm 1802 vua Gia Long
dựng Kinh đô ở Phú Xuân, Hương Trà được chia thành 6 tổng là
Hương Cần, An Ninh, Vĩnh Trị, Phú Ốc, Long Hồ, Phú Xuân, lúc đó
Hương Vinh nằm trong tổng Vĩnh Trị. Sau năm 1945, Hương Vinh
là một xã thuộc huyện Hương Trà cho đến ngày nay.
Như vậy, trước năm 1306, người Chăm đã có mặt ở đây sinh
sống và xây dựng xóm làng. Đến thế kỷ XIV-XV, có thêm sự hiện
diện cộng đồng cư dân Việt. Tuy vậy công cuộc mở đất dựng làng có
quy mô rộng lớn phải kể từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận
Hóa từ giữa thế kỷ XVI. Cư dân vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh và đồng
bằng Bắc Bộ đã theo chúa Nguyễn di cư vào khai phá đất đai, tạo
lập làng mới.
Những người đến lập nghiệp đã lao động hăng say, khai hoang
vỡ đất, dần dần xây dựng được vùng quê trù phú. Tại vùng đất Hương
Vinh, những tên làng ngày xưa như Thanh Hà vốn là một khu phố
Văn hóa-lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận...
thương cảng, là nơi giao lưu buôn bán của xứ Đàng Trong, trở thành
“điểm hẹn” cho kẻ bán người mua, thuyền buôn lớn nhỏ mọi nơi
qua cửa biển theo dòng sông Hương vào xứ Huế. Liền với Thanh
Hà là phố cổ Bao Vinh, một trong những nơi hoạt động thương mại,
thương cảng của Huế thời các chúa Nguyễn.
Quá trình di cư lập nghiệp hình thành làng xã ở Hương Vinh
diễn ra trong tiến trình lịch sử lâu dài, gắn liền với việc mở mang bờ
cõi về phương Nam của nhà nước Đại Việt. Theo các dòng họ cư trú
ở xã Hương Vinh, người Việt tụ cư lập nghiệp ở đây sớm nhất vào
ở thế kỷ XIV. Công cuộc mở đất dựng làng có quy mô rộng lớn kể
từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, còn những người
đến muộn nhất là vào khoảng đầu thế kỷ XIX.
Bên cạnh đó, còn có sự di cư của người Hoa đến trú ngụ trên
vùng đất Hương Vinh vào khoảng thế kỷ XVII, và họ tự nguyện
nhập tịch Việt, được chúa Nguyễn chính thức thành lập làng Minh
Hương cho những người Hoa sinh sống và lập nghiệp.
Qua tư liệu lịch sử, gia phả, truyền thuyết và các tư liệu điền
dã thu thập được ở các làng Thế Lại Thượng, Bao Vinh, Địa Linh,
La Khê, Minh Thanh, Triều Sơn Nam, Triều Sơn Đông, Thủy Phú,
chúng ta có thể dựng lại khái quát quá trình tụ cư lập làng ở xã
Hương Vinh như sau

III. Kết luận

Giống như nhiều làng xã trong khu vực, các làng xã ở Hương
Vinh được thành lập vào khoảng thế kỷ XIV- XV cùng với quá trình
di dân mở mang bờ cõi về phương Nam của các triều đại phong kiến
Việt Nam, và kéo dài cho đến thế kỷ XIX vẫn còn có sự góp mặt của
những cư dân nhập tịch. Vì vậy, việc thành lập các làng xã ở Hương
Vinh phải được quan niệm là cả một quá trình lâu dài, với nhiều lớp
cư dân đến lập nghiệp trong những khoảng thời gian khác nhau và
nguồn gốc địa phương cũng khác nhau.
Có thể dùng bảng kê dưới đây để hình dung rõ nét hơn quá
trình hình thành các làng ở xã Hương Vinh trong lịch sử Nhìn chung, đại bộ phận cư dân Hương Vinh là những người
Việt ở các vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ theo chủ trương mộ dân,
tuyển lính của các triều đại phong kiến đi khai hoang lập làng ở
phía nam, và về sau có thêm sự tham gia của những người Hoa và
cả những người dân ở các khu vực lân cận nhập cư đến Hương Vinh
sinh sống, phát triển xóm làng.
Dù làng được thành lập sớm hay muộn, dù người Việt hay
gốc Hoa, thì nhân dân các làng ở xã Hương Vinh đã cùng chung
lưng đấu cật, đoàn kết yêu thương, cùng nhau lao động sản xuất xây
dựng quê hương, phát triển kinh tế, văn hóa, cùng nhau chung góp
sức người, sức của bảo vệ vững bền nền độc lập, tự do của quốc gia,
dân tộc.
(trích Văn hóa - lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận và quan hệ với bên ngoài)

