Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trở thành phong trào sâu rộng, lan tỏa khắp các miền quê. Người dân tự nguyện hiến đất, mở đường, góp công sức. Bên cạnh việc hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, sạch đẹp, những đặc trưng văn hóa được giữ gìn, phát huy giá trị, đời sống người dân từng bước được nâng cao...
Khi người dân đồng thuận
Thừa Thiên - Huế là một trong những tỉnh có xuất phát điểm thấp trong thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Tuy nhiên, sau gần bốn năm thực hiện, chương trình xây dựng NTM tại Thừa Thiên - Huế đã đạt một số kết quả tích cực. Tổng nguồn lực huy động trong bốn năm cho chương trình đạt hơn 1.800 tỷ đồng; trong đó, nguồn lực đáng kể từ đóng góp của người dân. Các địa phương đã xây dựng 111 công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, nước sạch và vệ sinh môi trường, các khu tái định cư...
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Tuy nhiên, sau gần bốn năm thực hiện, chương trình xây dựng NTM tại Thừa Thiên - Huế đã đạt một số kết quả tích cực. Tổng nguồn lực huy động trong bốn năm cho chương trình đạt hơn 1.800 tỷ đồng; trong đó, nguồn lực đáng kể từ đóng góp của người dân. Các địa phương đã xây dựng 111 công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, nước sạch và vệ sinh môi trường, các khu tái định cư...
Nhiều cá nhân đã đóng góp hàng trăm triệu đồng để xây dựng đường làng, cổng làng, nhà văn hóa thôn. Phong trào hiến đất và tài sản trên đất để xây dựng công trình công cộng cho NTM tiến triển tích cực ở các địa phương, từ miền xuôi, đến miền ngược. Có hộ gia đình chấp nhận di dời toàn bộ nhà cửa để nhường đất phục vụ cho công trình. Ở xã Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc), hầu hết các tuyến đường giao thông khi triển khai thi công đều có hàng trăm hộ dân tình nguyện hiến đất mở đường. Nhờ thế, hơn 60 con đường trong xã đã được đổ bê-tông với hàng tỷ đồng và hàng nghìn ngày công được huy động. Chủ tịch UBND xã Vinh Mỹ Tô Thanh Liêm cho biết: Nhà nước hỗ trợ xi-măng, huyện hỗ trợ 30% chi phí cát, đá còn lại nhân dân đóng góp 70% chi phí hiến đất và góp công. Một số tuyến đường người dân đóng góp hơn 50%, thậm chí 100% kinh phí thực hiện. Vinh Mỹ là xã đầu tiên của huyện Phú Lộc đăng ký thực hiện phong trào hiến đất xây dựng NTM.
Nhà văn hóa thôn Tây Thành xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền do nhân dân đóng góp xây dựng |
Trong bốn năm, tỉnh Thừa Thiên - Huế đầu tư gần 5,5 tỷ đồng để xây dựng 97 mô hình sản xuất nông nghiệp, nông thôn tại 45 xã xây dựng NTM. Các mô hình sau khi khảo nghiệm thành công đã từng bước được nhân rộng, góp phần tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho bà con. Từ một vùng đất còn nhiều khó khăn sau chiến tranh, đến nay tại xã miền núi Hương Giang (huyện Nam Ðông) đã thay da đổi thịt. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 18 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo hiện giảm còn 2,1%. Bí thư Ðảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Hương Giang Phan Chuyển cho biết: "Trong phát triển sản xuất, ngoài cây lúa nước là chủ đạo, xã đã hình thành các vùng trồng cây công nghiệp như cao-su, keo... Kinh tế vườn - rừng với các sản phẩm từ cây chuối ba lùn, chuối mốc mực, cam, chanh, bưởi và các loại rau hàng hóa đã đáp ứng nhu cầu tại chỗ và cung cấp cho năm xã trong vùng. Xã đã xác định sản phẩm chủ lực trong sản xuất, chăn nuôi để vận động, hỗ trợ nhân dân hình thành mô hình phát triển kinh tế vườn, rừng; đẩy mạnh công tác tập huấn kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi... giúp người dân thấy rõ cái hay, cái lợi phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Chánh Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Thừa Thiên - Huế Hồ Vang cho biết, hạ tầng nông thôn đã được đầu tư khá cơ bản, diện mạo có bước khởi sắc. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn toàn tỉnh tăng từ 12,6 triệu đồng/năm (năm 2010) lên xấp xỉ 17 triệu đồng/năm (năm 2014); tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 14,9% (năm 2010) xuống còn 8% (năm 2014). Tính đến cuối năm 2014, số tiêu chí xây dựng nông thôn mới bình quân ước đạt 14,2 tiêu chí/xã, cao hơn 4,2 tiêu chí so bình quân chung cả nước. Toàn tỉnh hiện có chín xã của bốn huyện hoàn thành toàn bộ 19 tiêu chí NTM; trong đó có hai xã Hương Giang và Hương Hòa (huyện Nam Ðông) được tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM, 75 trong số 92 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên và không còn xã nào dưới chín tiêu chí.
