Hiển thị các bài đăng có nhãn phá Tam Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phá Tam Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

Bài thơ "Tình Quê"

Hơn năm thế kỷ qua rồi!
Ai người xa xứ,bồi hồi vấn vương
Quê tôi, mảnh đất mến thương
Nơi con song nhỏ ,men đường lượn theo
Đường về, có cổng đón chào
AN Vân tình nghĩa,hướng vào khai canh
Đồng xa, thảm lụa tươi xanh
Là nơi miếu Bác,trông canh đêm ngày
Đây rồi!cô mộ tri ân
Tên chùa :Tuệ Vũ,vua ban dân mình
Cầu cho cuộc sống yên bình
Kim Đôi chợ nhỏ ấm tình đổi trao
Mái trường tiểu học năm nao
Tuổi thơ tập tễnh,đi vào tương lai
Ngôi đình cổ,cây đa xưa
Bên ngoài trụ biểu,nhìn vừa uy nghi
Nhà thờ nổi tiếng Sơ Kim
Để cho các cháu làm tin gởi vào
Chiếc cầu đó,vắt ngang sông
Chông chênh tấm ván,lưng vồng uốn lên
Kia lô-cốt Pháp, dựng nên
Bây giờ mới gọi là tên xóm Đồn
Bao quanh có xóm liền sông
Thêm ra xóm mới là công,dân làng
Ba Gò,Phường cửa, Tam Giang
Mây trời lộng gió,trắng đàn cò bay
Lập hòn đá Trấn nơi này
Dân lành được sống những ngày ước mong
Huế 14.01.2015
Trích từ fb bác Nguyễn Cẩm

làng xã truyền thống với việc quản lý mặt nước vùng đầm phá Tam Giang, sông Hương


       1. Vấn đề nghiên cứu

       Khu vực đầm phá Tam Giang  -  Cầu Hai, tên gọi đầy đủ  của một phức hệ  sinh thái
đầm phá đặc biệt, rộng lớn bậc nhất Đông Nam Á, ngày trước phổ biến danh xưng phá
Tam  Giang,  phá  Hà  Trung  (QSQ  triều  Nguyễn,  2003:  1417),  với  sự  đa  dạng  của  các
giống loài động thực vật, là môi trường sinh s ống tự bao đời của các cộng đồng cư dân
trong  vùng.  Văn  minh  sông  nước gắn  liền  với  nông  nghiệp  lúa nước, do vậy,  cũng  trở
thành một nét đặc trưng trong việc tìm hiểu văn hoá Huế.


       Tuy nhiên, do sự chi phối nghiệt ngã của yếu tố nông nghiệp lúa nước, trên nền tảng
 “trọng nông”,  “dĩ nông vi bản” ngày càng được cổ suý qua các triều đại phong kiến, nên
ngư nghiệp và các phương thức kinh tế ngoài nông nghiệp đều bị coi là  “mạt nghệ ”… và
suốt  một  thời  gian  dài,  trong  các  mối  quan  hệ  xã  hội,  luôn  bị  “kẻ  Rọong”  miệt  thị  với
những danh xưng đầy tính phân biệt:  Vạn đò, k ẻ  Vạn, kẻ Nốôc, con buôn, …

       Từ năm 2003-2004, chúng tôi từng khảo sát ở  làng Phong Lai, đầu nguồn phá Tam
Giang, về sự phân biệt đến mức miệt thị trong mối quan hệ nông - ngư diễn ra rất sâu s ắc,
thậm chí hiện tượng hôn nhân giữa hai cộng đồng nông  - ngư cũng chỉ rất cá biệt. Đến
khi lúa gạo trở thành hàng hoá phổ thông, và các nguồn lợi thuỷ hải sản lên ngôi, đặc biệt
là  từ  nhu  cầu đột biến phục  vụ  du  lịch,  xuất  khẩu…  thì cán  cân quan hệ  đã  có sự  dịch
chuyển theo hướng tích cực, từ đời sống kinh tế lẫn xã hội (Trần Đình Hằng, 2006).

       Từ đó, mặt nước sông Hương và phá Tam  Giang càng được chú tâm khai thác bởi
ngư dân (trong quá trình định cư  “lên bờ ”) lẫn nông dân ( “xuống nước”), theo phương
thức đánh bắt và phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ hải sản theo các chương trình khuyến
nông - ngư, bằng nhiều nguồn vốn vay ưu đãi, sự bổ trợ của các trang thiết bị hiện đại.

       Không chỉ  ở nông thôn, thậm chí chính từ trung tâm đô thị Huế, phế thải của quá
trình đô thị hoá, của ngành du lịch, và cả  công nghiệp, về  cơ bản đều đổ trực tiếp ra sông
Hương, làm cho vấn đề  ô nhiễm nguồn nước hoàn toàn vượt ra khỏi khả năng kiểm soát
đậm tính truyền thống của các cộng đồng làng xã, các vạn thuỷ diện.
      Điểm giống nhau từ thái độ miệt thị trước đây cho đến ưu đãi đầu tư phát triển hiện  
nay  đối  với  vùng  sông  nước  là  rất  cực  đoan,  phát  triển  thiếu  bền  vững.  Vấn  đề  căn  
nguyên  ở đây là hầu như vùng sinh thái nhân văn đặc biệt độc đáo này luôn bị đối  xử,  
xem xét dưới nhãn quan của người nông dân quen sống trên cạn mà thiếu sự tôn trọng, bỏ  
qua vốn tri thức bản địa của các cộng đồng cư dân trong việc quản lý, khai thác và phát  
triển bền vững các nguồn lợi thuỷ hải sản.  

      Trong quá trình tìm hiểu các làng xã nơi đây, bằng nhiều nguồn tư liệu (văn bản,  
điền dã dân  tộc học), chúng  tôi  nhận  thấy  trên  thực tế,  từng  tồn  tại  nhiều phương  thức  
quản lý, khai thác mặt nước chặt chẽ của các cộng đồng làng xã; giữa các cộng đồng làng  
xã, trên một không gian rộng lớn. Điều đáng nói là hệ thống tri thức bản địa này hầu như  
chưa bao giờ  chính thức được coi là  một đối tượng nghiên cứu mang tính ứng dụng, kế  
thừa trong việc quản lý, khai thác vùng thuỷ diện.  

      Mặt nước thuộc  lưu vực sông  Hương  và phá  Tam  Giang  không  “vô chủ ” như cách  
nghĩ của người nông dân trên bộ, và cũng không chắc hẳn các vạn đò trôi nổi trên mặt nước  
là hoàn toàn có quyền khai thác ở một khu vực nhất định. Bằng nhiều nguồn tư liệu có được  
ở các cộng đồng làng xã nông nghiệp lẫn ngư nghiệp, từ thượng nguồn phá Tam Giang thuộc  
hạ  lưu sông Ô Lâu cho đến vùng giữa, thuộc hạ  lưu sông Bồ và sông Hương, chúng tôi cố  
gắng phác thảo nên bức tranh  “sở hữu” vùng thuỷ  diện này cùng với những phương thức  
quản lý truyền thống; xem xét chúng trong khả năng kế thừa có chọn lọc, phát huy một cách  
hợp lý trong giai đoạn hiện nay.  

      Ở đây, chúng tôi tập trung khảo sát ở  các làng Phong Lai (xã Quảng Thái, Quảng  
Điền); Bác Vọng (Quảng Phú, Quảng Điền) và Thuỷ Tú (Hương Phong, Hương Trà).  

      2. Sông nước vùng Huế: những trường hợp cụ thể  

      Rõ ràng là với truyền thống nông nghiệp lúa nước chi phối bền chặt từ  cái nôi châu  
thổ Bắc bộ, đến miền Trung, người  Việt cũng nhanh chóng chiếm lĩnh vùng đồng bằng  
nhỏ hẹp dọc theo các lưu vực sông, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Bằng phương  
pháp định  vị  các địa  danh  làng  xã  được hình  thành qua  các  thời  kỳ trên  bản đồ, như  ở  
Thừa  Thiên, sẽ  cho thấy được  rất  rõ điều đó.  Từ  thế  kỷ  XVI  -  XIX,  quá  trình  đó ngày  
càng được tăng cường và mở rộng, về  diện tích, dân số cũng như s ố lượng cụ thể qua các  
thời kỳ . Căn cứ sử  liệu, địa chí cổ, sẽ  làm nổi bật s ố  lượng các đơn vị  cơ sở  (làng, thôn,  
ấp, giáp): từ  170  xã, 21 thôn (năm 1553), tăng lên 234  xã, 23 thôn, 84 phường, 2 giáp, 1  
ấp (năm 1776) và 413 (cuối thế kỷ XIX) (Vô danh thị, 1961: 21 - 23;  Lê Quí Đôn, 1977:  
78  -  80; QSQ triều Nguyễn, 2003:  1415). Hầu như toàn bộ  các “làng cổ” của xứ  Thuận  
Hoá thuộc vùng đất Thừa Thiên, trong  Ô châu cận lục, đều toạ  lạc ở  các lưu vực sông  
Hương, sông Bồ và sông Ô Lâu... Tiếp tục phân tích số  lượng làng xã  mới được bổ  sung  
trong Ph ủ biên tạp l ục  (1776), sẽ thấy từ những vùng đất lý tưởng ban đầu, các làng xã  
mở rộng, trở nên  “đất chật người đông”, nên người ta lại nhanh chóng: (1) đi về phía tây,  
khai thác vùng lâm  lộc ở phía thượng nguồn, và (2) tiếp tục đi về phía đông, khai thác  
triệt để vùng chiêm trũng, cồn cát ven đầm phá, ven biển.   

      Các làng ở  lưu vực sông Bồ, sông Hương mở rộng cương vực khai thác vùng đầm  
phá, đồng bằng chua mặn, cồn cát phía đông: làng Phong Lai từ  làng gốc Vu Lai, tương  
tự  là Bác Vọng, Bao La, Cổ  Tháp..., dần hình thành nên cộng đồng mới (Phong Lai,  Lai  
Hà, Hà Lạc, Thủy Lập, Hà Đồ...).  

      Phá  Tam  Giang  thời  kỳ  đầu đối  với  cộng  đồng  cư dân  Việt  mới  đến  quả  thực  là  
hiểm địa, như ghi nhận trong hành trạng của Nội tán Nguyễn Khoa Đăng qua câu ca:  “...  
Thương  em  anh  cũng  muốn  vô/Sợ  truông  nhà  Hồ  sợ phá  Tam  Giang/Phá  Tam  Giang  
ngày rày đã cạn/Truông nhà Hồ Nội tán cấm nghiêm”. Vấn đề  ở  chỗ  là phá Tam  Giang  
 “đã cạn”, thành Hạc Hải, mới dẫn đến quá trình khai thác ruộng nước ở những vùng bãi  
bồi,  ô biền chua  mặn ven  bờ.  Năm  Minh  Mạng  2  (1821),  đổi  tên  Hạc  Hải  thành  Vụng  
biển Tam  Giang (QSQ triều Nguyễn, 1961:  68).  Ở đây, người Việt từng bước tiếp quản  
theo phương thức khai thác mặt nước, đánh bắt thủy s ản và sau cùng thành đồng ruộng.  
Chúng tôi sơ bộ phác họa quá trình chiếm hữu vùng phá Tam  Giang của các cộng đồng  
làng xã như Phong Lai, Bác  Vọng, Thủy Tú...:  Về phía thượng nguồn là làng Phong Lai  
và phường Hà Bạc. Kế đó là Bác Vọng với sự hình thành ấp Hà Đồ, Hà Lạc, gắn liền với  
công lao cứu chúa Nguyễn của nhân vật Bà Tơ. Còn ở  lưu vực sông Hương và phần còn  
lại của phá Tam Giang là  “thủy diện thế vi điền”  của làng Thủy Tú: Nhờ vào ân thưởng  
của vị khai canh Lê Búa vốn có công phò giá chúa tôi nhà Nguyễn, được quyền thu thuế  
mặt nước, như là một loại ruộng đặc biệt.  

      3. Quyền sở hữu và phương thức quản lý, khai thác mặt nước  

      3.1. Phường Trúc Đăng hà bạc và làng Tròong ở Phong Lai (Quảng Thái)  

      Làng  Hoài  Lai  (tưởng  nhớ  đến) được ghi  nhận  từ  giữa  thế  kỷ  XVI  (Vô  danh thị,  
2001:59), đổi tên thành Vu  Lai thời chúa Nguyễn (Trần Đại  Vinh, 1992: 7).  Làng được  
cấu thành  trên  cơ s ở ba giáp:  Lai  Trung,  Lai  Thượng,  Lai  Hạ  và phường  trúc đăng  Hà  
Bạc. Sau đó, Lai Thượng biệt thành Vu Lai Thượng xã, trở thành làng Lai Thành (năm  
Thiệu Trị I -  1847). Hai giáp còn lại vẫn thuộc xã Vu Lai (tổng Phù Lê, Quảng Ðiền) (Lê  
Quý Ðôn, 1977: 80; Trần Ðại  Vinh, 1992: 9). Quá trình này diễn ra chậm hơn ở Lai Hạ  
và Lai Trung.  Các vị thuỷ tổ  Thất tộc đã đến canh phá vùng Lai Hạ: hai ngài họ Văn, họ  
Phạm, Trần, Hoàng, Hồ, Lê, Nguyễn), đặc biệt canh khẩn vùng sông nước .  
      Thời  Minh Mạng, diễn  ra  quá  trình  biệt  đinh,  Lai  Hạ  thành  Phong  Lai  xã  và  Lai  
Trung vẫn là một giáp; Trúc đăng Hà Bạc, từ phư ờng đổi thành ấp , biệt đinh trở thành một  
đơn vị độc lập dưới thời Thiệu Trị, rồi thành xã Lai Hà (QSQ triều Nguyễn, 2003: 1427).  
Sau đó Lai Trung lại xin biệt điền, đến năm Khải Ðịnh II (1918) mới giải quyết xong (Trần  
Ðại Vinh, 1992: 5 - 6).   

      Ở đây, còn có một cộng đồng cư dân sông nước thứ hai là thôn Trung Làng; không  
rõ thời điểm cụ thể nhưng ít nhất, cũng được thành lập từ đầu thế kỷ XX, với nhiều bộ  
phận dân  cư  cấu  thành:  từ  ấp  Lai  Hà,  từ  Hoà  Xuân  (thuộc  Phong  Chương),  từ An  Gia,  
Kim Đôi (Quảng Điền),  Hà Trung (Phú  Vang). Khoảng thập niên 1960  -  1970, họ  mới  
bắt đầu định cư  ở khu vực gần Cựa Rào. Hiện nay, tồn tại hai giả thiết giải thích tên gọi  
Trung Làng: (1) vùng đất ở bên ngoài Troong [mương nước] của làng, theo cách nhìn của  
người nông dân và (2) là làng của những người ở tròong (tức là ghe thuyền), đọc trại và  
dần dần chuyển hoá thành Trung Làng.   

      Hai  cộng đồng ngư dân  Lai  Hà  và  Trung  Làng  là nguồn  lao  động  chính,  chuyên  
khai thác các nguồn lợi thuỷ sản (đáng chú ý là rong - phân bón cho nông dân trồng thuốc  
lá); thậm chí ngày trước, ngư dân còn trồng thuốc lá, làm  ruộng. Tuy nhiên, thực tế  lịch  
sử  cũng  ghi  nhận quá  trình bồi  lắng  nhanh  chóng vùng  đầm  phá  và  do  đất  chật  người  
đông, các cộng đồng nông dân lại nhanh chóng chiếm lĩnh vùng bưng biền, cải biến thành  
đồng ruộng. Lai Hà trong bối cảnh đó, trở thành một cộng đồng bán nông  - ngư, rồi ngư  
nghiệp chỉ còn là thứ yếu. Riêng Trung Làng, chương trình nuôi trồng thuỷ hải sản những  
năm gần đây đã góp phần quan trọng trong việc phát triển ngư nghiệp, cải thiện đáng kể  
cán cân quan hệ nông - ngư, cả trên phương diện kinh tế lẫn xã hội .  

      Quá trình đó như đều diễn ra ở các cộng đồng cư trú liền kề với vùng đầm phá, bằng  
phương thức ngư nghiệp hoặc  trồng trọt.  Một văn  bản  thời  Gia  Long  (1806)  định  cho  
phường  Hà  Bạc  làm  đơn  xin  lĩnh  thầu  thường  niên  đầm  Niễu  (Nịu)    (đầm  Sản  cho  
phường Trung Hòa), giá 1.000quan. Đến thời Tự Đức, nơi đây trở nên rất cạn, làng xã có  
đơn, được  triều đình  “chuẩn  y  đầm  Hà  Lạc  ngày  càng nông  cạn,  trong  đó  hiện  thành  
ruộng thu thuế  linh 194 mẫu, về ph ải nộp thu ế  lệ  là 703 quan, liệu giảm 203 quan, còn  
500 quan vẫn chiếu lệ trưng thu” (Nội Các triều Nguyễn, 1993: IV: 530-531, 533).   

      Từ đó, giữa các làng xã  xảy  ra tranh chấp, như giữa Phong Lai với Thế  Chí (phía  
đông),  Hòa  Xuân  (phía bắc) và  với  Hà  Lạc  (phía  nam)...,  được  phân  xử  một  cách thấu  
tình đạt lý, như trường hợp với Thế  Chí:  “Thâm dã Lai Hà tác nghệ, thiển dã Thế  Chí  
canh điền”  (nơi nào sâu thì thuộc Lai Hà làm nghề ngư, nơi nào cạn do Thế  Chí canh tác  
làm ruộng), rồi  “Phong Lai thượng, Phong Lai hạ, thượng hạ Phong Lai; Th ế Chí Đông,  
Thế  Chí Tây, đông tây Thế  Chí, thượng chí Hà Bạc, hạ chí Hà Lạc, thâm dã vi đầm Lai  
Hà, Th ế  Chí quản trị vi ngư, thiển dã vi điền Ngũ giáp đồng công khẩn tự ”  (Xem thêm  
Huỳnh Đình Kết, Văn Đình Triền, Trần Đình Tối, 2000: 268-269).  

      Về phía hạ  lưu sông Bồ, ở vùng Sịa, hòm bộ  làng Thủ Lễ  (Quảng Điền) hiện có tờ  
trình từ đầu thế kỷ XIX cho biết: chằm Nam của đầm Vịnh Sịa  “dần dần khô cạn” nên 6  
xã Phò Lê, Thủ Lễ, Tráng Lực, Thạch Bình, An Gia, Mạc Da có đơn xin trưng, chia làm  
6 phần, về sau (trong 2 năm: Ất Hợi 1815 - Đinh Sửu 1817)  “xin thọ nộp quan thu ế theo  
ruộng công loại mùa thu” với diện tích hơn 28 mẫu 7 sào. Ghi nhận từ kết quả điền dã,  
chúng tôi được biết đây chính là vùng tự điền chung của Lục tộc thuộc tổng Khuông Phò,  
như Thất tộc ở Phong Lai.  

      3.2. Hà Đồ, Hà Lạc của Bác Vọng (Quảng Phú, Quảng Lợi - Quảng Phước)  

      3.2.1. Dấu ấn nữ thần trong văn hoá Đàng Trong thời chúa Nguyễn  

      Dải đất hẹp ven bờ phá Tam  Giang từ vùng Sịa lên đến vùng cửa sông Ô Lâu là kết  
quả  canh  phá  về  sau  của  các  cộng  đồng  làng  xã  gốc  ven sông  Bồ.  Trong  tương quan  
chung với bối cảnh văn hoá Đàng Trong tiệm cận với tính chất Đông Nam Á, ở tầm vĩ  
mô, các chúa Nguyễn đã rất biện chứng trong việc kế thừa các di sản bản địa, để rồi Đàng  
Trong phát triển mạnh chủ yếu là nhờ  (1) phát triển ngoại thương (cảng thị Hội Ai điển  
hình, tái phục Đại Chiêm hải khẩu xưa), và (2) tôn trọng, tích hợp tín ngưỡng bản địa,  
như tục thờ nữ thần, vào Phật giáo để xác lập hệ tư tưởng cho vùng đất mới: Bà Trời Áo  
Đỏ  -  chùa Thiên Mụ năm 1601. Chúng tôi muốn xem  xét vai trò của nhân vật Bà Tơ  ở  
làng  Bác  Vọng  với sự  hình thành  các  cộng  đồng  Hà  Đồ,  Hà  Lạc  ven phá  Tam  Giang  
trong bối cảnh đó. Nguyên tắc thiêng hoá đã được chúa Nguyễn Hoàng vận dụng triệt để  
nhằm nhấn mạnh tính  “hợp lòng ng ười, hợp ý tr ời”  của chính thể mới, từ nhiều cấp độ :  
từ LÀNG XÃ qua hình ảnh cô thôn nữ  - Bà Tơ ở  làng Bác Vọng Đông (và cả Bà Tơ thứ  
hai  ở  làng An Mô, Ái Tử, Quảng Trị); cho đến VÙNG  MIỀN  (Cô  Gái Áo Xanh ở Ái Tử  
- nhu cầu nhân tâm cho quân tình buổi đầu) và sau cùng là  QUỐC  GIA  LÃNH  THỔ  
(Bà Trời Áo Đỏ  ở Hà Khê với câu sấm truyền có vị  chân chúa đến dựng nghiệp và sự ra  
đời của chùa Thiên Mụ - nhu cầu nhân tâm cho dân tình)v.v...   
  

                                        BÀ TƠ TRONG DIỄN TRÌNH DẤU ẤN CÁC NỮ THẦN   
                                TRONG QUÁ TRÌNH DỜI DỰNG THỦ PHỦ XỨ ĐÀNG TRONG  

           
           
                                                                                    - Ái Tử                          QUA QUA  
           
                                                                                                                    PHU NHÂN  
                                                                                      
                                                                                                                  
                                                                                    - Trà Bát   
                                                                                                                  
                                                                                      
           
                                                                                                                  
                                                                                                                       BÀ TƠ  
                                                                                    - Dinh Cát  
                                                                                                                       AN MÔ   
                                                                                      
           
                                                                                                                  
                                                                                    - Phước Yên   
                                                                                                                  
                                                        Hoành Sơn  
                                                                                      
                                                                                                                  
           
                                                                                      
                                                                                    - Bác Vọng                        BÀ TƠ   
           
                                                                                                                    BÁC VỌNG  
                                                                                      
           
                                                                                    - Kim Long                    
           
                                                                                                                  
                                                                                      
                                                                                                                  
           
                                                                                    - Phú Xuân  
                                                                                                                  
                                                                                                                      BÀ TRỜI  
                                    Hải Vân                                                                            ÁO Đ Ỏ  
  
  
  
  
  
  
  
  

          3.2.2. Trường hợp Bà Tơ  ở làng Bác Vọng  

          Làng Bác Vọng được thành lập khá s ớm, từ thế kỷ XVI, thuộc huyện Đan Điền (Vô  
danh thị, 1961: 40); thế kỷ XVIII, trở thành Bác Vọng Đông Tây xã (Lê Quý Đôn, 1977:  
80); đến thời Nguyễn, tách thành Bác Vọng Đông giáp, Bác Vọng Tây giáp (QSQ triều  
Nguy ễn, 2003: 1427), nay thuộc xã Quảng Phú, Quảng Điền.   

          Cấu trúc làng Bác Vọng bao gồm “ĐÔNG,  TÂY, ĐỒ, LẠC” -  4 bộ phận hữu cơ:  
hai giáp Bác Vọng Đông, Bác Vọng Tây, cùng hai  ấp Hà Đồ, Hà Lạc (Hà  - yếu tố  sông  
nước). Di tích đặc biệt quan trọng  ở đây là  miếu Bà Tơ  - thờ nhân vật có công phò giá  
chúa Tiên trên phá Tam  Giang, nhờ đó mà về  sau, nhà chúa ban thưởng cho gia đình Bà  
và cả  làng Bác Vọng được quyền khai thác một phần mặt nước phá Tam Giang, về  sau  
hình thành các ấp Hà Đồ, Hà Lạc. Ở Hà  Đồ hiện nay vẫn còn một ngôi miếu thờ Bà và  
dân  làng  cúng  tế  thường niên  (Minh  niên,  11  -  12/giêng và húy nhật,  18/5ÂL),  làng  tổ  
chức lễ hội cầu ngư và đua trãi, ở cả trên sông Bồ lẫn ngoài phá Tam Giang :  

      Giai thoại dân gian ghi nhận rằng trong một trận thủy chiến trên phá Tam Giang, bị  
giặc truy sát,  “chúa/vua tôi nhà Nguyễn”  (?!)... phải một phen bôn tẩu. Quân lính ra sức  
chèo chống, nhưng quai chèo bị đứt. Tình thế vô cùng khẩn cấp và chiếc thuyền của gia  
đình Bà, người họ  Trần của làng Bác Vọng lúc đó đang làm nghề trên mặt nước, đã kịp  
thời dâng lên  “mớ  tơ”, hay  “sọt tơ sống”, hay  “tay lưới”... , cho thuyền kịp bện lại quai  
chèo, nhờ đó thoát hiểm.  Về  sau, làng Bác Vọng đã được ban cấp quyền được khai thác  
(đánh bắt, thu  thuế đánh  bắt,  đi  lại)  trên  một  khu  vực  rộng  lớn  của  vùng  gần  về phía  
thượng nguồn phá Tam Giang (QSQ triều Nguyễn, 1997: I: 83 -  84); (QSQ triều Nguyễn,  
1997: III: 282).  