"Bà đỡ" cho các cơ sở sản xuất nông thôn

Không phải là nghề gia truyền, song anh Châu Văn Bắc trú tại thôn Kim Đôi, xã Quảng Thành (Quảng Điền) đã theo nghề sản xuất bún, phở khô và mì lát gần chục năm nay. Để tiếp thêm sức mạnh, Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại (KC &XTTM) tỉnh vừa hỗ trợ 17 triệu đồng để cơ sở đầu tư máy cán và cắt bột liên hợp nhằm mở rộng quy mô sản xuất.

Quảng Điền Đầu tư nhiều công trình giao thông và thủy lợi để giảm thiểu tình trạng chia cắt do ngập

Quảng Điền là một huyện thấp trũng, thường xuyên bị ngập lụt dài ngày trong mùa mưa lũ. Do đó, công tác đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi trên địa bàn có ý nghĩa quan trọng. Thời gian qua, từ nguồn vốn của trung ương, tỉnh, Quảng Điền đường quan tâm đầu tư nhiều tuyến đường, và công trình thủy lợi quan trọng, góp phần giảm thiểu tình trạng chia cắt do ngập úng cục bộ ở nhiều nơi.

Đường Nguyễn Chí Thanh nối trung tâm huyện Quảng Điền với thành phố Huế vốn đã được đầu tư nâng cấp từ năm 2004, tuy nhiên do khó khăn về nguồn vốn nên vào năm 2009, dự án dừng đầu tư khi chưa hoàn chỉnh. Đến cuối năm 2013, sau khi trung ương cấp kinh phí đầu tư, tỉnh TT Huế đã tiếp tục khởi công dự án đầu tư mở rộng và nâng cấp đường Nguyễn Chí Thanh với tổng chiều dài 8,3 km, mở rộng mặt đường 7m, nền đường 12m, kết cấu mặt đường bằng bê tông nhựa. Công trình trên tuyến quy mô vĩnh cửu, tải trọng HL93, trên tuyến có cầu Tân Xuân Lai được xây dựng mới với chiều dài cầu 41,15m, mặt cắt ngang cầu rộng 12m. Tổng kinh phí đầu tư đợt này gần 110 tỷ đồng.

Tư liệu hình ảnh video xã Quảng Thành

Một số Tư liệu hình ảnh video xã Quảng Thành Quảng Điền sưu tầm được, các bạn có nguồn tư liệu  nào thì hãy comment bên dưới, chúng tôi sẽ cập nhật sớm nhất:

Video


  1. Đua ghe làng Kim Đôi năm 2012
  2. Đua ghe làng Kim Đôi năm 2014
  3. Ca khúc Quảng Thành Mến Thương  do bác Toan trình bày tại Đêm Hội Trăm Rằm năm 2014 tại xã Quảng Thành
  4. Phú Lương Miền thương nhớ





Thông tin văn bản


  1. Thông tin về  wikipedia Xã quảng thành


Bản đồ


  1. Bản đồ Xã Quảng Thành Quảng Điền Thừa Thiên Huế Việt Nam


Tải File

  1. [pdf] Quá trình tụ cư lập làng khu vực thành Hóa Châu qua tiếp cận gia phả một số dòng họ khai canh, khai thác - trường hợp các làng Kim đôi, thành trung và phú lương
  2. [doc] Lịch sử văn hóa huyện quảng Điền

