Hiển thị các bài đăng có nhãn Triều Sơn Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Triều Sơn Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Làng Triều Sơn Nam và Triều Sơn Đông Hương Vinh

Làng Triều Sơn Nam và Triều Sơn Đông thực ra là hai giáp
trong cùng một làng, vì cư dân ở đây có mối liên hệ về cội nguồn
lịch sử, chung một nguồn gốc dân cư, chung một quá trình hình
thành và phát triển. Vùng đất nầy có tên gọi là xã Triều Sơn, một
trong 67 xã thuộc huyện Tư Vinh có tên trong sách Ô Châu cận lục
do Dương Văn An viết năm 1553.

Quá trình tụ cư lập làng ở Hương Vinh

I. Vài nét về tự nhiên và dân cư

Hương Vinh là một xã đồng bằng nằm về phía đông của
huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố
Huế 4 km về phía bắc,. Phía bắc Hương Vinh giáp với xã Quảng
Thành huyện Quảng Điền, ranh giới là sông Bồ; phía đông giáp với
xã Phú Mậu huyện Phú Vang, ranh giới là sông Hương; phía nam
giáp với các phường Phú Bình, Phú Thuận thành phố Huế, ranh giới
là sông Đào; phía tây giáp phường Hương Sơ thành phố Huế và xã
Hương Toàn huyện Hương Trà.
Nằm trên dải đồng bằng nhỏ hẹp, Hương Vinh có diện tích tự
nhiên chừng 721,50 ha, trong đó đất nông nghiệp 387,54 ha, đất phi
nông nghiệp 333,90 ha. Thiên nhiên ưu đãi cho Hương Vinh nguồn
nước ngọt dồi dào với hệ thống sông nước bao quanh gồm sông Đào
ở phía nam, sông Hương ở phía đông, sông Bồ ở phía bắc. Từ sông
Hương, sông Bồ, nhiều lạch nước chảy qua địa phận của xã. Nhờ
đó, Hương Vinh có những cánh đồng bằng phẳng, màu mỡ bởi sự
bồi đắp phù sa thường xuyên. Vào mùa khô, nhiều hệ thống kênh
mương dẫn nước vào các đồng ruộng, nên phần lớn ruộng đủ nước
cho một năm 2 vụ.
Do Hương Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
lắm nắng nhiều mưa, nên gây ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất
nông nghiệp. Mùa khô, nắng nóng diễn ra từ tháng 3 đến tháng 8
trùng với gió mùa Tây-Nam, Đông-Nam. Số giờ nóng bình quân
hằng ngày là 6,5 giờ, ngày nắng nhiều nhất đạt đến 9,9 giờ. Nắng
gay gắt nhất diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những
trận mưa dông. Nhiệt độ trong vùng bắt đầu lên cao từ tháng 4 và lên
cao nhất vào tháng 6, tháng 7. Từ giữa tháng 7 trở đi, gió Tây-Nam
thổi nóng, khô, gây không ít khó khăn cho đời sống.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 1 năm sau
và kéo theo gió mùa Đông-Bắc. Gió này có khi rất mạnh và thường
xuyên mang theo không khí lạnh, mưa dầm, nhất là từ tháng 12 trở
đi. Mưa nhiều nhất vào tháng 9, 10, 11. Trong ba tháng này lượng
mưa nhiều gấp đôi những tháng còn lại trong năm.
Hương Vinh nằm trong vùng khí hậu chung của khu vực Thừa
Thiên Huế, với đặc điểm chênh lệch về nhiệt độ giữa các mùa tương
đối lớn, nhiệt độ trung bình trong năm 2403; ở mùa nóng, vào thời
điểm cao nhất nhiệt độ có khi lên đến gần 400; ở mùa rét, vào thời
điểm thấp nhất, nhiệt độ xuống gần 100.
Dân số xã Hương Vinh năm 2009 là 13.093 người1, cư trú
trong 9 thôn. Dân cư ở Hương Vinh chia làm nhiều bộ phận theo
ngành nghề, gồm nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp,
ngư nghiệp, khai thác vật liệu xây dựng và các ngành nghề khác.
Ngoài sản xuất nông nghiệp, Hương Vinh còn phát triển nhiều
ngành nghề như xóm rèn Bao Vinh; mộc mỹ nghệ, cẩn xà cừ ở Địa
Linh, La Khê; sản xuất vật liệu xây dựng, mặt hàng sản phẩm gạch
ngói truyền thống ở Triều Sơn Nam, Triều Sơn Đông, xóm lò Thủy
Phú. Đặc biệt đường giao thông ở địa bàn Hương Vinh đi lại thuận lợi,
tiếp giáp với nhiều xã lân cận và thành phố Huế, nên kinh doanh buôn
bán hoạt động mạnh ở hầu khắp toàn xã, nhất là thôn Bao Vinh có chợ
Bao Vinh từ lâu đã trở thành trung tâm buôn bán sầm uất. Vì thế, vùng
đất Hương Vinh không chỉ phát triển nông nghiệp, mà còn là một xã
có thế mạnh về sản xuất tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ.
Về phân bố dân cư, điểm dân cư thôn Bao Vinh và Triều Sơn
Đông tương đối lớn nhất về nhân khẩu. Các thôn có số lượng phân
bố dân cư tương đối đồng đều nhau là Thế Lại, Địa Linh, La Khê,
Triều Sơn Nam, có từ 1.200-1.700 dân. Ở các thôn như Minh Thanh,
Thủy Phú, và đặc biệt đội 12B là khu dân cư mới được thành lập
năm 1983, nên mật độ phân bố dân cư ở đây thấp hơn.

II. Về quá trình tụ cư lập làng

Thời Bắc thuộc, từ năm 179 trước Công Nguyên đến thế kỷ
thứ II, xã Hương Vinh là vùng đất thuộc quận Nhật Nam. Năm 192,
Khu Liên cùng nhân dân Chămpa nổi dậy đánh đuổi quân Trung
Quốc ra khỏi quận Nhật Nam, giành nền độc lập, từ đó quận Nhật
Nam trở thành lãnh thổ nước Lâm Ấp. Khoảng từ thế kỷ IV, Hương
Vinh nằm trong địa bàn phía bắc của vương quốc nầy mà về sau
được gọi là châu Lý.
Năm 1306, vua Chămpa là Chế Mân đem hai châu Ô và Lý
làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân nhà Trần. Từ đấy hai châu
Ô và Lý thuộc Đại Việt, được vua Trần đổi tên thành Thuận Châu,
Hóa Châu năm 1307. Hương Vinh từ đây thuộc vùng đất Hóa Châu.
Thời nhà Minh cai trị đầu thế kỷ XV, Hóa Châu thuộc phủ
Thuận Hóa, được chia thành 7 huyện là Lợi Bồng, Sạ Lệnh, Tư
Dung, Bồ Đài, Bồ Lãng, Sĩ Vang, Trà Kệ2. Đến thế kỷ XIV-XV, có
thêm sự hiện diện cộng đồng cư dân Việt. Đời Lê, các làng thuộc xã
Hương Vinh như Thế Lại, Triều Sơn (Đông, Nam), Địa Linh, Bao
Vinh, La Khê đã có tên trong 60 xã thuộc huyện Kim Trà và 67 xã
thuộc huyện Tư Vinh, phủ Triệu Phong, thừa tuyên Thuận Hóa..
Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, huyện
Kim Trà lại được đổi tên là Hương Trà. Năm 1802 vua Gia Long
dựng Kinh đô ở Phú Xuân, Hương Trà được chia thành 6 tổng là
Hương Cần, An Ninh, Vĩnh Trị, Phú Ốc, Long Hồ, Phú Xuân, lúc đó
Hương Vinh nằm trong tổng Vĩnh Trị. Sau năm 1945, Hương Vinh
là một xã thuộc huyện Hương Trà cho đến ngày nay.
Như vậy, trước năm 1306, người Chăm đã có mặt ở đây sinh
sống và xây dựng xóm làng. Đến thế kỷ XIV-XV, có thêm sự hiện
diện cộng đồng cư dân Việt. Tuy vậy công cuộc mở đất dựng làng có
quy mô rộng lớn phải kể từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận
Hóa từ giữa thế kỷ XVI. Cư dân vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh và đồng
bằng Bắc Bộ đã theo chúa Nguyễn di cư vào khai phá đất đai, tạo
lập làng mới.
Những người đến lập nghiệp đã lao động hăng say, khai hoang
vỡ đất, dần dần xây dựng được vùng quê trù phú. Tại vùng đất Hương
Vinh, những tên làng ngày xưa như Thanh Hà vốn là một khu phố
Văn hóa-lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận...
thương cảng, là nơi giao lưu buôn bán của xứ Đàng Trong, trở thành
“điểm hẹn” cho kẻ bán người mua, thuyền buôn lớn nhỏ mọi nơi
qua cửa biển theo dòng sông Hương vào xứ Huế. Liền với Thanh
Hà là phố cổ Bao Vinh, một trong những nơi hoạt động thương mại,
thương cảng của Huế thời các chúa Nguyễn.
Quá trình di cư lập nghiệp hình thành làng xã ở Hương Vinh
diễn ra trong tiến trình lịch sử lâu dài, gắn liền với việc mở mang bờ
cõi về phương Nam của nhà nước Đại Việt. Theo các dòng họ cư trú
ở xã Hương Vinh, người Việt tụ cư lập nghiệp ở đây sớm nhất vào
ở thế kỷ XIV. Công cuộc mở đất dựng làng có quy mô rộng lớn kể
từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, còn những người
đến muộn nhất là vào khoảng đầu thế kỷ XIX.
Bên cạnh đó, còn có sự di cư của người Hoa đến trú ngụ trên
vùng đất Hương Vinh vào khoảng thế kỷ XVII, và họ tự nguyện
nhập tịch Việt, được chúa Nguyễn chính thức thành lập làng Minh
Hương cho những người Hoa sinh sống và lập nghiệp.
Qua tư liệu lịch sử, gia phả, truyền thuyết và các tư liệu điền
dã thu thập được ở các làng Thế Lại Thượng, Bao Vinh, Địa Linh,
La Khê, Minh Thanh, Triều Sơn Nam, Triều Sơn Đông, Thủy Phú,
chúng ta có thể dựng lại khái quát quá trình tụ cư lập làng ở xã
Hương Vinh như sau

III. Kết luận

Giống như nhiều làng xã trong khu vực, các làng xã ở Hương
Vinh được thành lập vào khoảng thế kỷ XIV- XV cùng với quá trình
di dân mở mang bờ cõi về phương Nam của các triều đại phong kiến
Việt Nam, và kéo dài cho đến thế kỷ XIX vẫn còn có sự góp mặt của
những cư dân nhập tịch. Vì vậy, việc thành lập các làng xã ở Hương
Vinh phải được quan niệm là cả một quá trình lâu dài, với nhiều lớp
cư dân đến lập nghiệp trong những khoảng thời gian khác nhau và
nguồn gốc địa phương cũng khác nhau.
Có thể dùng bảng kê dưới đây để hình dung rõ nét hơn quá
trình hình thành các làng ở xã Hương Vinh trong lịch sử Nhìn chung, đại bộ phận cư dân Hương Vinh là những người
Việt ở các vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ theo chủ trương mộ dân,
tuyển lính của các triều đại phong kiến đi khai hoang lập làng ở
phía nam, và về sau có thêm sự tham gia của những người Hoa và
cả những người dân ở các khu vực lân cận nhập cư đến Hương Vinh
sinh sống, phát triển xóm làng.
Dù làng được thành lập sớm hay muộn, dù người Việt hay
gốc Hoa, thì nhân dân các làng ở xã Hương Vinh đã cùng chung
lưng đấu cật, đoàn kết yêu thương, cùng nhau lao động sản xuất xây
dựng quê hương, phát triển kinh tế, văn hóa, cùng nhau chung góp
sức người, sức của bảo vệ vững bền nền độc lập, tự do của quốc gia,
dân tộc.
(trích Văn hóa - lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận và quan hệ với bên ngoài)