      3.3. Thuỷ  diện thế vi điền của làng Thuỷ  Tú (Hương Phong, Hương Trà)  

      Trường hợp Thuỷ  Tú không phải là một làng ngư, đã định cư từ rất s ớm, nhưng chỉ  
có thổ  cư, và đặc biệt là được quyền khai thác một vùng rộng lớn mặt nước sông Hương  
và phá Tam Giang, nhờ vào một đặc ân, cũng rất đặc biệt. Đó là một ngôi làng nhỏ ở ngã  
ba Sình, đối diện làng Sình qua sông Hương, với làng Thanh Phước qua một nhánh của  
sông Bồ. Ngôi làng được ra đời khi Huế là thủ phủ , kinh đô, nhưng lại rất đặc thù: không  
có ruộng đất nông nghiệp và cũng không có nghề nghiệp cụ thể nào. Ngài Khai canh Lê  
Đại lang (húy Văn Búa) là một vị tướng có công phò giá các chúa Nguyễn. Khi luận công  
khen thưởng, ông có nguyện vọng được làm khai canh một làng cạnh dinh phủ Phú Xuân.  
Đương thời, do hết đất canh phá nên triều đình cắt một dải đất hẹp cuối làng Triều Sơn  
làm thổ  cư và ban cấp cho làng được quyền thu thuế đánh bắt thủy s ản vùng mặt nước  
sông Hương và phá Tam  Giang, mà trong các văn bản xưa hiện lưu giữ tại làng cho biết,  
là:  “Từ sơn đầu chí hải khẩu, thượng Bình Trị hạ chí Can Lô, thủy di ện thế vi điền”.   

      Trước đây, làng quản lý nhiều s ở sáo và nghề hớn, các  “khẩu để ”  cùng nhiều điểm  
 “lặt vặt” khác, tổ  chức đấu giá hằng năm. Đội tuần đinh tổ  chức theo phiên, định lệ thu  
thuế mỗi năm hai kỳ . Lợi tức, trừ  các khoản chi phí hành chính, được chia theo đầu suất  
đinh (trai từ  18 tuổi, về sau người già và phụ nữ được tính nửa suất đinh). Do có nguồn  
thu nhập lớn như vậy, nên cư dân không có nghề nghiệp nào khác, và gần như chỉ  quen  
nghề  “đánh bạc”. Thậm chí đến những năm 1980, dân làng mới dần quen với việc làm  
ruộng, học nghề hay buôn bán. Ngày trước, người ta  “đánh bạc”  quanh năm, đặc biệt là  
trong  ngày  hội  làng  mồng  9-10/Chạp.  Dân  làng  tập  trung  vui  chơi,  còn  xung  quanh  là  
hàng quán  “phục vụ ” trên bến, dưới thuyền bởi người dân các làng cận cư.  
      Hiện nay,  ở  làng Thuỷ  Tú vẫn còn lưu giữ một s ố văn bản quan trọng, có thể  làm  
sáng tỏ nhiều vấn đề  lịch sử  - văn hoá của một ngôi làng  “thuỷ  diện thế vi điền” có một  
không hai. Bản văn tế cho biết khá tường tận về các vị khai canh của làng .  

      Tìm hiểu bản  Châu bộ  Gia Long  (29/8/Gia Long thứ  12), có thể thấy được công lao  
đặc biệt đó của các bậc tiền nhân:  “...do Tiên nhân tổ ph ụ đời trước của làng chúng tôi có  
công lao giúp rập phò vua vào khai qu ốc tại xứ  Thuận Hoá. Sau công cuộc khai quốc,  
làng chúng tôi được ban cấp cho quy ền được lấy mặt nước thế ruộng (thuỷ  diện thế vi  
điền), ranh giới như sau: Phía trên từ làng Bình Trị, phía dưới đến xứ Can Lô; phía đông  
g ần biển, phía tây gần núi; phía nam giáp ruộng làng Thanh Lam, phía b ắc giáp xứ đất  
Cồn Nôm...”.  

      Theo đó, trong giới hạn mặt nước được khoanh vùng, hằng năm, làng cho thuê đóng  
các sở sáo, nghề  hớn  (còn lại là tiểu nghệ)  (?)v.v... Nguồn thu nạp quốc thuế 449 quan,  
còn lại  “làng chúng tôi hội đồng quân cấp lương đi ền khẩu phần cho toàn dân và chi tiêu  
việc công của làng”. Do vậy mà toàn bộ đời sống kinh tế  “truyền thống”  của làng đều  
 “nhờ  mặt nước ấy  mà  sinh  sống,  vì ngoài  mặt  nước  ấy, dân  làng  chúng  tôi không  có  
ruộng đất gì cả và cũng hưởng thụ mặt nước trên này như nguyên tắc ruộng đất có trưng  
khẩn của các làng khác”.  

      Vào thời  Gia  Long, hạng nhất trong  “thuỷ  diện thế vi điền”  ở đây bao gồm các s ở  
sáo, các nghề hớn và xứ nước Vịnh Xưởng, tổng cộng là 33 s ở, nộp quan thuế 449 quan.  
Các sở  “ngư nghệ ” ở đây cũng được phân định theo từng cấp độ chi tiết, có định vị rõ ràng  
 “tứ  cận” như thể thức địa bộ. Ví dụ trong 33 s ở, phân bổ : 20 sở sáo chánh, thuế 404 quan  
(4 sở hạng Nhất, 10 s ở hạng Nhì, 6 s ở hạng Ba); 12 s ở nghề hớn, thuế 40 quan (2 sở hạng  
Nh ất, 4 sở hạng Nhì, 6 s ở hạng Ba); xứ Vịnh Xưởng, 5 quan; cùng 68 s ở phụ .  

      Chính  vì sự  phân  định  ranh giới  thượng  -  hạ,  đông  -  tây  chưa được chặt  chẽ nên  
trong quá trình quản lý, khai thác mặt nước, tất yếu nảy sinh nhiều vấn đề, nhất là trong  
quan  hệ  với  các  làng  xã  cận  cư.  Bản  Châu  bộ  thời  Minh  Mạng  của  làng  Thuỷ  Tú  
(15/5/Minh Mạng thứ  15 -  1834), cho thấy được sự điều chỉnh, bổ  sung cần thiết, cả về  
những điều khoản nội dung cũng như địa bàn cụ thể.  

      Châu bộ Gia Long là bản  “địa bộ ” đặc biệt quan trọng, khẳng định và là cơ s ở pháp lý  
cho quyền quản lý, khai thác trên một diện tích mặt nước rộng lớn của làng Thuỷ Tú. Từ sự  
kiện tụng của các làng xã khác, tháng 3/Minh Mạng thứ  11 (1830), các làng xã Thanh Lam  
và An Truyền đồng loạt phát đơn tranh kiện với Thuỷ Tú về vấn đề cương vực. Sự việc kéo  
dài, khó có thể được giải quyết thấu đáo, mặc dù chính quyền nhiều lần can thiệp. Trong quá  
trình đó, một kết quả nghị sự xem ra đã làm hài lòng cả các bên liên quan được đưa ra, làm  
cơ sở  cho việc xác định một cương vực mới phù hợp với quyền  lợi của các cộng đồng làng  
xã. Sâu xa là bởi Châu bộ  Gia Long  “chỉ nói suông địa phận làng ấy làng nước thế ruộng,  
phía trên t ừ làng Bình Trị, phía dưới đến xứ Can Lô, phía đông gần biển, phía bắc giáp xứ  
Cồn Nôm” và cũng không hề có  “các làng đối diện, tiếp giáp làm gi ấy hi ệp phù nh ận giới”.  
Do vậy, một đường biên mới được xác lập, lần nữa giới hạn quyền chiếm hữu, quản lý và  
khai thác mặt nước của làng Thuỷ  Tú trong tương quan với các cộng đồng làng xã cận cư:  
 “Mặt nước phía trên từ bờ đất làng Triều Thuỷ  thẳng đến xứ Tang Huy của làng An Truyền,  
thông vào xứ Mui Hang của làng Xuân  Ổ, về phía nam là ph ần đầm của hai làng Thanh  
Lam và An Truyền; về phía b ắc là địa phận nước của làng Thuỷ  Tú. Việc xét xử này đã hợp  
và lập mốc giới để ngày sau khỏi tranh tụng nhau n ữa”.  

      Từ đó, làng Thuỷ  Tú mới được xem  xét, tiến hành tu chỉnh lại  Châu bộ để  “chánh  
ngạch tịch địa phận rõ ràng”, với những nội dung chính như sau:  

      1. Địa phận nước của làng Thuỷ  Tú:  

      - Phía trên:  giáp bờ đất xứ ruộng công Thuận Tài của làng Bình Trị, tổng Kế Mỹ ,  
huyện Hương Trà và bờ đất bến đò ngang, và lấy bờ sông làm giới hạn.  

      Giáp với bờ đất xứ ruộng công Địa Ban xứ  Cồn Hô của hai làng Vân Quật Thượng,  
Hạ giáp, lấy bờ đất bến đò ngang và bờ sông làm giới hạn.  

      Giáp với 2 sở nghề hớn, nghề sáo Chàng Hàng của ấp Thuỷ Điền Thượng (Phước An,  
Quảng Điền) và đối ngang qua hai bên tả hữu là bến đò ngang của làng Bình Trị và làng Vân  
Quật, đã có tờ đối nhận hiệp phù nhận giới hạn.  

      - Phía  dưới:  giáp với bờ đất xứ  Can  Lô, Ba  Lôi của ấp Hà Úc (Diên Trường, Phú  
Vang, lấy bờ đất và bờ sông làm giới hạn.  

      Giáp với bờ đất tư điền Hà Đá của ấp Trừng Hà (Mậu Tài, Phú Vang), lấy bờ đất và  
bờ sông làm giới hạn.  

      Giáp với mặt nước làng Hà Trung (Diên Trường, Phú Vang), đối diện tả hữu là bờ  
đất Can Lô của ấp Hà Úc, bờ đất xứ Hà Đá của ấp Trừng Hà làm giới hạn.  

      - Phía đông: giáp cửa biển Thuận An.  

      - Phía tây:  giáp chân núi, thuộc hai ấp Dương Lăng Thượng, Hạ, tổng Kim  Long,  
huyện Hương Trà, lấy chân núi và bờ sông làm mốc giới.  

      Giáp  chân  núi,  thuộc  ấp  Thạch  Hàn  (Kim  Long,  Hương  Trà),  lấy  chân núi  và  bờ  
sông làm giới hạn.  
      -  Phía  nam:  giáp  mặt  nước đầm  Thanh  Lam  (Dã  Lê,  Phú  Vang).  Lấy  bờ  đất  xứ  
Tăng Huy của làng An Truyền thông vào bờ đất xứ Mũi Hàn làng Xuân Ổ lập mốc giới.  

      Giáp với mặt nước đầm làng An Truyền (Vĩ Dã, Hương Trà). Lấy bờ đất xứ Sải Bần  
thẳng đến bờ đất xứ Tân Huy lập mốc giới.  

      Giáp  với  hai  xứ  ruộng  tư  điền  là  Cồn  Trâu,  Cồn  Dài  thuộc  địa  phận  làng  Triều  
Thuỷ , tổng Vĩ Dã, huyện Hương Trà, trồng mốc làm giới hạn.  

      Giáp với bờ đất xứ  ruộng Cồn Điền tên là Mũi Hàn của làng Xuân Ổ  (Kim  Long,  
Hương Trà), lấy bờ đất và bờ sông làm giới hạn.  

      - Phía bắc: giáp với những xứ tên là Ong Vẽ, Oan Ương, Cồn Mồ, Làng Phan thuộc  
điạ phận làng Thai Dương Thượng, tổng Kế Mỹ , huyện Hương Trà, lấy bờ sông làm giới  
hạn.  

      Giáp với  xứ  Bạch Sa Cao Động thuộc địa phận làng Thai Dương Hạ, lấy bờ  sông  
làm giới hạn.  

      2. Phân loại: Đến thời Minh Mạng, s ố  “ruộng nước các sở sáo, các sở nghề hớn,  
xứ  Vịnh Xưởng, cộng 99 sở ”, gồm 86 s ở sáo, 12 sở nghề hớn và s ở Vịnh Xưởng, với tổng  
ngạch thuế 609 quan/năm, phân thành các hạng cụ thể như sau:  

      - 86 sở sáo: 3 sở hạng nhất, 10 s ở hạng hai và 73 s ở hạng ba.  

      -  12 sở nghề hớn: 2 s ở hạng nhất, 4 s ở hạng hai và 6 s ở hạng ba.  

      - Sở Vịnh Xưởng.  

      Riêng  các sở  sáo  hạng  3,  Châu  bộ  liệt  kê  56  sở,  mức  thuế  mỗi  sở  hằng  năm  là  4  
quan. Cũng do hiện tượng bồi lắng của đầm phá mà đã có tới  12 sở  sáo được chiết trừ  
ngạch thuế bởi nước cạn, không trưng khẩn được.  

