Làng Phú Lương Quảng Thành

Làng Phú Lương tên cổ là Đan Lương, đến thế kỷ XVIII đã đổi tên thành Phú Lương; tập truyền của dân làng không rõ các họ khai canh, chỉ công nhận 7 họ đồng hàng cùng đến ở sớm nhất trên địa phận của làng Phú Lương là Phan (Đình), Phan (Cảnh), Phan (Văn), Lê, Trần, Nguyễn, Quách; trong đợt này chỉ khảo sát 3 họ là Phan (Đình), Lê, Quách. Họ Phan (Đình) là dòng họ tiến sĩ Phan Đình Bình khoa Bính Thìn (1856), quê hương của Từ Minh Huệ Hoàng hậu Phan Thị Điều, vợ vua Dục Đức; gia phả ghi chép khá rõ ràng, lưu trữ nhiều tư liệu qua các thời bao gồm cả thời Tây Sơn, nguyên quán ấp Hà Lạc, huyện Tống Giang, phủ Hà Trung, thừa tuyên Thanh Hóa, thủy tổ là Đặc tấn phụ quốc thượng tướng quân, Cẩm y vệ, Đô chỉ huy sứ ty, Đô chỉ huy chưởng vệ sự tặng Đạt quận công, thụy Chánh Đức phủ quân, truyền đến nay đã 20 đời, tương đương với 400 đến 500 năm.



Gia phả họ Lê ghi chép khá rõ ràng, thủy tổ có tên Lê Hâm, không rõ nguyên quán, truyền đến nay đã được 19 đời, cùng thời với họ Phan (Đình) nói trên; đây là một dòng họ có nghiệp võ, đời thứ 10 có ông Lê Thế Phúc lúc qua đời được gia tặng Xác kỵ tướng quân Cẩm y chưởng vệ; đời thứ 11 có ông Lê Thế Điếm được tặng Đặc tấn tráng nam tướng quân trụ quốc Tả quân Đô thống phủ đô thống Định An ty Vĩnh Trung bá...

Họ Quách có nguồn gốc người Hoa, đến cư trú tại đây đã 21 đời, trong họ đến đời thứ 13 có ông Quách Đạo Lâm làm quan đến chức Phó vệ úy. Trong địa phận làng Phú Lương hiện còn một số di vật, di tích đáng quan tâm như:

- Bia đá khắc chữ Chăm cổ: 

Đã được các học giả Pháp nghiên cứu, phiên dịch và công bố trên tạp chí BFE, nội dung như sau:

Mặt A

1. Chiến thắng tử (Mahadeva), bước chân của Người được chiếu sáng bởi ánh rực rỡ trên vương miện của nhà vua cùng các vị178 Văn hóa-lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận... thần. Đôi mắt của ngài... gương mặt của thần Uma như hoa sen và đôi mắt của Người thờ ơ với mọi sự quyến rũ.
2. Những ai đã bị hạ gục bởi mũi tên Sammohana của thần Cupid. Những ai bị sự u mê trong ba thế giới. Măc dù thần Cupid lại trở thành tất cả như mọi người, nhưng ngài vẫn làm giảm nhẹ nỗi khổ của mọi tâm hồn bằng cách nhận được những ảnh hưởng của ông ta (thần Siva).
3. Ngài, vị thần sức mạnh Srismabhadreva, người đã ban tặng niềm hạnh phúc và sự thịnh vượng cho thế giới, làm nên sự phát đạt của nhà vua.
4. Ngài được tôn thờ bởi các vị vua, bao quanh Người là những hoa sen như những bàn tay của các vị nữ thần, các vị đế vương và ngài ước ao được chinh phục bảo vệ cho chúng sinh.
5. Đất Chămpa vĩnh hằng, vùng đất được chiếu sáng bởi ánh mặt trời và được bảo vệ bằng những bước đi của thần, bằng sự danh tiếng của nhà vua, giống như mặt trăng mang vẻ đẹp bất diệt trải trên mặt đất. Vùng đất này trở thành vĩ đại bởi sự giàu có và thịnh vượng dẫn đến sự quý phái và đạt được sự kính trọng của đông đảo người dân.
6. Bhadrevarma, chủ nhân của vũ trụ, người luôn luôn tham gia sáng tạo giống như thần Indra, người tạo ra vận mệnh, quyền lực, sự giàu có, sức mạnh, sự anh dũng và thông thái, lòng người dângcúng sự quyến luyến những phẩm chất cao quý của mình cho tôn giáo, đó là Yudhisitma, Yunitsu cùng với daiyordhan cùng những người khác, những người phục vụ tốt nhất được gọi là Padaraksa.

Mặt B

Trong năm thuộc Saka Dravarma biểu hiện bằng con mắt của thần Siva, Mangala… (cùng với những chi tiết về thiên văn học), Dharmalingesvara. Những người Padaraksa đã lập Lingabinani vạn năng để hướng tới nhà vua tài giỏi bằng trái tim sùng đạo của mình.
(Số 41 Bia ký hiệu số 41).

Cùng với những phần còn lại của nội dung tấm bia đã nêu.Tài liệu còn cho biết những ghi chép trên mảnh vỡ của bia Phú Lương: “Đó là những lời khẩn cầu... thể hiện sự tôn thờ thần Siva đã được giải mã”. Bia này có thể thuộc vào thế kỷ IX, (Số 124 LA, 1808, Pari II,
p. 360). (Tài liệu do R.C.Majumclar công bố trên BFE VoL XI) Vua Bhadrevarma được gọi là Brakiavarman III. (đối chiếu trong bảng niên biểu các vị vua Champa của Georges Maspero trong sách Vương quốc Champa, Paris, 1928, không thấy có vua Bhadrevarman hay rakiavarman III, mà chỉ có tên vua Vikrãntavarman III năm 854-TK IX, và các vua Bhadravarman III, năm 1060, vua Rudravarman III, năm 1074, TK XI).

- Miếu thờ Bà và Hai cậu: 

Theo tập truyền của dân làng thì đây là miếu thờ một người thiếu nữ đã có công tiêu diệt 2 con mãnh hổ giúp đỡ dân làng, nên dân làng lập miếu thờ bà và 2 con hổ tại đây, bài vị ghi “Phan trinh nữ thần võ tướng công”. Có một sự kiện khảo cổ đáng lưu ý là vào năm 1995, Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu một ngôi mộ thuyền xuất lộ do người dân đào thủy lợi tại xứ Bàng Thang, làng Phú Lương, chủ nhân là một cô gái khoảng 18-23 tuổi, tay còn mang một chiếc nhẫn đã bị ôxy hóa và 1 đoản kiếm; phải chăng đây là cô gái đã giúp dân diệt hổ được dân làng thờ phụng nói trên?

- Miếu thờ Trường An bá: 

Trong làng còn có ngôi miếu thờ Trường An bá, nhân vật thời Mạc, sách Ô Châu cận lục chép rằng: “Ông người xã Nghĩa Lộ huyện Đan Điền, xuất thân sinh đồ, có sức khỏe mạnh, làm tướng thần huyện nhà, vì có công đến triều hạ, được bổ tổng tri, tước Trường An bá, sau trở về đánh giặc ở hạt nhà, bị tướng giặc là Phan Nhậm sát hại” (Dương Văn An, Ô Châu cận lục, Bản dịch Bùi Lương, Nxb Văn hóa Á châu,
Sài Gòn, 1961, tr. 109.180 Văn hóa-lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận...)

Điều đáng quan tâm là tất cả phần mộ các ngài thủy tổ 6 dòng họ lớp trước của làng đều an táng tại xứ Cồn Sịa, xã Quảng Phước.

Cùng các di tích đình làng, chùa làng, miếu thờ Cồn Giàng, miếu thờ khai canh (không rõ họ), miếu thờ Đức Thánh Trần, Quan Công... song đều bị cày xới đổ sập vào những năm chiến tranh 1969-1971.

Với tư liệu trên có thể nêu nhận xét rằng: Làng Phú Lương được thành lập khá sớm, phồn thịnh vào thời Mạc; là địa bàn cận
bên ngoài phía tây thành cổ Hóa Châu còn lưu giữ một số di vật, di chỉ liên quan thời kỳ Chămpa đến thế kỷ XVI.

Trích từ "Văn hóa-lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận…"

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét