Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng An. Hiển thị tất cả bài đăng

Xâm nhập lò chế những chiếc xe '3 không' ở Thừa Thiên Huế

Những chiếc xe không đăng ký, không đăng kiểm, người lái không giấy phép lái xe đang tung hoành khắp các vùng quê ở TT - Huế. Và để cho ra một chiếc xe như thế, chủ lò chế chỉ cần chưa đầy 1 tháng...


Chạy xe trên con đường liên xã Quảng ThànhQuảng An, xã Quảng Thái… của huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế), không khó để người đi đường bắt gặp những chiếc xe “không biết phải gọi tên như thế nào”. Nói là xe công nông cũng đúng, xe máy cày cũng chẳng sai… người dân ở đây vẫn gọi chúng là xe tự chế.
Đặc điểm có thể nhận dạng loại xe này là đầu máy nổ để lộ thiên phía trước. Máy nổ này có thể nằm chìm dưới hoặc nằm ngang ngay bên cạnh ghế tài xế. Vô-lăng xe đấu nối với một chiếc bánh đằng trước. Trên sàn của đầu xe có bố trí một bên là má phanh và một bên là bàn đạp ga, bên hông là một hộp số nhỏ. Phía sau kéo theo một thùng khoảng 1-2m3 được nâng bằng 2 hoặc 4 bánh. Trông những chiếc xe này giống như sự lai tạo giữa những chiếc lam với những chiếc công nông trần trước đây.
   Xâm nhập lò chế những chiếc xe '3 không' ở Thừa Thiên Huế - Ảnh 1
Những chiếc xe tự chế tung hoành trên đường
Chúng được người dân sử dụng để chở các vật liệu như đất đá, gạch, nông sản… và được chạy với một tốc độ không hề nhỏ tí nào.