      Cuối bản  Châu Bộ  thời Minh Mạng  là văn bản chứng thực ranh giới của lý trưởng  
các làng xã cận kề  (giấy hiệp phù nhận giới). Căn cứ vào đây, có thể thấy được phác đồ  
quản lý, khai thác mặt nước phá Tam Giang và sông Hương của làng:  

      1.  Làng  Bình  Trị,  tổng  Kế  Mỹ ,  huyện  Hương  Trà  (Lý  trưởng  Đỗ  Viết  Trách,  
Hương mục Hoàng Trọng Diêu).  

      2.  Làng Vân Quật Đông, Vân Quật Thượng (hai giáp), tổng Vĩ Dã, huyện Hương  
Trà (Lý trưởng Phan Văn Chiêu, Lý trưởng Lê Văn Cưu).  

      3.  Ấp Thuỷ Điền Thượng, tổng Phước An, huyện Quảng Điền (Lý trưởn Nguyễn  
Văn Ứng, Dịch mục Lê Văn Tính).  
      4.  Ấp  Hà  Úc,  tổng  Diêm  Trường,  huyện  Phú  Vang  (Lý  trưởng  Phạm  Văn  Ngạn,  
Dịch mục Huỳnh Văn Vinh).  

      5.  Ấp Trừng Hà, tổng Mậu Tài, huyện Phú Vang (Lý trưởng Dũ Đức Lâm, Hương  
mục Lê Văn Nội, Dũ Đức Đoan).  

      6.  Làng Hà Trung, tổng Diêm Trường, huyện Phú Vang (Lý trưởng Mai Văn Lợi,  
Thủ bộ Nguy ễn Văn Tài, Dịch mục Mai Văn Tài).  

      7.  Làng Dương Lăng Thượng Hạ hai giáp, tổng Kim  Long, huyện Hương Trà (Lý  
trưởng Phan Văn Pháp, Hương mục Phan Văn Mạt).  

      8.  Ấp Thạch Hàn, tổng Kim  Long, huyện Hương Trà (Lý trưởng Nguyễn Văn Lễ,  
Dịch mục Phan Văn Thanh).  

      9.  Làng Thanh Lam, tổng Dã Lê, huyện Phú Vang (Lý trưởng Lê  Văn Trực, Dịch  
mục Nguyễn Văn Điền).  

      10. Làng An Truyền, tổng Vĩ Dã, huyện Hương Trà (Lý trưởng Hồ Đắc Đức, Dịch  
mục Hồ Văn Cương).  

      11. Làng Triều Thuỷ , tổng Vĩ Dã, huyện Hương Trà (Lý trưởng Phan Hữu Trung).  

      12. Làng  Xuân  Ổ,  tổng  Kim  Long,  huyện  Hương  Trà  (Lý  trưởng  Phan  Trương  
Hoan).  

      13. Làng Thai Dương Thượng, tổng Kế Mỹ , huyện Hương Trà (Lý trưởng Nguyễn  
Văn Thanh, Dịch mục Dũ Văn Vay).  

      14. Làng Thai Dương Hạ, tổng Kế Mỹ , Hương Trà (Lý trưởng Dũ Văn Mong).  

      4. Phương thức quản lý  

      Từ  các nguồn tư  liệu  phân  tích  ở trên,  có  thể  có  được  một  cái nhìn tổng  quan  về  
phương thức quản lý vùng mặt nước sông Hương và phá Tam Giang của các cộng đồng  
làng xã, của nhà nước phong kiến Nguyễn.  

      4.1. Danh mục thuế sông nước do nhà nước trực tiếp qu ản lý  

      Ở vùng đất tựa núi sát biển, lại có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai làm vùng đệm, nơi  
hội tụ trung chuyển của cả một hệ thống sông ngòi dày đặc trước khi đổ ra biển, từ buổi đầu  
của lịch sử vùng đất, thuế sông nước đã sớm trở thành một nguồn thu quan trọng ở xứ Thuận  
Hoá, xứ Đàng Trong (Vô danh thị, 1961; Lê Quí Đôn, 1977). Về sau,  “Sông ngòi trong phủ  
hạt chằng chịt như mắc cửi. Chỉ k ể những con sông lớn thì có các sông như sông Hương,  
sông  Bồ,  sông  Lợi  Nông,  sông  Hưng  Bình, phá  Tam  Giang, phá  Hà  Trung”  (QSQ  triều  
Nguy ễn, 2003: 1417). Đến thời Đồng Khánh, biểu thuế cả năm của các sở thuế có liên quan  
tới vùng sông nước Thừa Thiên được qui định cụ thể ở các đầm: An Truyền, Thanh Lam, Hà  
Trung, Bác Vọng, Lai Hà, An Xuân, La Bích là 2935 quan 5 tiền (QSQ triều Nguyễn, 2003:  
1416). Đối chiếu với danh mục các đầm trong vùng, chúng ta có thể có một danh mục đầy đủ  
gồm 14 đầm: Đầm Tô Đà, Hậu (Sam), Mỹ Á, Nghi Giang, Võng, Giang Sâm, An Gia (QSQ  
triều Nguyễn, 1961: 69-71).  

      4.2. Vùng sông nước do các làng xã quản lý  

      Thông thường, quyền s ở hữu của cộng đồng làng xã đối với đồng ruộng hay vùng  
sông nước, về  cơ bản, gắn liền với công lao khai phá của các vị thuỷ tổ khai canh. Đặc  
biệt,  quá trình  đó  đã  được nhà  nước phong  kiến  cổ  suý bằng  nhiều  phương  thức  (chủ  
trương, hỗ trợ phương tiện vật chất, tài chính, thuế ưu đãi...) và nhanh chóng có sự thừa  
nhận chính thức bằng văn bản (s ắc phong, cương giới).  

      Đồng thời, thực tế cũng tồn tại nhiều hiện tượng diễn tiến theo hướng hoàn toàn chủ  
động từ phía các làng xã, sâu xa, nhằm thiêng hoá, lịch sử hoá, cụ thể hoá công lao khai  
phá đó của tiền nhân, nối kết và gắn liền làng xã cùng đất nước. Giai thoại liên quan tới  
miếu thờ Đông Nam Sát Hải Lang Lại Nhị đại Tướng quân từ thời Gia Long của các làng  
xã thường gắn liền hiện tượng  “địa phương hoá”  cốt chuyện để nhấn mạnh đến tính đặc  
thù của cộng đồng. Chính vì vậy mới dẫn tới hiện tượng các làng xã bị  “khai thiếu” niên  
đại vốn có bởi sự gắn kết máy móc lịch sử làng xã và đất nước,  “lịch sử hoá” địa phương  
thông qua sự kiện các bậc thuỷ tổ di cư vào nam theo Đoan Quận công năm Mậu Ngọ  
(1558), bởi từ năm 1553, xã thôn đó đã được ghi nhận trong Ô châu cận lục.   

      Cho dù còn thiếu nhiều nguồn tư liệu thành văn đáng tin cậy trong việc làm rõ thân  
thế  của nhân vật Bà Tơ nhưng rõ ràng, đó là kết quả đặc biệt, dấu mốc khẳng định quyền  
khai thác mặt nước của làng Bác Vọng. Tất cả đều được biểu hiện cụ thể, sinh động qua  
thiết chế miếu thờ, lễ nghi thờ phụng, lễ hội cầu ngư tôn vinh, hệ thống giai thoại truyền  
khẩu. Do vậy, cũng không ngạc nhiên với trường hợp Bà Tơ thứ hai tương tự, ở vùng An  
Mô (Ái Tử, Quảng Trị) bởi sự phổ  quát của quá trình lịch sử hoá. Thái độ  “thiêng hoá”  
một cách cực đoan như ở An Mô cần được xem xét thấu đáo, bởi từ thời phong kiến, triều  
đình từng có chỉ  dụ khuyến cáo rộng khắp. Một văn bản năm Ðồng Khánh II (1887) nêu  
rõ:  "Các xã giáp  Bác  Vọng,  An  Truyền và  Thanh  Lam đệ  đơn khiếu nại. Có nơi trình  
trước kia có công dẹp gi ặc, mong được ban ân chuẩn cho miễn đấu giá để xã dân tiếp t ục  
được lãnh trưng; nơi thì trình thời tiền triều ban thưởng cho công tòng giá, nên xin được  
lãnh trưng...." (QSQ triều Nguyễn, 2005: III: 70).  
      Mặc dù không được các tài liệu đề  cập một cách có hệ thống nhưng từ nhiều nguồn  
tản mác khác nhau, chúng tôi cũng nhận ra được sự xác định một cách tương đối quyền  
khai thác mặt nước của một s ố cộng đồng làng xã, như trường hợp các làng ven biển đối  
với vùng sông nước. Mục Phong tục, huyện Phong Điền có nói:  “Năm xã ấp  ở ven biển  
là Trung Đồng, Mỹ  Hoà, An Lộc, Cương Gián Đông, Cương Gián Tây ở  trên vùng cát  
trắng, không có ruộng đất, chỉ  có nghề xuống biển đánh cá mà thôi. Dân ấp Hoà Xuân  
thì ruộng đất chẳng được là bao, cũng chỉ ngồi thuyền lênh đênh trên sông nước đánh cá  
kiếm  sống...”  (QSQ  triều  Nguyễn,  2003:  1428- 1429).  Tương  tự  là trường  hợp  làng  An  
Bằng (Vinh An, Phú Vang), đối với quyền đánh bắt ven bờ biển suốt một dải dài từ  cửa  
Thuận An đến Tư Hiền (Lê  Văn Thuyên, Lê Nguyễn Lưu, Huỳnh Đình Kết, 2008:  242- 
245).  

      4.2.1. Các làng ngư trực tiếp qu ản lý  

      Có thể phát xuất từ nhiều nguồn gốc khác nhau (nông dân mất ruộng, xiêu tán, từ  
các đoàn thuỷ binh...) và khó xác định thời điểm hình thành nhưng đến cuối thời Nguyễn,  
chỉ riêng huyện Hương Thuỷ đã có 5 tổng, 57  xã thôn  ấp giáp mạn, trong đó tổng Võng  
Nhi có 16 thôn  ấp giáp mạn và được ghi nhận thêm là  “đều ở  trên mặt nước, không có  
đất đai”:   

      1. thôn Quảng Tế.                                    10. thôn Xuân Hồi  

      2. thôn Trọng Đức.                                   11. thôn Chính Quảng  

      3. giáp Thượng thôn Miêu Nha.                        12. thôn Nghĩa Quán  

      4. giáp Trung thôn Miêu Nha.                         13. ấp Tân Thuỷ  

      5. giáp Đông thôn Miêu Nha.                          14. thôn An  

      6. giáp Hạ thôn Miêu Nha                             15. thôn An Thượng  

      7. thôn Trung An                                     16. thôn Kinh Dân   

      8. mạn Giang Hồ  

      9. thôn Phụ Quảng (QSQ triều Nguyễn, 2003: 1422- 1423).  

      Một khảo sát từ năm 1982-1983 đã cung cấp một tài liệu rất quan trọng: chính thức  
hành chính hoá tổng Võng Nhi thời Tự Đức, gắn liền với một nhân vật xuất thân ngư dân,  
Tiến sĩ Hoàng Hữu Thường (Nguyễn Văn Tiến, 1983).  

      Bên cạnh đó, nhiều cộng đồng ngư nghiệp có lịch sử hình thành rõ ràng từ trước, gốc  
nông nghiệp, như Bác Vọng, Phong Lai, vẫn tiếp tục khai phá mặt nước trong vùng. Vấn đề  
cương giới được xác định rõ ràng và thường ít nảy sinh mâu thuẩn bởi khoảng cách kinh tế -  
xã hội của hai cộn đồng ngư dân - nông dân. Về sau, vùng đầm phá bị bồi lắng, cùng sự bùng  
nổ dân số, nhu cầu ruộng đất canh tác..., các làng xã nông nghiệp lại tiếp tục khai thác vùng  
bưng biền sình lầy, chua mặn. Ruộng đất tế tự chung của làng Phong Lai (xứ  Thất tộc), hay  
các làng thuộc tổng Khuông Phò... ra đời trong bối cảnh ấy.   

       Điều  cần  lưu  ý  là  ở  các  khu  vực  này,  phương  thức đánh bắt  thuỷ hải sản  “truyền  
thống” thường giản đơn, nặng tính thủ công. Phạm vi khai thác lớn chủ yếu vẫn là các hình  
thức trộ chuôm, nò sáo, trên nguyên tắc tôn trọng và dựa vào tự nhiên. Còn lại các hình thức  
khai thác khác như câu, cào, bủa lưới, dũi... vẫn được xem là  “tiểu nghệ ”. Đó là chưa kể đến  
vốn tri thức bản địa của các cộng đồng ngư dân trong lịch thời vụ , công cụ , phương tiện đánh  
bắt.  

       4.2.2. Vùng sông nước thuộc quyền quản lý của làng Thuỷ  Tú  

       Theo qui chế  ao đầm thời Nguyễn, các sở đó thuộc quyền quản lý của chính quyền  
phủ , huyện, giao đến tận xã. Tuỳ từng trường hợp ao đầm, gắn liền với lịch sử  làng xã cụ  
thể, mà nhà nước áp dụng theo hình thức cho lĩnh trưng hay  tiến hành tổ  chức đấu giá,  
thường niên.  

       Riêng đối với các sở sáo, sở nghề hớn của Thuỷ  Tú, làng được quyền tổ  chức đấu  
giá thường niên và các cộng đồng ngư dân trong vùng được tự do tham gia ở  chính từng  
khu vực cụ thể. Sau khi niêm yết danh mục, các đối tượng trúng thầu được quyền khai  
thác và nộp thuế. Đội tuần đinh  của làng được tổ  chức theo phiên, định lệ thu thuế mỗi  
năm hai kỳ .  

       5. Vấn đề  đặt ra  

       5.1.  Phác đồ:  Từ những thông tin  như  vậy,  có thể  tạm  phác hoạ bức  tranh  xác  định  
quyền khai thác mặt nước vùng sông Hương và phá Tam Giang  
      5.2. Nhận xét:  

      Từ thái độ  cực đoan miệt thị  “Kẻ Nốôc”, ngư dân - ngư nghiệp và vùng sông nước  
nói chung, kinh tế hàng hoá mở ra giúp cho thuỷ sản lên ngôi, đã góp phần làm thay đổi  
quan niệm cố hữu đó, thậm chí còn chuyển sang thái cực khác: ồ  ạt phát triển nuôi trồng,  
đánh  bắt thuỷ  hải sản  đến  mức  lạm  dụng. Tuy  nhiên,  điều  đáng  bàn  là trong quá  trình  
chuyển đổi đó, việc điều tra, khảo sát lịch sử vấn đề, vấn đề tri thức bản địa, phương thức  
quản  lý truyền  thống của  các  cộng  đồng trong vùngv.v...  chưa  được  quan  tâm  xem  xét  
nghiêm túc.  

      Khi tìm hiểu về hương ước lệ làng vùng Bình - Trị  - Thiên, chúng tôi nhận thấy nếu  
như từ thời thực dân, phong kiến trở về trước, làng xã là thành trì mà nhà nước luôn tìm  
cách hướng đến, kiểm soát... thì về sau, vấn đề làng xã lại như tồn tại nhiều khoảng trống  
(Nguyễn Hữu Thông, Trần Đình Hằng, Lê Anh Tuấn, 2007). Kế thừa có chọn lọc những  
điểm  phù  hợp  và điểm  quan trọng  cần  chú ý  là  không  gian  làng  xã  hiện  nay  hầu như  
không còn đảm bảo như vốn dĩ trước đây bởi sự mở rộng của giao thương, hệ sinh thái tự  
nhiên. Vùng thượng nguồn phá Tam Giang hiện nay không thể chỉ được xem xét giới hạn  
trong  địa giới  hành  chính  của  một  làng,  một  xã  hay vài  xã  trong vùng,  mà  quan trọng  
hơn, phải được đặt trong bối cảnh rộng lớn hơn, dụ như nạn phá rừng đầu nguồn và vấn  
đề  lũ lụt,  ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên phía hạ  lưu, vấn đề sinh kế trong bối cảnh  
thay đổi khí hậu toàn cầu được đặt ra bức bách hơn, tương tự  là tác động lâu dài của đập  
Cửa Lác về mặt sinh thái, chủng loài động thực vật ...  

      Kết quả khảo sát ở Phong Lai cho thấy một sự chuyển dịch cán cân quan hệ rõ nét trên  
nhiều phương diện (kinh tế, xã hội) giữa hai cộng đồng nông  - ngư trên cùng một địa bàn,  
thông qua những biểu hiện cụ thể. Từ một mối tương quan tổng thể bền vững của cơ cấu Con  
cá - Rong (của đầm phá/ngư dân) với cây Thuốc lá, Gạo, Khoai (của đồng ruộng/nông dân),  
nhanh chóng có sự biến đổi. Ngày trước, lúa gạo cao giá thì các nhu cầu khác, chỉ là thứ yếu.  
Ngư dân lao đao là vì vậy, đặc biệt lại thêm tâm lý bị miệt thị. Cho đến khi thủy s ản lên ngôi  
và thuốc lá mất đi vai trò thì hoạt động kinh tế của người dân có sự điều chỉnh đáng kể, đặc  
biệt là xu thế hướng ra đầm phá của người nông dân. Cây RONG, trong bối cảnh đó, cũng  
mang sứ mạng mới: từ phân bón cho thuốc lá, trở thành thức ăn cho cá - phương thức, mục  
đích khai thác và sử  dụng đã có sự thay đổi. Đó là chưa kể đến sự  lạm dụng thái quá trên  
nhiều phương diện: nuôi trồng (cả về diện tích lẫn chủng loại tôm, cá; các nguồn thức ăn...),  
công cụ đánh bắt mang tính huỷ  diệt (xung điện, lưới quét, các dàn cào lươn bằng thuyền  
máy...), làm cho nguồn nước ở khu vực này bị  ô nhiễm trầm trọng, diện tích mặt nước bị  
chiếm cứ đến mức dày đặc, khó có thể đi lại bằng ghe thuyền, ngăn trở cả dòng chảy.  
       Ở các cộng đồng Hà Đồ, Hà Lạc... ven bờ phá Tam Giang, hiện cũng gặp nhiều vấn  
nạn tương tự, vượt ra khỏi khả năng giải quyết, điều tiết của từng làng xã. Riêng Thuỷ Tú  
thì số phận ngôi làng có phần nghiệt ngã hơn bởi họ hoàn toàn không có ruộng đất nông  
nghiệp, cư dân không sinh sống trên một nền tảng nghề nghiệp căn bản nào. Có thể nói là  
kể từ sau năm 1975 và kéo dài cho tới những năm 1980, trong chương trình hợp tác hoá,  
hầu như mọi quyền lợi về khai thác mặt nước của làng đều bị thu hồi và bù lại, họ  cũng  
được phân phối một quĩ ru ộng đất từ nguồn s ống căn bản của các làng xã nông nghiệp lân  
cận.  

       Cho đến hiện nay, Thuỷ Tú chỉ  còn lại thực sự  là một làng nhỏ ở ngã ba Sình, chịu sự  
phân hoá nghiệt ngã, mạnh mẽ  của quá trình đô thị hoá từ bối cảnh một ngôi làng ven đô.  
Truyền thống gần như bị đứt đoạn, gói gọn lại trong hai tấm bản đồ chi tiết và hai bản châu  
bộ về quyền khai thác mặt nước, trở nên thuần tuý là một hiện vật bảo bối chứa đựng đầy nỗi  
niềm hoài vọng của cả một cộng đồng luôn phải trở trăn trong cuộc mưu sinh thời hiện đại.  

       Phát triển bền  vững tất yếu phải biết  kế  thừa  có chọn  lọc  một  cách hợp  lý.  Lịch sử  
nghiên cứu vấn đề và khảo sát thực trạng trên nhiều phương diện, khả năng dự báov.v... cần  
được đặc biệt chú trọng đầu tư trong việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thiết yếu về vùng  
sinh thái nhân văn sông Hương - phá Tam Giang, trên nguyên tắc tôn trọng và kế thừa biện  
chứng những gì thuộc về  di sản. Có lẽ  chỉ với cách đặt vấn đề và thái độ, phương pháp tiếp  
cận như vậy thì việc giải quyết các vấn đề kinh tế  - xã hội ở vùng sinh thái sông nước đặc  
biệt quan trọng này mới có hướng triển khai một cách khả dĩ.  
                                                                             T.Đ.H  
                                                                  (trích từ  Thông tin Khoa học,   
                                                       Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế,   
                                                                 số tháng 3/2008, trang 23-44)  

Tài liệu tham khảo  

1.   Cadière,   Léopold.,   (1906),  “Le  mur   de   Dông-hoi:   étude   sur   l'établissement   des   Nguyên   en  
     Cochinchine” (Bức tường Đồng Hới: Nghiên cứu về quá trình dựng nghiệp của họ Nguy ễn xứ Đàng  
     Trong), Bulletin de l''Ecole francaise d''Extrême-Orient (B.E.F.E.O), tập 6, số  1 -  2, các trang 87  -  
     254.  

2.   Chapuis. A. (1932) “Les lieux de culte du village de Bac- Vong-Dong” (Những nơi thờ cúng ở làng  
     Bác Vọng Đông), Bulletin des Amis du Vieux Hue (B.A.V.H), số 4: 371 - 410.  

3.   Chapuis A. (1937), "La maison annamite au point de vue religieuse" (Ngôi nhà của người An Nam  
     dưới góc nhìn tôn giáo), B.A.V.H, số  1, các trang 1 - 50.  

4.   Cục lưu trữ nhà nước, Ðại học Huế, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu văn hoá (1998),  
     Mục lục châu bản triều Nguyễn, tập II: năm Minh Mệnh 6 (1825) và 7 (1826), H.: Nxb. Văn hoá.  
5.   Cục thống kê Quảng Điền (2001), Niên giám thống kê huyện Quảng Điền năm 2000, Cục Thống kê  
     Quảng Điền Xb.  

6.   Hoàng Thị Ái Hoa (2005), “Trống Đá - Miếu Bà Giàng và lệ thành đinh ở làng hưng Nhơn (Hải Hoà,  
     Hải Lăng, Quảng Trị)”, trong Thông tin Khoa học, Huế: Phân Viện Nghiên cứu Văn hóa Thông tin  
     t ại Huế, số tháng 3: 94 - 104.   

7.   Huỳnh Đình Kết, Văn Đình Triền, Trần Đình Tối (1999), Địa chí văn hóa xã Quảng Thái, Huế: Nxb.  
     Thuận Hóa.  

8.   Lê Đình Hùng (2005), “Dấu ấn nữ thần trên bước đường Nam tiến của Tiên chúa Nguyễn Hoàng”,  Thông  
     tin Khoa học, Huế: Phân Viện NC VHTT tại Huế, số tháng 9: 36 - 45.  

9.   Lê Nguyễn Lưu (1995), “Sự tích miếu Bà Tơ ở làng Bác Vọng Đông và các lễ hội liên quan”, trong  
     Nhiều tác giả  (1995),  Từ  Huế … đến Quảng: Huế  - đẹp thơ, ngàn năm di s ản, Đà Nẵng: Nxb. Đà  
     Nẵng: 103 -  109.  

10.  Lê Quý Đôn (1977)  Toàn tập , tập I, Ph ủ biên tạp l ục, Hà Nội: Nxb.KHXH.  

11.  Lê Văn Thuyên, Lê Nguyễn Lưu, Huỳnh Đình Kết (2008),  Văn bản Hán Nôm làng xã vùng Huế,  
     Huế.: Nxb. Thuận Hoá.  

12.  Nguy ễn Hữu Thông, Trần Đình Hằng, Lê Anh Tuấn (2007), Mạch sống của hương ước trong làng  
     Việt Trung bộ: dẫn liệu từ các làng ở Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên, Huế: Nxb. Thuận Hóa.  

13.  Nguy ễn Thế Anh (2005), “Thiên Y A Na hay sự tiếp nh ận nữ thần Po Nagar của các triều đại Nho  
     giáo Việt Nam ”, T/c Xưa và Nay , số 4 (233): 29 - 33.  

14.  Nguy ễn Thị Tâm Hạnh (2006), “Ghi chép từ  Cồn Mệ  ở  làng Phong Lai (Quảng Thái, Quảng Điền,  
     Thừa Thiên Huế)”, trong  Thông tin Khoa học, Huế: Phân Viện Nghiên cứu Văn hóa Thông tin t ại  
     Huế, số tháng 9.  

15.  Nguy ễn Văn Tiến (19 83), Cư dân vạn đò sông Hương, Huế.: Trường Đại học Tổng hợp Huế, Luận  
     văn tốt nghiệp khoa Lịch sử.  

16.  Nội Các triều Nguyễn (1993), Khâm đ ịnh Đại Nam hội điển sự lệ, Huế.: Nxb. Thuận Hoá.  

17.  QSQ triều Nguyễn (1961), Đại Nam nhất thống chí-  Thừa Thiên phủ, t ập Thượng, S.: Nha Văn hoá,  
     Bộ Quốc gia Giáo dục Xb.  

18.  QSQ triều Nguyễn (1962), Đại Nam thực lục, T ập I. Tiền biên, H.: Nxb. Viện Sử học.  

19.  QSQ triều Nguyễn (1963 -  1978), Ðại Nam thực lục, Chính biên, H.:Nxb. KHXH.  

20.  QSQ triều Nguyễn (1997), Ðại Nam liệt truyện, tập I, Tiền biên, Huế: Nxb. Thuận Hóa.  

21.  QSQ triều Nguyễn (1997), Đại Nam nhất thống chí, Huế: Nxb. Thuận Hóa.  

22.  QSQ triều Nguyễn (2003), Đồng Khánh địa dư chí, H.: Hội Sử học Việt Nam, Viện Viễn Đông Bác  
     Cổ Pháp, Trường Cao học Thực hành Pháp - Nxb. Th ế giới.  

23.  QSQ triều Nguyễn (2005), Khâm đ ịnh Ðại Nam hội điển sự lệ tục biên, H.: Nxb. Giáo dục.  

24.  T ạ Chí Đại Trường (2006),  Thần người và đất Việt, H.: Nxb. VHTT.  
25.  Li Tana (2001), "Xứ  Đàng Trong thế kỷ  XVII và XVIII. Một mô hình khác của Việt Nam", trong  
      Nhiều tác giả (2001), Nh ững vấn đề lịch sử  Việt Nam , H.: Nxb. Trẻ - T/c Xưa&Nay: 185 - 200.  

26.  Tôn Thất Bình (2003), Hu ế - lễ hội dân gian, Huế: Nxb. Thuận Hoá (In lần II. Tác phẩm được giải  
      thưởng của Hội văn nghệ dân gian Việt Nam năm 1996).  

27.  Trần Đại Vinh (1992),  Vu Lai - Lai Trung chí lược, tập kh ảo cứu, bản lưu t ại làng Lai Trung.  

28.  Trần Đại Vinh (1995), Tín ngưỡng dân gian Huế, Huế: Nxb. Thuận Hoá.  

29.  Trần Đình Hằng (2004), "Sự  tích miếu Bà Tơ và lễ  hội cầu ngư  ở  làng Bác  Vọng Đông", trong  
      Thông báo văn hóa dân gian, Viện Nghiên cứu Văn hóa: Nxb. Khoa học Xã hội.   

30.  Trần Đình Hằng (2006), "Làng Phong Lai: Sự  ứng xử  đa t ình huống", trong Viện Nghiên cứu Văn  
      hóa (2006),  Thông báo Văn hoá Dân gian, 2005, H.: Nxb. KHXH.  

31.  Trần Ðình Hằng (2006b), “The vitality of a village without farming land in central Vietnam: the  
      pottery  village  of  Phuoc  Tich  (Phong  Hoa  commune,  Phong  Dien  District,  Thua  Thien  Hue  
      Province)”,  tham   luận  t ại  hội  thảo   Going   with   the   Past:   Vietnamese   Traditional   Culture   in  
      Contemporary Sosiety,  Center  for  Vietnamese Philosophy,  Culture &  Sosiety, Temple  University  
      (Philadenphia, P.A, USA), 6-7Octobre.  

32.  Vô danh thị (1961), Ô châu cận lục, Dương Văn An nhuận sắc, t ập thành; Bùi Lương phiên dịch, Sài  
      Gòn: Văn hóa Á châu xuất bản.  

33.  Vô danh thị (2001), Ô châu cận lục, Huế: Nxb.Thuận Hoá (Trần Đại Vinh, Nguyễn Văn Phước tân  
      dịch, hiệu chú).  
  


Bài viết và Tư liệu nghiên cứu về thành Hóa Châu

Hóa Châu thành được xây dựng dựa vào địa hình sẵn có của tự nhiên, trên dải đất cao, thoáng, nằm dọc theo hướng Tây Nam  -Đông Bắc,song song với khúc sông Hương, từ ngã Ba Sình đến cồn Quy Lai, quanh thành là đồng ruộng khá bằng phẳng và hệ thống sông ngòi dày  đặc.

Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với Biến đổi khí hậu ở vùng ven phá Tam Giang

nuoi trồng thủy sản phá tam giangDựa trên cơ sở nuôi trồng thủy sản là ngành có truyền thống lâu đời của người dân
vùng ven phá Tam Giang nói chung và khu vực thôn Quán Hòa nói riêng. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh, thiếu vốn và đặc biệt do ảnh hưởng của
BĐKH đã gây không ít khó khăn cho cộng đồng người dân nơi đây.  Mô hình nuôi xen cá
kình-tôm sú và mô hình nuôi xen tôm sú-cá dìa-cua  thích ứng với BĐKH  được Viện Tài
nguyên,  Môi trường và Công nghệ sinh học-Đại học Huế triển khai xây dựng cho cộng
đồng  người  dân  ở  thôn  Quán  Hòa,  xã  Quảng  Thành,  huyện  Quảng  Điền  và  thôn  Vân
Quật Đông, xã Hương Phong, huyện Hương Trà.
110
Nội dung thí điểm mô hình này được triển khai bằng sự phối hợp, thảo luận giữa
chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư cùng nhóm chuyên gia tư vấn.
Mục tiêu của
mô hình thí điểm nhằm thử nghiệm các  loại  mô hình nuôi trồng thuỷ sản  vùng ven phá
Tam Giang theo hướng quảng canh cải tiến, chủ yếu tập trung vào  mô hình nuôi xen cá
kình  –  tôm sú; cá dìa  –  tôm sú  –  cua. Đồng thời hướng đến việc tiếp tục hoàn thiện quy
trình kỹ thuật nuôi xen nhiều đối tượng trong một mô hình đảm bảo tính bền vững và thích
ứng với BĐKH.
Kết quả mang lại từ mô hình cho thấy, mô hình nuôi xen tôm sú -  cá kình trên địa bàn
xã Quảng Thành cho hiệu quả tương đối tốt, lãi từ 13-15 triệu đồng. Đối với các mô hình
nuôi xen tôm sú -  cá dìa -  cua trên địa bàn xã Hương Phong cho hiệu quả khá  tốt, lãi trên
20 triệu đồng. Cá dìa ở đây phát triển tốt, điều kiện môi trường nước khá phù hợp.



Trích KỶ YẾU HỘI THẢO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC MIỀN TRUNG  BỘ VÀ TÂY NGUYÊN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

Mạng lưới chợ làng ở Quảng Điền thời quân chủ



Có làng là có chợ, chợ làng phát triển thành chợ liên làng (hoặc chợ phiên, chợ tổng, chợ phủ, chợ huyện…). Tìm hiểu về hệ thống chợ làng quê, chợ liên làng có thể hiểu thêm về truyền thống kinh tế, văn hóa của một vùng đất nào đó trong lịch sử. Việc nghiên cứu về chợ làng trên đất Thừa Thiên Huế đã có một vài công trình (1) đề cập đến dù còn sơ lược. Bài viết này trên cơ sở kế thừa các công trình trước đây, bước đầu nghiên cứu về hệ thống chợ làng trên đất Quảng Điền thời phong kiến nhằm góp phần tìm hiểu về hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội trên quê hương, đồng thời rút kinh nghiệm cho việc xây dựng mạng lưới chợ ở nông thôn hiện nay hợp lý, khoa học góp phần nhỏ vào việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn mà Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng hiện nay.


1. Khái quát về làng xã Quảng Điền


Có thể nói huyện Quảng Điền là vùng đất xa xưa, lâu đời nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế dưới bàn tay lập nghiệp của người Việt thay thế cư dân Champa trong quá trình Nam tiến. Dưới thời Trần, Hồ, đầu thế kỷ XV “châu Hóa gồm 7 huyện Lợi Bồng, Sĩ Vinh, Sạ Lệnh (hay Sạ Linh), Trà Kệ, Tư Dung, Bồ Đài, Bồ Lãng” (2). Quảng Điền thời bấy giờ nằm trọn trong huyện Trà Kệ.

Triều Lê sơ tăng cường di dân, khai hoang, vùng này thu hút cư dân phía Bắc vào. Theo thống kê của Nguyễn Trãi trong Dư địa chí (viết năm 1438), Quảng Điền thời bấy giờ mang tên huyện Đan Điền thuộc phủ Triệu Phong, một trong 3 huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế với số làng xã rất lớn “huyện Đan Điền có 63 xã, 9 thôn, 6 sách”(3).

Sau cuộc hành quân năm 1471, đồn điền “Triệu Phong” được thành lập, quan quân và dân lưu tán đã từ vùng Thanh, Nghệ vào nam lập nên những làng mới trên đất Đan Điền như trường hợp làng Tây Thành “thủy tổ của bốn tộc là Lê, Trần, Cao, Nguyễn đến khẩn hoang khai phá vùng đất Tây Thành vốn từ lâu đã bị bỏ hoang hóa” (4).

Sách Thiên nam dư hạ tập (1481) của triều Lê chép phủ Triệu Phong gồm: “huyện Kim Trà 8 tổng, 71 xã, huyện Đan Điền 8 tổng 65 xã, huyện Tư Vang 6 tổng 52 xã”(5). Đến năm 1555 (thời Mạc), tác phẩmÔ Châu cận lục có danh mục làng xã, Thừa Thiên Huế bấy giờ gồm đất 3 huyện Kim Trà, Tư Vinh, Đan Điền có 180 làng xã. Trong đó, huyện Đan Điền gồm 52 làng xã (6), phần lớn quần tụ ở vùng trung du và hạ lưu sông Bồ, ven phá Tam Giang. Tuyệt đại đa số cư dân làm ruộng, đánh bắt cá trên đầm phá, sông, biển, làm các nghề thủ công.

Thời chúa Nguyễn (1558-1775), rất nhiều làng xã ở Thừa Thiên Huế được thành lập. Nguồn gốc cư dân lúc này chủ yếu là những người ở Thanh Hóa tháp tùng theo chúa Nguyễn Hoàng vào Nam. Họ khai phá lập làng ở vùng ven biển, ven phá, ven gò đồi, đồng thời bắt đầu có hiện tượng tách lập làng mới trên cơ sở làng cũ có từ trước. Nửa sau thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn cho biết 3 huyện Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền có 23 tổng, 234 xã, 23 thôn, 77 phường, 1 giáp, 1 châu, 3 sách(7). Trong đó, huyện Quảng Điền gồm có 8 tổng 74 xã 7 thôn 7 phường. Sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và chính sách mở mang kinh tế đối ngoại đã giúp cho hoạt động thương mại Thừa Thiên Huế phát triển mạnh hình thành phố cảng Thanh Hà, hoạt động nhộn nhịp thế kỷ XVII-XVIII. Những chuyển biến quan trọng đó đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển hệ thống chợ làng Thừa Thiên Huế nói chung, Quảng Điền nói riêng.

Số liệu làng xã đầu thế kỷ XIX của phủ Thừa Thiên có thể ước đoán qua việc phân tích địa bạ (làm trong các năm 1810-1818) của tác giả Nguyễn Đình Đầu là 354 làng xã. Trong đó, Quảng Điền có 9 tổng(8). Đầu năm 1835, ba huyện mới được đặt thêm là Phong Điền, Hương Thủy, Phú Lộc trên cơ sở tách đất của 3 huyện cũ Hương Trà, Quảng Điền, Phú Vang. Huyện Quảng Điền lúc này có 5 tổng: Phước Yên, An Thành, Thanh Cần, Khuông Phò và Hạ Lang (9). Cuối thế kỷ XIX, vào thời Đồng Khánh (1885-1888), trong Đồng Khánh dư địa chí huyện Quảng Điền gồm 5 tổng, 59 xã, thôn, ấp, giáp với danh mục làng xã rất cụ thể (10).

Người dân Quảng Điền đã tận dụng ưu thế về nguồn lợi thiên nhiên của một vùng đồng bằng màu mỡ định cư lập nên hệ thống làng xã, mở rộng địa bàn cư trú lấy nghề nông làm gốc, khai thác đánh bắt cá và làm thêm các nghề thủ công. Sự phát triển kinh tế nông lâm ngư trong các làng xã đã đưa đến sự mua bán trao đổi diễn ra ngày càng nhộn nhịp tại một số tụ điểm thuận lợi về mặt địa lý, giao thông của làng hoặc giữa làng này với làng khác, khởi đầu cho sự hình thành các chợ làng, liên làng.

Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa dần từng bước trên vùng đất Thừa Thiên Huế đã tạo nên sự thay đổi về diện mạo của một số làng với sự xuất hiện dinh sở, thủ phủ, đô thành dưới thời các chúa Nguyễn rồi kinh thành Phú Xuân dưới thời Tây Sơn và thời Nguyễn... cũng là điều kiện góp phần thúc đẩy kinh tế của Thừa Thiên Huế ngày càng có những chuyển biến đáng kể. Trong đó, chợ làng với vai trò là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng ngày càng khẳng định là nhân tố đòn bẩy thúc đẩy sản xuất phát triển, đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu cuộc sống của nhân dân và triều đình.

2. Mạng lưới chợ làng Quảng Điền từ 1306 đến 1945


2.1. Chợ làng nửa đầu thế kỷ XVI


Vào thế kỷ XVI, tác giả Dương Văn An trong sách Ô châu cận lục đã mô tả thành Hóa Châu: “Hóa thành ở địa phận huyện Đan Điền… Phía hữu ngạn sông con này nào các dinh thự, trường học, ty Đô, ty Thừa, nha môn phủ Triệu Phong mọc san sát…. Quanh bốn phía đều có sông nước bao bọc, giữa là tòa thành cao ngất trăm trĩ, tỏa rộng như một đụn mây dài. Vị trí đó thật xung yếu như có bàn tay thợ tạo sắp đặt vậy” (11). Riêng về phần thị (kinh tế chợ, phố...), theo sự mô tả của tác giả, chúng ta cũng biết được ở Thừa Thiên Huế lúc bấy giờ có một số ngôi chợ lớn như: Thế Lại, Đan Lương, Lại Ân, Mậu Tài, Lại Thị, Bái Đáp; trong đó, huyện Quảng Điền có 2 ngôi chợ lớn Đan Lương và Bái Đáp.