Báo chí

  1. Ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân tộc tại Thừa Thiên Huế tại Kim Đôi
  2. Dư địa chí về Xã Quảng Thành
  3. Mùa đốt đồng
  4. Cơ sở bún khô của chị Tình
  5. Rộn ràng Thị tứ
  6. Phát động vớt bèo để hưởng ứng ngày môi trường thế giới
  7. vớt bèo trên sông Kim Đôi
  8. Viện TNMT&CNSH, Đại học Huế hưởng ứng ngày môi trường thế giới năm 2010
  9. Cần giải pháp xử lý hiệu quả bèo lục bình ở Quảng Điền

Vận hành và quản lý trạm bơm sản xuất nông nghiệp ở Quảng Thành

Việc xây dựng hoàn thành trạm bơm An Thành, Thế Lại và Thành Trung đã mở ra cơ hội lớn trong phát huy tiềm năng và lợi thế sản xuất nông nghiệp ở Quảng Thành (Quảng Điền). Ước mơ bao đời của nông dân nơi đây đã trở thành hiện thực.

Công trình Kè sông Quảng Thành chậm tiến độ

Thi công từ giữa năm 2011, đến nay công trình kè bờ sông Quảng Thành (Quảng Điền) vẫn chưa hoàn thành, chậm gần 2 năm so với kế hoạch.




Một đoạn kè sông Quảng Thành xây dựng bằng băng bê tông

Quảng Thành và Bản đề án văn hóa cho Hóa Châu xưa

thành Hóa Châu
Thành Trung, Kim Đôi, An thành, Phú Lương … có bề dày truyền thống với những làng quê ở Quảng Điền hay Thừa Thiên Huế, hay với cả những tên làng, tên đất trên đất nước có hình chữ S này. Tôi thích những bài ký nổi tiếng của

Nghệ nhân Nguyễn Kế nghệ sĩ đàn ca Huế hiếm hoi của thế hệ lão thành



Nghệ nhân Nguyễn Kế sinh năm 1919 tại làng Kim Đôi, Quảng Thành, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Nằm bên cạnh dòng sông Hương trữ tình, thơ mộng, làng Kim Đôi thời Nguyễn Kế đang còn thanh niên có một đời sống văn hoá tinh thần tương đối phong phú. Hình thức diễn xướng các loại hình âm nhạc dân gian, tín ngưỡng, ca Huế thường được tổ chức nhiều nơi trong làng vào các dịp tế lễ xuân thu nhị kỳ, hội hè, những mùa trăng ...

Vào những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, nghệ nhân Nguyễn Kế là một trong những nghệ sĩ đàn ca Huế hiếm hoi của thế hệ lão thành còn lại. Dường như với đôi mắt không được tốt, bao nhiêu ánh sáng, thanh sắc tinh hoa của cuộc đời, đã được dồn nén vào tiếng tơ cầm của nghệ nhân Nguyễn Kế. Ông đã sử dụng điêu luyện đến mức tuyệt kỹ các loại đàn tỳ bà, đàn nguyệt, đàn bầu ... Khác với ngón đàn của nghệ nhân Trần Kích đằm thắm, nhu hoà, ngón đàn của nghệ nhân Nguyễn Kế, nhất là với đàn tỳ bà (ảnh dưới, bên trái) có một sức sống nội tâm mãnh liệt. Cung bậc réo rắt, tha thiết; sự nhấn nhá, vuốt, rung từ những ngón tay ông đã mang đến cho người nghe những âm hưởng tuyệt vời sâu lắng, vừa có kỹ thuật cao, vừa tràn trề, thấm đẫm tình cảm lãng mạn. Những cuộc hoà đàn giữa Ông và các nghệ nhân, nghệ sĩ nổi tiếng như Tôn Thất Toàn, Vĩnh Phan, Bửu Lộc, Gia Cẩm, Trịnh Chức, Trần Kích ... đã trở thành những kỷ niệm nghệ thuật khó quên đối với giới điệu nghệ ca Huế.

nghe nhan nguyen ke

Từ thuở thiếu thời đến cuối đời ông đã dành trọn sức sống cho nghệ thuật đàn ca Huế. Những năm tháng gần đây, dù tuổi hạc đã cao nhưng nghệ nhân Nguyễn Kế đã tham gia tích cực vào Câu lạc bộ Ca Huế thuộc Nhà Văn Hoá Huế. Trường Đại Học Nghệ Thuật Huế, Trường Văn Hoá Nghệ Thuật Huế đã mời ông giảng dạy, truyền khẩu cho nhiều thế hệ học trò, góp phần phát huy các giá trị nghệ thuật Nhã nhạc Cung đình Huế. Năm 1995, ông đã sang biểu diễn tại Pháp cùng Ban nhạc Cung đình do nghệ nhân Trần Kích làm trưởng đoàn.

Cũng như ngôi nhà của nhạc sĩ Tôn Thất Toàn, mái ấm của nghệ nhân Nguyễn Kế ở 84 Bờ Hồ Phan Đăng Lưu, Huế cũng trở thành một thính phòng tri kỷ đón bạn tri âm : Tại đây các giọng ca nhiều thế hệ, ở gần như Minh Mẫn, Vân Phi, Quế Trân, Thanh Hương, Thanh Tâm, Diệu Liên ... ở xa như Thu Tâm (Pháp), Cô Nhơn (TP. Hồ Chí Minh), Minh Nguyệt (Buôn Mê Thuột) ... đã vang ngân trong hoà âm tỳ bà (Nguyễn Kế), đàn bầu (Trần Kích) đàn tranh (Tôn Thất Toàn) đàn nhị (Nguyễn Văn Tân), đàn nguyệt (Tôn Thất Viễn Dung, Phạm Văn Thiết, Tôn Thất Thể) ... Với trí nhớ minh mẫn, cộng với quá trình tháng năm gắn bó dài lâu với bộ môn ca Huế, nghệ nhân Nguyễn Kế đã thuộc rất nhiều lời ca các bài bản lớn của ca Huế cùng với các xuất xứ sự hình thành của các bài bản ấy đã giúp cho giới nghiên cứu, sưu tầm có điều kiện chỉnh lý, sưu tập làm tư liệu và truyền bá các bài bản cổ.

Cũng như nghệ nhân Trần Kích có con trai là Trần Thảo kế thừa sự nghiệp của thân sinh, nghệ nhân Nguyễn Kế cũng có con trai là Nguyễn Đình Vân từ năm 12 tuổi đã được ông truyền dạy nghệ thuật đàn ca Huế; Nguyễn Đình Vân (ảnh dưới, bên trái là nghệ nhân Trần Kích) cũng đã từng với Trần Thảo lưu diễn nhiều nơi trong nước và quốc tế. Chúng ta trân trọng và ngưỡng mộ tài năng, tâm huyết của những gia đình có truyền thống âm nhạc dân tộc ấy.

Nghệ nhân Nguyễn Kế đã lần lượt được Bộ Văn Hóa Thông Tin tặng Bằng khen tại Đại Hội ca nhac Huế lần thứ I (1977); tại Liên hoan Âm nhạc dân tộc ở Hà Bắc (1978); Năm 2000 được tặng Huy chương Chiến Sĩ Văn Hóa. Với những thành tích trên, nghệ nhân Nguyễn Kế đã góp vào dòng sông âm nhạc cổ truyền Huế những phím lòng nhân hậu. Phím lòng ấy mãi vọng ngân trong cõi nhân gian, chan chứa tình người.

Trường tiểu học số 2 Quảng Thành


Giới thiệu

Trường tiểu học số Quảng Thành được thành lập theo QĐ số 05/QĐUB / ngày 24 tháng 8 năm 1991 của ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền  ; được tách ra từ trường phổ thông cơ sở Quảng Lộc . Trong những  năm đầu  trường phaỉ sử dụng những phòng học có từ trước năm 1975  đã xuống cấp nằm trong khu vực đình làng Kim Đôi.
       Do nhu cầu phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới trường lớp đáp ứng yêu cầu giáo dục của địa phương tháng 8 năm 2004 trường đã được chuyển sang một địa điểm mới ở thôn Thành Trung ban đầu trường được tiếp nhận 9 phòng học trong điều kiện còn những khó khăn  :  Mặt bằng thấp trũng  không có sân chơi bãi tập , không có công trình vệ sinh… Học sinh trong những tháng mưa lũ phải rất vất vả trên sân trường ngập nước, nhưng với tinh thần trách nhiêm cao của phụ huynh và lãnh đạo địa phương  đã phấn đấu nhiều năm liên tục nâng cấp mặt bằng , xây dựng công trình phụ, cải tạo sân bãi  đến nay trường đã có hệ thống cây xanh thoáng mát  . Năm 2013 trường được đầu tư thêm 8 phòng học khang trang  , tổng số phòng học phòng chức năng gồm 17 phòng đủ để phục vụ cho 10 lớp học 2 buổi / ngày với số học sinh là  217  em.
        Mặc dầu vậy trường cũng còn một số khó khăn  cần tiếp tục giải quyết đó là : một số diện tích chưa được san lấp , chưa có sân  phục vụ cho hoạt động thể thao , bóng đá  , hoạt động ngoại khóa . Hơn 370m khuôn viên trường chưa được  xây dựng  ,cảnh quang sư phạm chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục    .
       Đối chiếu với yêu cầu phát  triển giáo dục trong giai đoạn  hiện nay  trường rất cần sự quan tâm đầu tư  của lãnh đạo các cấp và nỗ lực  của phụ huynh  để xây dựng  trường  tiểu học số 2 Quảng Thành  xứng tầm với trường tiên tiến, phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia . Trường Tiểu học số 2 Quảng Thành là

trường nằm trên địa bàn xã Quảng Thành Quảng Điền, được thiết kế 2 tầng với 8 phòng học khang trang, đảm bảo đầy đủ ánh sáng, tiện nghi cho hơn 300 em học sinh nơi đây. Sau khi được đầu tư nâng cấp, trường sẽ có một khu lớp học mới hoàn toàn theo tiêu chuẩn quốc gia. Bên cạnh đó, khu phòng học mới này cũng là nơi phòng tránh an toàn cho người dân địa phương mỗi khi mùa mưa bão đến.


Vị trí

Trường nằm trong  địa bàn thấp trũng, các trường học tại huyện Quảng Điền ngập trong biển nước mỗi mùa mưa lũ . Được biết, đây là ngôi trường thứ 4 được Quỹ “Cùng Bạn Vượt Sóng” của ACE Life Việt Nam hỗ trợ xây dựng trong 4 năm trở lại đây.

Thực hiện quy hoạch  trường lớp theo tinh thần chỉ đạo của ngành và lãnh đạo chính quyền địa phương. Trường TH số 2 Quảng Thành  sẽ thu nhận học sinh của 4 thôn Thành  Trung ,Kim Đôi , Quán Hòa , Thủy Điền  và một số học sinh   ở thôn An Thành .
   Song thực tế  hiện nay  một số học sinh rãi rác ở thôn Thành Trung , Thủy điền  và toàn bộ  học sinh thôn An Thành đang học ở trường số  TH số1  Quảng Thành . Năm học 2014-2015  trường chỉ có 190 học sinh và 9 lớp .
  Thống kê theo kế hoạch nếu được thực hiện nghiêm ngặt theo  tinh thần đã được thống nhất trong chủ trương sáp nhập trường thì trường sẽ duy trì trong khoản 9 lớp  với số lượng  dao động từ 190 đên 230 học sinh  trong  những năm học tới .
   Để trường Quảng Thành 2 được ổn định và  phát  triển  thiết nghĩ vấn đề quy hoạch vùng học sinh thuộc khu vực dân cư là vấn đề cấp thiết ,phải được văn bản hóa bằng  chủ trương của lãnh đạo địa phương  của ngành  và sự thống nhất cao trong quá trình thực hiện .
  Nếu được thống nhất của lãnh đạo các cấp   chúng tôi kiến nghị  trẻ vào  trường mầm non Kim Thành sẽ được chuyển giao bậc tiểu học  cho trường Quảng Thành 2 .

