Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Phú. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Phú. Hiển thị tất cả bài đăng

Quảng Điền: Nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển dịch vụ

UBND huyện Quảng Điền vừa ban hành một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển dịch vụ tại các khu dịch vụ: Cồn Tộc, xã Quảng Lợi; hai bên cầu Tứ Phú, xã Quảng Phú và thôn An Lộc, xã Quảng Công, huyện Quảng Điền

Theo đó, sẽ miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 7 năm đối với dự án đầu tư tại các khu quy hoạch phát triển dịch vụ nói trên; giảm 50% tiền thuê đất, mặt nước cho các dự án đầu tư trong thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh khi bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất khả kháng xảy ra. Ngoài ra, các đơn vị đầu tư sẽ được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; mặt bằng sản xuất; lãi suất tiền vay đầu tư; thủ tục hành chính; hỗ trợ đầu tư mới và mở rộng dự án đầu tư trong hàng rào; hỗ trợ các công trình kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào...

Rau tết được mùa, được giá xã Quảng Thành

(TTH.VN) - Đón tết Ất Mùi 2015, người dân trồng rau huyện Quảng Điền rất phấn khởi khi toàn bộ diện tích rau được mùa, được giá.Cánh đồng rau của tổ dân phố An Gia (thị trấn Sịa) được phủ lên một không khí tấp nập, khẩn trương của người nông dân. Niềm vui được mùa, được giá rau vụ đông đã tạo niềm tin để bà con tích cực chăm sóc cho trà rau tết. Bên cạnh những luống rau dài ngày như bắp cải, su hào, súp lơ đã lên xanh mướt, bà con nông dân lại tiếp tục làm đất ra các giống ngắn ngày như rau cúc, xà lách, hành, mùi… làm phong phú thêm sản phẩm hàng hóa ngày tết.


Rau phục vụ tết của nông dân thị trấn Sịa
Năm nay, xã Quảng Thành cơ cấu trên 45 ha sản xuất rau xanh phục vụ thị trường tết, dự tính đem lại nguồn thu trên 10 triệu đồng mỗi sào. Ông Đào Trọng Thành –Chủ tịch UBND xã Quảng Thành cho biết. “Đến nay, toàn xã đã có 45/45 ha rau xanh sản xuất theo hướng Vietgap và đem lại hiệu quả rất cao khi tết năm nay, rau xanh không những tăng năng suất sản lượng mà còn được giá. Dự kiến trong những vụ tiếp theo, Đảng ủy xã sẽ tiếp tục chỉ đạo mở rộng diện tích rau xanh lên 65 ha”.
Vụ trồng rau tết năm nay, gia đình ông Nguyễn Quang Hòa (thôn Thành Trung, xã Quảng Thành) đưa vào trồng 2 sào rau cải, xà lách, rau thơm, mồng tơi… Theo ông, đây là những loại rau bán chạy nhất trong những ngày tết. Do thời tiết rét kéo dài, rau Tết trồng chậm phát triển nên đòi hỏi nông dân phải bỏ công chăm sóc và áp dụng kỹ thuật cao hơn. Nhưng bù lại, giá bán cao hơn, thường mỗi sào cao gấp 2 đế 3 lần cho với trổng rau ngày thường, ông Hòa vui vẻ nói.
Rau, củ quả được coi là mặt hàng thiết yếu trong dịp tết Nguyên đán nên hiện nay, không riêng gì xã Quảng Thành, thị trấn  Sịa mà những địa phương khác như Quảng Lợi. Quảng Vinh, Quảng Phú và Quảng Thọ cũng đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng rau phụ vụ tết…
Hiện nay rau má tươi có giá thu mua trên 10.000đ/kg, rau dền 70.000đ/kg, rau thơm 40.000 đ/kg. Các loại cải, xà lách, ngò… có giá giao động từ 5.000 đến 7.000 đồng/kg. Với mức giá như vậy, người trồng rau Quảng Điền đang hướng đến một cái tết cổ truyền sung túc, vui vẻ, ông Hoàng Vọng – Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện phấn khởi.
Công Cường

Làng Bác Vọng - Quảng Phú


Sự hình thành làng Bác Vọng

Bác Vọng là một làng cổ ở Thuận Hóa, thời Trần thuộc huyện Trà Kệ, thời Lê Mạc thuộc huyện Đan Điền phủ Triệu Phong. Làng Bác Vọng phía bắc giáp làng Xuân Tùy, phía tây giáp Hạ Lang và Bao La, phía đông giáp Nam Phù, phía nam giáp sông Bồ. Thế kỷ 18 Bác Vọng phân thành đơn vị hành chính gọi là Bác Vọng Đông Tây xã. Qua thời Nguyễn làng tách thành Bác Vọng Đông giáp và Bác Vọng Tây giáp thuộc tổng Hạ Lang huyện Quảng Điền.

Khảo sát các di tích văn hoá Chămpa trên địa bàn Quảng Điền


Chiều 10/11, Viện Khảo cổ Hà Nội, Sở VH, TT&DL phối hợp với huyện Quảng Điền tiến hành khảo sát, nghiên cứu các di tích văn hoá Chămpa tại xã Quảng Vinh và xã Quảng Phú.
Tiến hành khảo sát phế tích Cổ tháp tại xã Quảng Vinh cho thấy, Cổ tháp này tọa lạc trên một gò đất cao ở thôn Đức Trọng, xung quanh là những khu lăng mộ và còn dấu vết của nhiều viên gạch Chăm vỡ bị. Ngoài ra, qua khảo sát, còn phát hiện tại thôn Lai Trung (xã Quảng Vinh) có ngôi đền Bà Giàng. Tại ngôi đền này có một tấm bia khắc các ký tự chữ viết người Chăm xưa và một linh vật nhỏ thời nhà Nguyễn.

Khi khảo sát phế tích Tháp Đức Nhuận (thôn Đức Nhuận, xã Quảng Phú), qua lời kể của người dân, trước đây có dấu tích một ngôi tháp Chăm đổ nát cùng tượng Chăm. Năm 1969, tại khu vực này đã tìm thấy tượng bò Nandin (hiện được đặt tại thư viện Nguyễn Chí Thanh).

Như vậy, qua những dấu vết còn lại, có thể thấy di tích văn hoá Chămpa trên địa bàn huyện Quảng Điền còn rất nhiều. Vì vậy, cần những phương án bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử này, đồng thời là cơ sở pháp lý để lập hồ sơ khoa học công nhận di tích lịch sử.

Công Cường (TTH.VN)

Quảng Điền Thừa Thiên Huế

Quảng Điền là một huyện phía bắc của Thừa Thiên-Huế, có thị trấn Sịa và 7 xã vùng ven phá Tam Giang, gồm Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phước, Quảng Thọ, Quảng Vinh. Các xã còn lại là Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Ngạn, Quảng Công, Quảng Phú. Phá Tam Giang chạy dọc phía đông huyện, còn sông Bồ chảy dọc phía Tây Nam của huyện.