* Chợ Đan Lương


Tục danh chợ Cầu, ở làng Phú Lương, Quảng Thành. Tên gọi này có lẽ xuất phát từ địa thế của chợ: chợ nằm bên cây cầu có tên Đan Điền, cây cầu nổi tiếng bậc nhất ở châu Ô thời bấy giờ: “Cầu ở chợ làng Đan Lương, huyện Đan Điền, phía đông chợ có một con ngòi, ngang ngòi có một nhịp cầu, đầu cầu là nhà ở. Dịp giữa cầu nổi cao như sống lưng cá kình rất tiện lợi cho người qua lại. Sớm hôm không ngớt, đúng là cái cầu số một của châu Ô vậy”. Về thời gian họp chợ, Dương Văn An cũng cho biết: “người Đan Lương dậy từ nửa đêm”(12). Trải qua thời gian cùng nhiều biến động lịch sử, ngày nay, chợ Đan Lương đã phần nào có sự thay đổi: cây cầu có mái nhà hình cầu vồng đã được thay thế bằng cây cầu làm bằng ciment; thời gian họp chợ cũng thay đổi, bắt đầu từ 14h-17h trong ngày, chủ yếu phục vụ nhu cầu trao đổi mua bán của nhân dân trong làng. Câu ca trong dân gian xứ Huế: “Mua vôi chợ Quán chợ Cầu” chứng tỏ chợ Cầu trong quá khứ phải là điểm tụ họp khá nhộn nhịp đông đúc, không chỉ giới hạn cho cư dân trong làng mà còn thu hút được cả các vùng lân cận.

* Chợ Bái Đáp


Chợ ở làng Phú Lễ (xã Quảng Phú), một làng cổ bên sông Bồ. Trong thế kỷ XVI, thời gian họp “chợ Bái Đáp họp vào buổi trưa”(13) và được duy trì đến thế kỷ XIX. Năm 1806, trong phần mô tả đường thủy từ sông Văn Xá đi ngược lên nguồn sông Bồ, tác giả Lê Quang Định viết: “Bên trái có chùa xã Phú Ốc, bên phải là chợ xã Bái Đáp, chợ đông vào buổi trưa”(14). Các mặt hàng bày bán tại chợ Bái Đáp cũng được sách Đại Nam nhất thống chí ghi lại: “Chợ Phú Lễ huyện Quảng Điền vốn tên chợ là Bái Đáp, sau đổi tên hiện nay, bán thịt lợn chín ngon hơn các nơi khác”(15). Về sau, khi chợ An Lỗ (Phong Điền) ngày càng phát triển thì sự thu hút của chợ Bái Đáp suy giảm, thương nhân chợ Bái Đáp cũng dần chuyển đi và tiếng danh về một chợ có các hàng thịt chín ngon cũng vắng dần.

Như vậy, trong thế kỷ XVI, qua ghi chép của Dương Văn An, chúng ta biết được rằng nằm kề cận với trung tâm chính trị - quân sự Hóa Thành về phía bắc (huyện Quảng Điền), một số chợ làng đã phát triển mạnh. Các chợ này có thể ra đời từ thời Trần, Hồ; tuy nhiên, phải đến cuối thế kỷ XVI, khi mà người dân vùng Thuận Hóa đã bắt đầu cuộc sống an cư lạc nghiệp thì mới có nhịp độ phát triển nhanh. Về mặt xã hội, sự ra đời và phát triển một số chợ làng ở huyện Quảng Điền trong thế kỷ XVI đã góp phần hình thành nên phần thị của Hóa Châu, đánh dấu bước phát triển của vùng đất Thừa Thiên Huế trong buổi đầu của quá trình đô thị hóa.

2.2. Chợ làng trong các thế kỷ XVII - XVIII


Với địa thế thuận lợi có dòng sông Bồ uốn khúc, huyện Quảng Điền trong quá khứ đã là vùng đất được các chúa Nguyễn chọn làm nơi dựng thủ phủ: Phước Yên (1626-1636) và Bác Vọng (1712-1738). Nằm giữa vùng đồng bằng được xem là màu mỡ nhất của Thừa Thiên Huế, như Dương Văn An từng ca ngợi: “đồng nội xanh tươi, xóm thôn trù mật, chợ nọ cầu kia, người sang vật quí đều tọa lạc hai bờ nam bắc”, dọc theo phần hạ lưu sông Bồ, hai thủ phủ này cách nhau khoảng 6 km. Tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn như là bước trung chuyển vào Huế nhưng có thể nói, hai thủ phủ chúa Nguyễn ở Quảng Điền có vai trò rất quan trọng đối với thực lực họ Nguyễn và quá trình đô thị hóa, thương mại làng xã nơi đây. Nhu cầu phục vụ cho sinh hoạt của bộ máy chính quyền (các chúa, các thân vương, quan lại cao cấp), quân đội bảo vệ vương phủ... không thể không có các chợ.

Tuy vậy, các tài liệu địa chí thời Nguyễn không thấy đề cập đến sự tồn tại của các chợ ở Phước Yên và Bác Vọng, thay vào đó chỉ có các chợ làng cận phủ như Thanh Kệ, Hương Cần, Văn Xá, Hạ Lang... Điều này có thể do tính chất an toàn về chính trị-quân sự của vương phủ nên chính quyền chúa chỉ cho phép chợ họp trên đất các làng kề cạnh Phước Yên và Bác Vọng. Cụ thể phủ Phước Yên nằm giữa hai chợ Thanh Kệ và Hương Cần, phủ Bác Vọng nằm kề cận hai chợ Hạ Lang và Văn Xá.

* Chợ Thanh Kệ


Chợ Thanh Kệ thế kỷ XVII thuộc xã Thanh Kệ, tổng Hạ Lang (Thanh Kệ nay là Thanh Lương, Hương Trà). Dọc theo sông Bồ xuống ngã ba Thanh Phước, vị trí của chợ được tác giả Lê Quang Định xác định: “950 tầm, bên trái từ đây đi xuống đều có cư dân và đất khô, bên phải có chợ Thanh Lương, tên cũ là chợ Thanh Kệ, chợ đông vào buổi trưa. 900 tầm (gần 2km), bên trái có phủ Phước Yên. 1525 tầm (hơn 3km) hai bên đều có dân cư và đất khô, bên phải có chợ Hương Cần, chợ đông vào buổi sáng”(16). Chợ Thanh Kệ không chỉ nơi trao đổi mua bán giữa dân làng Thanh Kệ với các làng kề cận mà còn là nơi cung cấp nhu yếu phẩm sinh hoạt cho các tầng lớp quan lại, binh lính ở phủ Phước Yên.

* Chợ Hương Cần


Chợ Hương Cần thuộc xã Hương Cần, tổng Đông Lâm (nay thuộc Hương Trà). Trong thế kỷ XVI, thuộc địa phận huyện Đan Điền có trạm Linh Giang - bến trạm quan trọng nhất của miền Ô Châu lúc bấy giờ: “Trạm ở gần xã U Cần, địa phận huyện Đan Điền. Bên cạnh có sông Tam Kỳ, trước mặt có một giả nước. Từ hai xã Trà Kệ, Diêm Trường đều có đường thủy đi tới, rất tiện cho thuyền bè. Quan khách lui tới, sớm tối đi về, chính là trạm số một của châu Ô vậy”(17). Điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông thủy lộ chắc chắn đã đưa đến sự ra đời rất sớm của một chợ làng nằm kề cạnh trạm Linh Giang - chợ làng Hương Cần. Tuy nhiên, cho đến giữa thế kỷ XVII, khi Phước Yên được chọn làm thủ phủ thì chợ làng Hương Cần mới có điều kiện phát triển mạnh.

* Chợ Hạ Lang


Cách thủ phủ Bác Vọng về phía tây bắc khoảng 2km có chợ Hạ Lang bên bờ phải và chợ Văn Xá ở bờ trái sông Bồ(18). Sự tồn tại của bến đò Văn Xá (ngang qua Hạ Lang) hay bến đò Bác Vọng (ngang qua Văn Xá) đã phần nào nói lên được mức độ giao lưu, trao đổi hàng hóa, vật phẩm giữa các cư dân các làng này với nhau. Chợ Hạ Lang ra đời nằm trong hệ thống trao đổi đó. Đặc biệt, từ khi thủ phủ Bác Vọng được xây dựng, vai trò đầu mối cung ứng các nhu cầu sinh hoạt cho vương phủ của các chợ này càng được xác định rõ nét.

Thế kỷ XVII - XVIII, thuộc địa hạt Quảng Điền còn có một số chợ làng như: Chợ Sa Đôi, tổng An Thành (xã Quảng Thành), chợ Thành Công, chợ Lãnh Tuyền.... Các chợ này không chỉ hoạt động trong phạm vi làng mà còn có tính chất vươn ra liên kết các chợ làng kề cận về phía tây bắc như chợ Thế Chí, Đại Lộc, Kế Môn, Vĩnh Xương, Hương Triền (chợ Thanh Hương) (vùng Ngũ Điền) nằm trên tuyến đường bộ ven phá Tam Giang từ bến Vĩnh Trị (Hương Trà) rẽ theo nhánh hướng bắc đến chợ Hương Triền (Phong Điền) cũng là nơi giáp Quảng Trị. Như vậy, trên tuyến đường thủy, các nguồn hàng từ miền Tây Quảng Trị (nổi tiếng là chợ Phiên Cam Lộ) với đặc sản hồ tiêu, dầu rái… theo các sông Hiếu, Thạch Hãn, Ô Lâu ra phá Tam Giang rồi đi ngang qua các chợ ở huyện Quảng Điền trước khi theo sông Hương ngược lên phố Thanh Hà, Bao Vinh để phân phối ra ngoài tỉnh và cung ứng cho các chợ vùng phụ cận kinh đô Huế.

2.3. Chợ làng thế kỷ XIX đến đầu 1945


Thế kỷ XIX, trên địa hạt Quảng Điền ngoài các chợ cũ như Phù Ninh, Bái Đáp, Hạ Lang, Văn Xá, Thanh Lương (Thanh Kệ), Hương Cần, Phú Lương, Thanh Hà, Kim Đôi, Thành Công, Lãnh Truyền, chợ Tam xã Khuông Phò - Tráng Lực - Thạch Bình... còn xuất hiện thêm các chợ mới như: Nước Lạnh, Niêm Phò, Tráng Lực... Cuối thế kỷ XIX, chợ Ngũ xã thay thế chợ Tam xã (Tráng Lực-Thạch Bình-Thủ Lễ), đồng thời tiếp tục xuất hiện một số chợ mới như: An Xuân, An Thành, Mỹ Xá, Phong Lai, Lai Hà, Sơn Tùng, Nam Phù. Đầu thế kỷ XX, theo thống kê của Đại Nam nhất thống chí đời Duy Tân (1909) thì Quảng Điền có 15 chợ nổi tiếng. Trong đó, chợ Tam xã, Ngũ xã được xem là chợ liên làng tiêu biểu không chỉ cho huyện Quảng Điền mà cả Thừa Thiên Huế.

* Chợ Hội Thông (Ngũ xã - nay là chợ Sịa)


Chợ thuộc địa giới làng Tráng Lực, thị trấn Sịa. Trước khi chợ Ngũ xã ra đời, cư dân nơi đây đã có chợ cũ, tọa lạc trên đất giáp ranh 3 xã Khuông Phò-Tráng Lực-Thạch Bình (chợ Tam xã) ra đời vào khoảng thế kỷ XVI-XVII. Năm Giáp Tuất (1814) chợ Tam xã bị hỏa hoạn(19). Năm 1867, một chợ khác ra đời cách chợ Tam xã 300m, ở địa phận làng Tráng Lực; về sau dân làng Thủ Lễ và Thạch Bình tham gia càng nhiều vào chợ này, gọi là chợ Tam xã mới. Năm Tự Đức 30 (1877), chợ Tam xã mới được chính thức thành lập. Cũng từ đó, chợ Tam xã cũ chỉ còn lại người dân làng Khuông Phò tham gia với cái tên chợ Côi (chợ phía trên)(20). Về sau, dân 2 làng Uất Mậu và An Gia lần lượt xin gia nhập chợ Tam xã mới và chợ Ngũ xã gồm Tráng Lực - Thạch Bình - Thủ Lễ - Uất Mậu - An Gia chính thức ra đời trên địa phận làng Tráng Lực vào năm 1894 (21).

Năm Thành Thái thứ 7 (1895), đội ngũ hương chức Ngũ xã ban hành một số ước định nhằm quản lý và duy trì hoạt động của chợ. Thông qua các văn bản Hán Nôm này, chúng ta biết được qui mô của chợ Ngũ xã rất lớn do các cá nhân bán hoặc cúng đất nhằm mở rộng chợ. Tư liệu Hán Nôm địa phương cũng cho thấy rõ quá trình hình thành và phát triển của chợ làng ở vùng Sịa (22). Theo sách Đại Nam nhất thống chí đời Duy Tân, chợ An Gia (Sịa) đã có phố ngói, người Tàu ở đông. Như vậy, đến đây chợ Ngũ xã đã trở thành nhân tố quan trọng trong sự phát triển của vùng Sịa trước khi trở thành thị tứ sầm uất như ngày nay.

Thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của sức sản xuất và sự mở rộng địa bàn dân cư, số lượng các chợ làng ở Thừa Thiên Huế không ngừng gia tăng về mật độ lẫn không gian. Trải qua các triều đại đến đầu thế kỷ XX, Quảng Điền có tất cả 18 chợ (nay còn 16 chợ) được sử sách ghi lại phân bố khắp các đồng bằng và đầm phá. Từ thế kỷ XIX, trong khi các chợ làng ở Thừa Thiên Huế hoạt động mạnh trở thành đầu mối, của các chợ vùng, chợ huyện, trung tâm giao lưu giữa các địa phương trong vùng và với kinh đô Huế thì một số chợ và trung tâm buôn bán trước đó thời chúa Nguyễn như chợ phường Phụ Lũy, phố cảng Thanh Hà vì điều kiện tự nhiên xã hội khác nhau bắt đầu suy tàn.

3. Vài nhận xét về đặc điểm của mạng lưới chợ làng Quảng Điền


- Về tên gọi các chợ: So với các vùng khác, tên chợ ở Quảng Điền rất phong phú với nhiều tên khác nhau, không chỉ theo tên gọi làng thông thường mà sử dụng nhiều tên tục theo đặc điểm địa hình, đặc điểm sinh hoạt kinh tế văn hóa hoặc tên tục của làng. Chẳng hạn như chợ làng Phú Lễ gọi Bái Đáp (tên sông), chợ Đan Lương (chợ Cầu), chợ Lãnh Tuyền/Vĩnh Tu, chợ Thanh Kệ/chợ Kệ, chợ Thành Công/Cồn Gai, chợ Lai Hà/chợ Sáo, chợ Hội Thông/Ngũ xã/Sịa, chợ Phong Lai/chợ Nịu, chợ Sơn Tùng/chợ Nan…

- Về địa điểm họp chợ: Chợ làng Quảng Điền được lập ngay trong các làng ở địa điểm đầu hoặc giữa làng, thuận lợi về giao thông thủy, bộ. Phần lớn các chợ đều tập trung ven sông Bồ, ven phá, ven biển; chợ liên làng như Tam xã, Ngũ xã họp ở giao lộ, ranh giới giữa các làng. Một số chợ làng nổi tiếng hơn trong huyện đều tập trung gần các trung tâm chính trị phủ chúa như chợ Cầu, Báo Đáp phía bắc Hóa Thành; 2 chợ Thanh Kệ, Hương Cần gần phủ Phước Yên, 2 chợ Văn Xá, Hạ Lang nằm gần phủ Bác Vọng.

- Về thời gian họp chợ: Không như các chợ phía bắc, có kiểu thức chợ phiên, chợ làng Quảng Điền họp hàng ngày. Có chợ Hôm (buổi chiều), chợ Mai (buổi sáng), chợ họp buổi trưa như 2 chợ Bái Đáp, Thanh Kệ; có chợ họp vào lúc “nửa đêm” tức từ rất sớm trong ngày như chợ Đan Lương… phù hợp với các loại hàng hóa bày bán trong chợ; chợ nông sản, đồ dùng sinh hoạt thường họp buổi sáng, chợ cá thường họp buổi chiều...

- Về cấu trúc và qui mô: Các chợ đều có đình chợ, cách bố trí lều, quầy hàng theo hình chữ U hoặc chữ nhật; vật liệu thường bằng tranh nên hay xảy ra hỏa hoạn. Một số chợ ven phủ, ven đô có quầy hàng, phố ngói, bán suốt ngày, đặc biệt khi có thương nhân người Hoa kinh doanh buôn bán như chợ An Gia (tức chợ Ngũ xã, chợ Sịa sau này). Các chợ đều chủ yếu thuộc phạm vi chợ làng, một khu chợ liên làng Tam xã phát triển thành Ngũ xã, không có chợ huyện, chợ phủ, chợ dinh theo đúng nghĩa của nó; yếu tố chợ ven đô còn mờ nhạt khi các thủ phủ dời đi nơi khác.

- Mặt hàng bày bán: Hàng hóa bày bán là các mặt hàng nông sản, thổ sản, lâm sản, thủy sản, nông cụ, đồ dùng bằng gỗ, đồng, tre đan, kim chỉ may vá, hàng may mặc, đồ ăn thức uống… phục vụ cho nhu cầu lương thực thực phẩm, sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân trong làng, trong khu vực liên làng cũng như quan quân tại các thủ phủ.

- Về phương thức trao đổi, mua bán: Do nằm ở một huyện vùng đồng bằng nên mạng lưới chợ làng Quảng Điền phục vụ chủ yếu cho nhu cầu trao đổi nông sản và nông cụ, hàng tiêu dùng của nông dân trong làng có chợ và một số làng lân cận. Có thể đã có một bộ phận thương nhân buôn bán dọc theo sông Bồ đến thượng nguồn, hoặc dọc theo phá Tam Giang, dọc sông Ô Lâu, ra Quảng Trị, lên Huế để trao đổi nguồn hàng miền xuôi - miền ngược nhưng luồng hàng buôn bán dọc sông đó chưa thật sự nổi bật. Trong mạng lưới chợ làng Quảng Điền, nổi bật không chỉ trong huyện mà của cả tỉnh, chính là chợ liên làng Tam xã (cũ - mới) phát triển thành Ngũ xã, đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa trong khu vực. Cũng chính vì thế mà chợ Ngũ xã đã đẩy nhanh được quá trình đô thị hóa hình thành thị trấn như ngày nay.

Mạng lưới chợ là hệ quả của kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển và tiến trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trên đất Thừa Thiên Huế thời quân chủ. Vai trò của chợ làng tác động trở lại đối với tình hình chính trị, các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống nhân dân làng xã là rất lớn. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh tế ở các chợ làng, liên làng Quảng Điền tầng lớp thương nhân chuyên nghiệp chưa xuất hiện (chỉ một bộ phận nhỏ thương nhân người Hoa hoặc người Việt). Quảng Điền chưa xuất hiện làng buôn như các làng Cảnh Dương, Lý Hòa ở Quảng Bình, hay làng có nhiều người đi buôn như Mỹ Lợi, Hà Thanh, Thai Dương Hạ. Do vậy, quá trình đô thị hóa làng xã diễn ra chậm chạp.

Tóm lại, chợ làng hình thành trước hết là do nhu cầu thiết yếu, có tính tự phát của nhân dân làng xã nhằm thỏa mãn nhu cầu trao đổi có tính tự cung tự cấp của kinh tế làng xã. Chợ làng do làng xã tự tổ chức quản lý thông qua hương ước hoặc lệ họp chợ. Nhu cầu thiết yếu đó qui định địa điểm, thời gian, cấu trúc và qui cách họp chợ rất phong phú và đa dạng; cũng như phương thức trao đổi mua bán tại chợ. Chợ làng chính là mạng lưới thương nghiệp nông thôn hiệu quả đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tiểu nông, củng cố hơn nữa sự cố kết nông - công - thương nghiệp vốn đã vô cùng bền vững của tổ chức làng xã Việt Nam trong lịch sử. Vì thế, trong công cuộc quản lý nông thôn nói chung, tổ chức quản lý chợ làng hiện nay, một mặt phải hết sức chú ý đến nhu cầu thiết yếu đó của người dân để có tổ chức, qui hoạch mạng lưới chợ, các trung tâm mua bán, siêu thị hợp lý đồng thời phải dựa trên nền tảng phát triển nền kinh tế tiểu nông sản xuất nhỏ thành nền sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hóa cao. Có như thế, chúng ta mới có thể đẩy nhanh được tốc độ đô thị hóa nông thôn, xây dựng nông thôn phát triển bền vững như mong muốn.

Nguyễn Văn Đăng (*)

Phạm Thị Minh Tâm (**)




(*) TS. Phó Trưởng khoa - Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Huế.


(**) ThS. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.



Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Đăng, “Chợ Đông Ba với tiến trình phát triển đô thị Huế”, Tạp chí Huế Xưa & Nay,số 94(7-8/2009).

2. Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Thừa Thiên, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1997, tr.67.

3. Lê Quang Định, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Phan Đăng dịch, Nxb Thuận Hóa - Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2005.

4. Lê Quí Đôn toàn tập, Tập 1, Phủ biên tạp lục, H.: Nxb.KHXH, 1977.

5. QSQ triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí (đời Duy Tân), Thừa Thiên phủ, Tập Thượng, Nha Văn hóa - Bộ Quốc gia giáo dục.

6. Trương Thị Thu Thảo, Chợ làng ở Thừa Thiên Huế thế kỷ XVI-XIX, Luận văn Thạc sĩ sử học, Đại học Sư phạm Huế, 2010.

7. Vô danh thị, Ô châu cận lục, Dương Văn An nhuận sắc & tập thành, Bùi Lương dịch, Văn hóa Á châu xb, 1961.





(2) Lê Quí Đôn toàn tập, Tập 1, Phủ biên tạp lục, H.: Nxb.KHXH, 1977, tr. 38.


(3) Nguyễn Trãi, Dư địa chí, H.: Nxb.KHXH, 1776, tr.235.


(4) Huỳnh Công Bá, “Làng Tây Thành”, Tạp chí Huế xưa & nay, số 7, tr.106.


(5) Lê Quí Đôn toàn tập, Tập 1, Phủ biên tạp lục, H.: Nxb.KHXH, 1977, tr. 44.


(6) Vô danh thị, Ô châu cận lục, Dương Văn An nhuận sắc & tập thành, Bùi Lương dịch, Văn hóa Á châu xb, 1961, tr. 40.


(7) Phủ biên, Tlđd, tr. 78-80.


(8) Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Thừa Thiên, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1997, tr. 106, tr.66.


(9) Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ…, Tlđd, tr. 67.


(10) Đồng Khánh địa dư chí, Phủ Thừa Thiên, Đĩa file PDF, tr. 1427.


(11) Ô châu cận lục, 1961, Tlđd, tr. 65.


(12) Ô châu cận lục, 1961, Tlđd, tr. 44, 66.


(13) Ô châu cận lục, 1961, Tlđd, tr. 44.


(14) Lê Quang Định, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Phan Đăng dịch, Nxb Thuận Hóa - Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2005, tr. 213.


(15) QSQ triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí (đời Duy Tân), Thừa Thiên phủ, Tập Thượng, Nha Văn hóa - Bộ Quốc gia giáo dục, 1961, tr.138.


(16) Lê Quang Định, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Tlđd, tr. 215.


(17) Ô châu cận lục, 1961, Tlđd, tr. 67.


(18) Lê Quang Định, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Tlđd, tr. 213-215.


(19) Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), 3 xã nói trên cùng lập cam kết xây dựng lại đình chợ. Lý giải việc cháy chợ năm 1814 là do việc không quan tâm cúng bái cho người âm nên người dân 3 xã cũng đồng thời dựng thêm một chợ lộ thiên ở ngoài rú cát (Bạch Sa), cách chợ Tam xã độ 300 thước; chợ này chỉ họp chợ trong 3 ngày tết (mồng 1,2 và 3 âm lịch) với mục đích cầu mong chợ Tam xã không xảy ra hỏa hoạn… [Theo Văn bản Hán Nôm hiện được dịch và đóng thành tập “Lịch sử thôn làng Tráng Lực-Sịa, Tập 1 và 2, hiện do trưởng họ Lê Nhì giữ ở làng Tráng Lực].


(20) Để cạnh tranh buôn bán, người dân làng Khuông Phò đã lôi kéo mộ dân các xã ven phá Tam Giang, các xã lân cận phía nam nhằm không cho dân đến tụ họp ở chợ Tam xã mới, điều này gây ra mâu thuẫn xung đột giữa 3 làng (Tráng Lực, Thạch Bình và Thủ Lễ) với làng Khuông Phò.


(21) Trương Thị Thu Thảo, Chợ làng ở Thừa Thiên Huế thế kỷ XVI-XIX, Luận văn thạc sĩ sử học, Đại học Sư phạm, 2010, Phụ lục 4, P19-20-21.


(22) Tuy nhiên, sách Đại Nam nhất thống chí đời Tự Đức, Tập 1, Nxb Thuận Hóa, Huế 1992, trong khi liệt kê các chợ vùng Sịa chỉ có nêu chợ Thạch Bình (tr.183), đến Đại Nam nhất thống chí đời Duy Tân (1909) thì mỗi xã An Gia, Thạch Bình, Tráng Lực, Uất Mậu, Thủ Lễ đều có chợ (sđd, tr.138). Điều này ngược lại với kết quả tư liệu điền dã ở địa phương; có thể do các quan chép sử nhà Nguyễn thiếu thực tế, thiếu chính xác. Có thể nói đến thời điểm này, các xã nói trên có chợ chung là chợ Ngũ xã.

(trích sóng nước tam giang)