Ban Giám hiệu

Họ và tên: Trần Hóa
Chức vụ: Hiệu Trưởng
Email: tranhoa365@yahoo.com
Điện thoại: 0905584219
Địa chỉ: Tiểu học số 2 Quảng Thành
LĨNH VỰC PHỤ TRÁCH
- Phụ trách chung.
- Công tác tổ chức và cán bộ.
- Công tác kế hoạch, tài chính, CSVC trường học.

Xem thêm tại website Trường tiểu học số 2 Quảng Thành

Trường tiểu học số 1 Quảng Thành


Trường tiểu học số 1 Quảng Thành mới sáp nhập tháng 8/2014 từ hai đơn vị trường tiểu học số 3 Quảng Thành và trường tiểu học số 1 Quảng Thành cũ. Trường tiểu học số 3 Quảng Thành được hình thành từ những năm trước 1945- vùng kháng chiến-với dãy nhà tranh 4 phòng học tại địa điểm ngày nay. Năm 1957 một ngôi trường khang trang đã hình thành cũng tại vị trí hiện nay với dãy nhà 5 phòng học hình chữ L.

Trường mầm non Phú Thanh Quảng Thành

 
Trường mầm non Phú Thanh trực thuộc Phòng giáo dục và Đào tạo  Quảng Điền,  đóng trên địa bàn xã Quảng Thành, phía Nam giáp Hương Vinh cách thành phố Huế 10km, phía Đông giáp xã Quảng An cách trung tâm huyện Quảng Điền 12km, phía Tây giáp Quảng Thọ.

Dân cư sống rãi dài trên trục lộ 4B, đời sống người dân chủ yếu nông nghiệp và trồng rau màu do đó kinh tế vẫn còn khó khăn. Trường được thành lập theo Quyết định số 67/QĐ/SGD&ĐT ngày 21 tháng 10 năm 1995. 

Nhà trường được công nhận trường công lập theo Quyết định số 52/QĐ/UNND huyện Quảng Điền ngày 03 tháng 02 năm 2012. Trường đóng trên địa bàn 2 thôn , cơ sở chính ở thôn Thanh Hà có diện tích 4361,2m2 cơ sở lẻ thôn Tây Thành 2155,5m2, trang thiết bị từng bước được đầu tư, cảnh quan môi trường được quan tâm tạo môi trường chotrer vui chơi học tập. Qua quá trình thành lập và phát triển, nhà trường được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của các cấp, sự hỗ trợ đắc lực của Hội cha mẹ học sinh và Ban ngành đoàn thể trong đại phương, nhờ vậy đến nay đã có bước phát triển khá đồng bộ. Nhà trường thực hiện chương trình GDMN mới của Bộ GD&ĐT nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của sự nghiệp GDMN, trường luôn phấn đấu mục tiêu nâng cao chất lượng CSGD.

Năm học 2013 - 2014 có 09 nhóm - lớp với số lượng 216 trẻ, có 27 CBGVNV trong đó có 03 CBQL, 17 GV. Đội ngũ GV có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó trình độ trên chuẩn chiếm tỉ lệ 82,3%. Đội ngũ CBGVNV luôn có tinh thần đoàn kết thống nhất trong hành động để thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.

Xem thêm tại Website Trường mầm non Phú Thanh

Làng Phú Lương Quảng Thành

Làng Phú Lương tên cổ là Đan Lương, đến thế kỷ XVIII đã đổi tên thành Phú Lương; tập truyền của dân làng không rõ các họ khai canh, chỉ công nhận 7 họ đồng hàng cùng đến ở sớm nhất trên địa phận của làng Phú Lương là Phan (Đình), Phan (Cảnh), Phan (Văn), Lê, Trần, Nguyễn, Quách; trong đợt này chỉ khảo sát 3 họ là Phan (Đình), Lê, Quách. Họ Phan (Đình) là dòng họ tiến sĩ Phan Đình Bình khoa Bính Thìn (1856), quê hương của Từ Minh Huệ Hoàng hậu Phan Thị Điều, vợ vua Dục Đức; gia phả ghi chép khá rõ ràng, lưu trữ nhiều tư liệu qua các thời bao gồm cả thời Tây Sơn, nguyên quán ấp Hà Lạc, huyện Tống Giang, phủ Hà Trung, thừa tuyên Thanh Hóa, thủy tổ là Đặc tấn phụ quốc thượng tướng quân, Cẩm y vệ, Đô chỉ huy sứ ty, Đô chỉ huy chưởng vệ sự tặng Đạt quận công, thụy Chánh Đức phủ quân, truyền đến nay đã 20 đời, tương đương với 400 đến 500 năm.

Quảng Điền Thừa Thiên Huế

Quảng Điền là một huyện phía bắc của Thừa Thiên-Huế, có thị trấn Sịa và 7 xã vùng ven phá Tam Giang, gồm Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phước, Quảng Thọ, Quảng Vinh. Các xã còn lại là Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Ngạn, Quảng Công, Quảng Phú. Phá Tam Giang chạy dọc phía đông huyện, còn sông Bồ chảy dọc phía Tây Nam của huyện.

Trường THPT Hoá Châu

Nguyên là trường THCS Đặng Tất (Quảng Thành), một trường thuộc vùng trũng ở phía Nam huyện Quảng Điền. Để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân thuộc 4 xã trong vùng, năm học 1999-2000 trường THCS Quảng Thành được phát triển thành trường nhô cấp 3.

Sau 5 năm hình thành và phát triển, trường đã có những bước đi vững chắc từ chất lượng dạy học đến cơ sở vật chất. Ngày 20 tháng 8 năm 2004, căn cứ Quyết định số 2696/QĐ-UB của UBND Tỉnh, trường được tách cấp đến cơ sở mới thành trường THPT Hoá Châu.

Năm học 2011-2012, trường có 24 lớp với 987 học sinh. Cơ sở vật chất tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên , là một trường mới được xây dựng ở giai đoạn 1 nên  các phòng chức năng còn thiếu, trang thiết bị bên trong còn nhiều hạn chế. Từ các  nguồn kinh phí, từng bước trường đang cố gắng tiếp tục đầu tư để hoàn thiện, phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn trong vài năm tới. Với sự cố gắng nổ lực của thầy và trò, sự làm việc đồng bộ và đầy trách nhiệm của cán bộ giáo viên trong nhà trường đã đưa hoạt động dạy và học của nhà trường có nhiều chuyển biến tốt về nền nếp và chất lượng. Qua các năm, trường đã có trên 10% giáo viên đạt giáo viên dạy Giỏi cấp Tỉnh, nhiều CSTĐ cấp cơ sở. Tuy đầu vào của học sinh trên địa bàn còn thấp nhưng hàng năm tỷ lệ học sinh đỗ Tốt nghiệp THPT đều đạt ngang mặt bằng chung, số lượng học sinh đạt giải cấp tỉnh hàng năm đều tăng. Hoạt động Đoàn Thanh niên đã có nhiều chuyển biến, trong nhiều năm liên tục Đoàn trường đã được Tỉnh Đoàn tặng bằng khen đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong các hoạt động phong trào. Năm 2011, trường được Trung ương Đoàn tặng bằng khen. Là một đơn vị có phong trào Văn thể đạt  thành tích cao trong toàn Huyện.