Chặng đường gian nan
Theo đồng chí Hồ Vang, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là chương trình phát triển kinh tế - xã hội có tính tổng hợp, có quy mô rộng lớn, lại mới bắt đầu triển khai trong thời gian ngắn cho nên còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia còn hạn chế, do vậy, nhận thức về thực hiện chương trình chưa thật sự đúng đắn, còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước. Phong trào xây dựng NTM ở một số xã chưa duy trì thường xuyên, chưa tạo được khí thế sôi nổi trong nhân dân đối với nhiệm vụ xây dựng NTM. Năng lực điều hành, phương pháp lãnh đạo, quản lý của một số địa phương còn yếu; các chương trình, kế hoạch triển khai còn thiếu cụ thể, chưa có mục tiêu và giải pháp cho từng chỉ tiêu của tiêu chí; tinh thần chủ động triển khai thực hiện các giải pháp, tiêu chí thuộc về trách nhiệm của người dân, của chính quyền xã còn yếu, quyết tâm chưa cao.
Trong quá trình triển khai ở nhiều địa phương vẫn còn nhiều bất cập; chất lượng quy hoạch và đề án xây dựng NTM cấp xã chưa cao, chỉ coi trọng về đầu tư hạ tầng; mục tiêu đề ra không có nguồn lực bảo đảm và lộ trình thực hiện không phù hợp; chưa đề ra được các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, nhất là đối với phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc huy động nguồn vốn từ các thành phần khác còn hạn chế, trong khi đó nguồn vốn từ người dân còn gặp nhiều khó khăn do mức sống của dân còn thấp, nhất là những thôn, bản, xã ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Ðánh giá của Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh Thừa Thiên - Huế cho thấy, số mô hình ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao đem lại hiệu quả cao tại các địa phương chưa nhiều, chưa có nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn và việc nhân rộng còn gặp khó khăn (do thiếu vốn đầu tư hoặc khó khăn ở đầu ra). Sản xuất nông nghiệp ở một số nơi, nhất là vùng sâu, vùng xa, miền núi, bãi ngang hiệu quả và thu nhập còn thấp, không ổn định. Công tác đào tạo nghề cho nông dân, lao động nông thôn đã được các cấp, ngành quan tâm, có chuyển biến tích cực, tuy nhiên chất lượng đào tạo cũng như việc sử dụng lao động tại chỗ sau đào tạo nghề vẫn là vấn đề khó của nhiều địa phương.
Mục tiêu 20% số xã đạt chuẩn NTM cuối năm 2015
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Cao, từ thực tiễn triển khai chương trình NTM trong bốn năm qua, với tinh thần chỉ đạo là không chạy theo thành tích, lấy phát triển sản xuất làm gốc, lấy tiêu chí tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo vừa là mục tiêu vừa là động lực để đẩy mạnh thực hiện chương trình NTM đi vào chiều sâu, có tính bền vững, xây dựng NTM trù phú, xanh - sạch - đẹp gắn liền bản sắc truyền thống của nông thôn, tỉnh Thừa Thiên - Huế tập trung nỗ lực bảo đảm mục tiêu 20% số xã đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2015 và 50% vào năm 2020.
Với tinh thần và mục tiêu cụ thể, tỉnh đang tăng cường chỉ đạo của các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào cuộc trong xây dựng NTM. Thực hiện theo trình tự tiêu chí "dễ làm trước, khó làm sau"; các tiêu chí phi vật chất, tiêu chí không cần hoặc cần ít nguồn lực đầu tư sẽ tập trung triển khai thực hiện trước. Vận động các doanh nghiệp tham gia đầu tư, hỗ trợ các xã xây dựng NTM; nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động và thi đua xây dựng NTM; tuyên truyền nhân rộng những mô hình, cách làm hay về phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, sinh hoạt hợp vệ sinh... để nhân dân học tập; coi trọng việc phổ biến rộng rãi các mô hình có hiệu quả, cách làm hay trong thực hiện các nội dung NTM.
Về các tiêu chí liên quan đến đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, trường học, nhà văn hóa,... cần đặt mục tiêu lâu dài sẽ đạt chuẩn theo quy định của các bộ, ngành T.Ư. Tuy nhiên, trong giai đoạn trước mắt, cần có bước đi phù hợp để bảo đảm cân đối nguồn lực, tránh lãng phí trong đầu tư. Yêu cầu rà soát là không đặt ra nhu cầu quá cao đối với từng tiêu chí, mà trong giai đoạn trước mắt cần đặt ra mức thấp nhất để phấn đấu, nhất là đối với tiêu chí hạ tầng về giao thông, thủy lợi.
Ðồng chí Nguyễn Văn Cao cho biết, trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2020, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn ngân sách tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng cấp thiết nhất, phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân, tỉnh tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch, trường học, thủy lợi... phục vụ sản xuất, các trục chính giao thông nội đồng kết hợp dân sinh... Tiếp tục vận động, hướng dẫn, tổ chức cho mỗi hộ dân tham gia tự cải tạo nơi ăn, ở văn minh, hợp vệ sinh; sửa sang tường rào, cổng, ngõ, cải tạo ao, vườn để có cảnh quan đẹp và có thu nhập; đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước khu dân cư. Phấn đấu mỗi xã đều có đội vệ sinh môi trường để thu gom rác thải, trồng cây xanh nơi công cộng, bảo vệ môi trường.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét