Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Thái. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Thái. Hiển thị tất cả bài đăng

Xâm nhập lò chế những chiếc xe '3 không' ở Thừa Thiên Huế

Những chiếc xe không đăng ký, không đăng kiểm, người lái không giấy phép lái xe đang tung hoành khắp các vùng quê ở TT - Huế. Và để cho ra một chiếc xe như thế, chủ lò chế chỉ cần chưa đầy 1 tháng...


Chạy xe trên con đường liên xã Quảng ThànhQuảng An, xã Quảng Thái… của huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế), không khó để người đi đường bắt gặp những chiếc xe “không biết phải gọi tên như thế nào”. Nói là xe công nông cũng đúng, xe máy cày cũng chẳng sai… người dân ở đây vẫn gọi chúng là xe tự chế.
Đặc điểm có thể nhận dạng loại xe này là đầu máy nổ để lộ thiên phía trước. Máy nổ này có thể nằm chìm dưới hoặc nằm ngang ngay bên cạnh ghế tài xế. Vô-lăng xe đấu nối với một chiếc bánh đằng trước. Trên sàn của đầu xe có bố trí một bên là má phanh và một bên là bàn đạp ga, bên hông là một hộp số nhỏ. Phía sau kéo theo một thùng khoảng 1-2m3 được nâng bằng 2 hoặc 4 bánh. Trông những chiếc xe này giống như sự lai tạo giữa những chiếc lam với những chiếc công nông trần trước đây.
   Xâm nhập lò chế những chiếc xe '3 không' ở Thừa Thiên Huế - Ảnh 1
Những chiếc xe tự chế tung hoành trên đường
Chúng được người dân sử dụng để chở các vật liệu như đất đá, gạch, nông sản… và được chạy với một tốc độ không hề nhỏ tí nào.

“Nhìn những chiếc xe này lao vun vút trên đường mà hãi. Nhìn chúng sơ sài vậy mà chạy nhanh lắm. Xe này không có còi, nếu nó chạy đằng sau, mình chỉ nhận biết bằng tiếng máy nổ, nhiều khi giật cả mình”, một người dân sống ở thôn Tây Thành, xã Quảng Thành cho biết.
Một người dân đi đường đoạn qua xã Quảng An cho hay: “Mỗi lần nghe tiếng máy nổ của những chiếc xe này là lo mà dẹp một bên đường. Đúng là “ra đường sợ nhất công nông”…”.
Những chiếc xe này có nguồn gốc từ đâu?
VIDEO: Xâm nhập lò chế những chiếc xe “3 không” ở Thừa Thiên Huế
Theo tìm hiểu của PV, để sản xuất những chiếc xe công nông tự chế như thế này không phải cơ sở cơ khí nào cũng có thể làm được. Ngoài nguyên vật liệu, phụ tùng thì đòi hỏi tay nghề của người thợ phải có một trình độ nhất định.
Trong vai một chủ vựa sắn ở vùng Phong Sơn, huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) về thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền tìm mối đặt một con xe công nông tự chế. Sau một buổi sáng dò hỏi, những tay tài xế của những chiếc xe tự chế này “mách” ở vùng Quảng Điền chỉ có 2 cơ sở có thể sản xuất những chiếc xe này: Một cơ sở ở ngay thị trấn Sịa và một cơ sở nằm mãi tận trong một thôn sát đầm phá Tam Giang của xã Quảng An.
Men theo những con đường liên xã, rồi liên thôn, PV tìm về cơ sở sản xuất ở Quảng An. Cơ sở cơ khí này nằm ở thôn Phú Lương B có bảng hiệu đề chuyên sửa chữa máy cày, hàn tiện…
   Xâm nhập lò chế những chiếc xe '3 không' ở Thừa Thiên Huế - Ảnh 2
Bên trong lò sản xuất xe tự chế ở xã Quảng An
Tiếp chúng tôi là một người đàn ông trung niên, người to cao, bề ngoài lem luốc dầu máy, người này giới thiệu tên là S. Khi nghe chúng tôi đặt một chiếc xe tự chế để phục vụ cho việc vận chuyển sắn trên vùng đồi núi. S. tỏ ra khá nhiệt tình, hướng dẫn cụ thể nên chọn loại máy nào. S. đưa cho chúng tôi khá nhiều lựa chọn về loại máy nổ, cầu, hộp số, lốp, về kích thước thùng, loại có đề hay quay tay…
   Xâm nhập lò chế những chiếc xe '3 không' ở Thừa Thiên Huế - Ảnh 3
Những người thợ đang hoàn chỉnh một chiếc xe công nông tự chế
Sau khi chúng tôi thỏa thuận đặt một máy với loại máy nổ D24 nhập khẩu, có đề, hộp số không phải của Trung Quốc, lốp DRC, cầu Bắc Kinh tải, thùng kích thước 1 khối đúng thì S. đưa ra giá 60 triệu đồng, không đề thì 55 triệu đồng.
   Xâm nhập lò chế những chiếc xe '3 không' ở Thừa Thiên Huế - Ảnh 4
S. giới thiệu một chiếc xe tự chế vừa mới "ra lò"
Thời gian giao xe, theo S. chỉ cần 1 tháng và có thể sớm hơn. Nếu chúng tôi đồng ý thì thảo một bản hợp đồng bằng tay và đặt trước một nửa giá trị hợp đồng.
Qua trao đổi, S. cho hay những nguyên liệu, phụ tùng để làm một chiếc xe, ngoài việc mua mới, S. có thể tận dụng phụ tùng của những chiếc xe tải, xe máy cũ. Tốc độ của một chiếc xe tự chế này khi hoàn hoàn có thể đạt 65 -70 km/h.
   Xâm nhập lò chế những chiếc xe '3 không' ở Thừa Thiên Huế - Ảnh 5
Giảm sốc bánh trước của xe được tận dụng từ bộ nhún của một chiếc xe máy cũ
S. cho biết, cơ sở của S. mới thành lập 3 năm nay và đã cho ra đời gần 20 chiếc xe công nông tự chế. Mọi công đoạn để hoàn thành một chiếc xe đều tự tay S. làm cùng với sự giúp sức của vài thợ khác.
   Xâm nhập lò chế những chiếc xe '3 không' ở Thừa Thiên Huế - Ảnh 6
Đầu chiếc xe này được thiết kế với máy nổ nằm chìm dưới ghế tài xế
S. tiết lộ, để làm được những chiếc xe như thế, S. không qua trường lớp chính quy nào. Mà được sự chỉ bảo của một người thầy chuyên cơ khí trên thành phố Huế.
Sau khi rời cơ sở của S. chúng tôi có liên lạc với ông Trưởng Công an xã Quảng An về tình hình xe tự chế trên địa bàn. Ông này cho biết, xã Quảng An hiện nay có đến 23 chiếc xe tự chế và chủ yếu là phục vụ cho mục đích nông nghiệp. Khi PV đặt câu hỏi, trên địa bàn có nắm cơ sở sản xuất các loại xe này không? Ông này trả lời không thấy, cũng không nghe người dân phản ánh.
Trên đường trở ra thị trấn Sịa, PV tiếp tục bắt gặp những chiếc xe công nông tự chế nghênh ngang trên các tuyến đường. Những chiếc xe này lao vun vút, tạo ra tiếng ồn đặc trưng nghe thật chói tai.
Đưa vấn đề này trao đổi với thượng Tá Phan Công Hiền, Phó Trưởng Công an huyện Quảng Điền. Thượng tá Hiền cho biết: “Chúng tôi có nghe phản ánh của cán bộ và người dân các xã về tình hình xe tự chế trên địa bàn. Những chiếc xe này không chỉ tiềm ẩn việc gây mất trật tự an toàn giao thông mà còn tạo sự cạnh tranh không lành mạnh về vận tải với những chiếc xe tải có đăng ký, đăng kiểm và đóng thuế đầy đủ”.
Về hướng giải quyết, thượng tá Phan Công Hiền chia sẻ: “Cách đây 2 tuần, phía công an huyện gửi công văn cho các xã, thị trấn. Trong đó, yêu cầu thống kê số lượng, chủ các phương tiện xe tự chế và các cơ sở sản xuất những loại xe này. Sau khi thống kê xong, chúng tôi sẽ mời những người này lên tuyên truyền, viết bản cam kết không tiếp tục sử dụng, sản xuất xe tự chế. Nếu vi phạm chúng tôi sẽ tịch thu...”.
Theo tìm hiểu của PV, số lượng xe tự chế trên địa bàn huyện Quảng Điền là không hề nhỏ. Đối với nhiều người nông dân, đây là một khối tài sản lớn, nếu tịch thu thì ảnh hưởng rất lớn đến kế sinh nhai của họ. Đây cũng là điều mà vị phó trưởng công an huyện Quảng Điền đang phải đau đầu suy nghĩ.

Làng Thành Trung Quảng Thành

Thành Trung là làng thành lập muộn hơn, không có tên trong sách Ô Châu cận lục (năm 1555) và sách Phủ biên tạp lục (năm 1776), vào thời Gia Long được xếp là khách phường, có tổng diện tích 34 mẫu, 8 sào, 6 thước, 0 tấc, 5phân; đến thời Đồng Khánh (chép trong sách Đồng Khánh sắc chế ngự lãm) là một ấp của tổng An Thành, huyện Quảng Điền. Làng nằm gọn trong khu vực nội thành của thành cổ, hiện nay là một trong 10 thôn của xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền.



Số gia phả đã khảo sát là 8 họ: Đào, Trần (Văn), Nguyễn (Quang), Trần (Hữu), Bùi, Nguyễn (Đình), Nguyễn (Văn) phe Đông, Nguyễn (Văn) phe Trung. Hầu hết gia phả đều ghi chép rõ ràng, được bảo quản cẩn thận, không mất mát hư hỏng nhiều. Qua xem xét có thể kết luận rằng các họ đã đến Thành Trung theo 3 mốc thời gian sớm muộn khác nhau:

- Sớm nhất là họ Đào và họ Trần (Văn); bởi vì trong gia phả đều có ghi quê gốc ở Sơn Nam thừa tuyên. Thừa tuyên Sơn Nam bắt đầu được thành lập từ năm 1469, đến năm 1490 đổi là xứ Sơn Nam; năm 1541 chia làm 2 lộ Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Gia phả họ Đào đến nay là 20 đời, gia phả họ Trần (Văn) đến nay là 19 đời, như vậy họ đã sinh sống ở Thành Trung từ 400 đến 500 năm; đến đây sớm nhất là cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI.
- Tiếp theo là các họ Nguyễn (Quang) và Nguyễn (Đình). Bởi vì trong gia phả họ Nguyễn (Quang) ghi “Sơn Nam Thượng xứ... tự hỗ tòng”, nghĩa là quê gốc ở xứ Sơn Nam Thượng, theo chúa Nguyễn Hoàng vào Nam trong lần ông ấy vào Thuận Hóa năm 1600; gia phả họ Nguyễn (Đình) lại ghi quê gốc tỉnh Thanh Hoa, cả hai dòng họ này đến nay đã được 17 đời sinh sống tại Thành Trung khoảng từ 340 đến 400 năm vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII.
 - Muộn về sau là các họ Trần (Hữu), Bùi, Nguyễn (Văn) phe Đông và Nguyễn (Văn) phe Trung; trong đó có họ Trần (Hữu) quê ở phủ Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến đời Minh đến Thuận Hóa, ông tổ họ này tên Trần Hữu Hiền, lấy vợ là bà Cảnh (không rõ họ) quê ở làng Kim Đôi, các họ này sinh sống ở đây 15 đời, khoảng 300 đến 370 năm, cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII.

Ảnh từ panoramio

Trong cách biên soạn đều có sự thống nhất là có hai phần; một là “phổ ông” chỉ ghi tên những người nam giới trong họ đầy đủ rõ ràng qua các đời, hai là “phổ cô” chỉ ghi tên những người nữ giới trong họ.

Trong làng nguyên có một miếu thờ Quan Thánh 3 gian 2 chái quy mô rất to lớn tại phe Tây nhưng đã bị hư hỏng nặng vào năm 1947, hằng năm tế vào ngày 26 tháng 3 Âm lịch. Nay ngôi miếu thờ Quan Thánh được đưa vào bên trong đình làng nhưng với quy mô nhỏ hơn.

Cạnh đình làng là lăng mộ Thành hoàng làng Thế Lại (một làng cổ ở xứ Thuận Hóa), mộ chí ghi “Bản xã đương cảnh Thành hoàng Vũ Duệ Hồ đại tướng”, nhân vật này được đề cập trong sách Đại Việt sử ký toàn thư: “Nhâm Tý, Thiệu Khánh năm thứ 3 (1372)... Tháng 5... lấy người Hóa Châu là Hồ Long làm Tri châu
Hóa Châu” (2).

Một số nhận xét
Qua khảo sát gia phả 14 dòng họ của 3 làng trên địa bàn thành cổ Hóa Châu kết hợp điền dã thực địa, chúng tôi có một số ý kiến
như sau:
- Hầu hết các dòng họ ở các làng nói trên đã đến định cư tại khu vực này vào khoảng đầu thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII, giai
đoạn nhà Mạc suy tàn, các chúa Nguyễn vào trấn trị xứ Thuận Hóa (dời dinh phủ từ Quảng Trị vào Thừa Thiên Huế).
- Mặc dù theo Dương Văn An ghi chép trong Ô Châu cận lục rằng vào khoảng năm 1555 khu vực này là trấn trị của phủ Triệu Phong, rất sầm uất: “Thành ở địa phận huyện Đan Điền, sông cái Đan Điền chảy qua phía tây, lại có một dòng sông con chảy vào trong thành, phía hữu con sông ấy la liệt những trường học, nha môn Đô thừa phủ Triệu Phong.

Sông cái Kim Trà rót vào phía nam, đập lớn chằm to ước nghìn vạn khoảnh. Các dòng nước bọc cả bốn bề, giữa có một tòa thành trăm nhấn sừng sững như đám mây dài. Đó là nơi địa hình kết hợp, thiên tạo đặt bày vậy. Khoảng năm thứ 5 niên hiệu Đại Tự đời Dụ Tông nhà Trần (1358-1369) sai Đỗ Tử Bình xếp đặt làm dinh quận Lâm Bình, Thuận Hóa mới tu bổ tòa thành này”,(3) nhưng không hiểu vì sao họ Nguyễn lại không tiếp tục phát huy thế mạnh của trung tâm đô thị cổ này.
- Căn cứ vào một số di tích, kết quả khảo cổ học và truyền thuyết dân gian tại làng Thành Trung và Phú Lương như trình bày trên thì khu vực này có liên quan đến các thời kỳ lịch sử từ thời Chămpa (bia Phú Lương thế kỷ IX) trải qua thời Trần trở về sau, nhưng dấu tích cư trú của cư dân chỉ xác định được là đã có mặt từ thế kỷ XVI (căn cứ gia phả các dòng họ), phải chăng trước đó đây chỉ là nơi đồn trú của các đơn vị quân đội của thành Hóa Châu và trấn trị phủ Triệu Phong?
- Có thể những thông tin từ các gia phả này chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu chung, nhưng cũng đã góp phần làm sáng tỏ giai đoạn từ thế kỷ XVI ở đây vậy.

(2) Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2, Bản dịch của Hoàng Văn Lâu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 156.182
(3) Dương Văn An, Ô Châu cận lục, Bản dịch của Bùi Lương, Nxb Văn hóa Á châu, Sài Gòn, 1961, tr. 65

Quảng Điền Thừa Thiên Huế

Quảng Điền là một huyện phía bắc của Thừa Thiên-Huế, có thị trấn Sịa và 7 xã vùng ven phá Tam Giang, gồm Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phước, Quảng Thọ, Quảng Vinh. Các xã còn lại là Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Ngạn, Quảng Công, Quảng Phú. Phá Tam Giang chạy dọc phía đông huyện, còn sông Bồ chảy dọc phía Tây Nam của huyện.