“Nhìn những chiếc xe này lao vun vút trên đường mà hãi. Nhìn chúng sơ sài vậy mà chạy nhanh lắm. Xe này không có còi, nếu nó chạy đằng sau, mình chỉ nhận biết bằng tiếng máy nổ, nhiều khi giật cả mình”, một người dân sống ở thôn Tây Thành, xã Quảng Thành cho biết.
Một người dân đi đường đoạn qua xã Quảng An cho hay: “Mỗi lần nghe tiếng máy nổ của những chiếc xe này là lo mà dẹp một bên đường. Đúng là “ra đường sợ nhất công nông”…”.
Những chiếc xe này có nguồn gốc từ đâu?
VIDEO: Xâm nhập lò chế những chiếc xe “3 không” ở Thừa Thiên Huế
Theo tìm hiểu của PV, để sản xuất những chiếc xe công nông tự chế như thế này không phải cơ sở cơ khí nào cũng có thể làm được. Ngoài nguyên vật liệu, phụ tùng thì đòi hỏi tay nghề của người thợ phải có một trình độ nhất định.
Trong vai một chủ vựa sắn ở vùng Phong Sơn, huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) về thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền tìm mối đặt một con xe công nông tự chế. Sau một buổi sáng dò hỏi, những tay tài xế của những chiếc xe tự chế này “mách” ở vùng Quảng Điền chỉ có 2 cơ sở có thể sản xuất những chiếc xe này: Một cơ sở ở ngay thị trấn Sịa và một cơ sở nằm mãi tận trong một thôn sát đầm phá Tam Giang của xã Quảng An.
Men theo những con đường liên xã, rồi liên thôn, PV tìm về cơ sở sản xuất ở Quảng An. Cơ sở cơ khí này nằm ở thôn Phú Lương B có bảng hiệu đề chuyên sửa chữa máy cày, hàn tiện…
   Xâm nhập lò chế những chiếc xe '3 không' ở Thừa Thiên Huế - Ảnh 2
Bên trong lò sản xuất xe tự chế ở xã Quảng An
Tiếp chúng tôi là một người đàn ông trung niên, người to cao, bề ngoài lem luốc dầu máy, người này giới thiệu tên là S. Khi nghe chúng tôi đặt một chiếc xe tự chế để phục vụ cho việc vận chuyển sắn trên vùng đồi núi. S. tỏ ra khá nhiệt tình, hướng dẫn cụ thể nên chọn loại máy nào. S. đưa cho chúng tôi khá nhiều lựa chọn về loại máy nổ, cầu, hộp số, lốp, về kích thước thùng, loại có đề hay quay tay…
   Xâm nhập lò chế những chiếc xe '3 không' ở Thừa Thiên Huế - Ảnh 3
Những người thợ đang hoàn chỉnh một chiếc xe công nông tự chế
Sau khi chúng tôi thỏa thuận đặt một máy với loại máy nổ D24 nhập khẩu, có đề, hộp số không phải của Trung Quốc, lốp DRC, cầu Bắc Kinh tải, thùng kích thước 1 khối đúng thì S. đưa ra giá 60 triệu đồng, không đề thì 55 triệu đồng.
   Xâm nhập lò chế những chiếc xe '3 không' ở Thừa Thiên Huế - Ảnh 4
S. giới thiệu một chiếc xe tự chế vừa mới "ra lò"
Thời gian giao xe, theo S. chỉ cần 1 tháng và có thể sớm hơn. Nếu chúng tôi đồng ý thì thảo một bản hợp đồng bằng tay và đặt trước một nửa giá trị hợp đồng.
Qua trao đổi, S. cho hay những nguyên liệu, phụ tùng để làm một chiếc xe, ngoài việc mua mới, S. có thể tận dụng phụ tùng của những chiếc xe tải, xe máy cũ. Tốc độ của một chiếc xe tự chế này khi hoàn hoàn có thể đạt 65 -70 km/h.
   Xâm nhập lò chế những chiếc xe '3 không' ở Thừa Thiên Huế - Ảnh 5
Giảm sốc bánh trước của xe được tận dụng từ bộ nhún của một chiếc xe máy cũ
S. cho biết, cơ sở của S. mới thành lập 3 năm nay và đã cho ra đời gần 20 chiếc xe công nông tự chế. Mọi công đoạn để hoàn thành một chiếc xe đều tự tay S. làm cùng với sự giúp sức của vài thợ khác.
   Xâm nhập lò chế những chiếc xe '3 không' ở Thừa Thiên Huế - Ảnh 6
Đầu chiếc xe này được thiết kế với máy nổ nằm chìm dưới ghế tài xế
S. tiết lộ, để làm được những chiếc xe như thế, S. không qua trường lớp chính quy nào. Mà được sự chỉ bảo của một người thầy chuyên cơ khí trên thành phố Huế.
Sau khi rời cơ sở của S. chúng tôi có liên lạc với ông Trưởng Công an xã Quảng An về tình hình xe tự chế trên địa bàn. Ông này cho biết, xã Quảng An hiện nay có đến 23 chiếc xe tự chế và chủ yếu là phục vụ cho mục đích nông nghiệp. Khi PV đặt câu hỏi, trên địa bàn có nắm cơ sở sản xuất các loại xe này không? Ông này trả lời không thấy, cũng không nghe người dân phản ánh.
Trên đường trở ra thị trấn Sịa, PV tiếp tục bắt gặp những chiếc xe công nông tự chế nghênh ngang trên các tuyến đường. Những chiếc xe này lao vun vút, tạo ra tiếng ồn đặc trưng nghe thật chói tai.
Đưa vấn đề này trao đổi với thượng Tá Phan Công Hiền, Phó Trưởng Công an huyện Quảng Điền. Thượng tá Hiền cho biết: “Chúng tôi có nghe phản ánh của cán bộ và người dân các xã về tình hình xe tự chế trên địa bàn. Những chiếc xe này không chỉ tiềm ẩn việc gây mất trật tự an toàn giao thông mà còn tạo sự cạnh tranh không lành mạnh về vận tải với những chiếc xe tải có đăng ký, đăng kiểm và đóng thuế đầy đủ”.
Về hướng giải quyết, thượng tá Phan Công Hiền chia sẻ: “Cách đây 2 tuần, phía công an huyện gửi công văn cho các xã, thị trấn. Trong đó, yêu cầu thống kê số lượng, chủ các phương tiện xe tự chế và các cơ sở sản xuất những loại xe này. Sau khi thống kê xong, chúng tôi sẽ mời những người này lên tuyên truyền, viết bản cam kết không tiếp tục sử dụng, sản xuất xe tự chế. Nếu vi phạm chúng tôi sẽ tịch thu...”.
Theo tìm hiểu của PV, số lượng xe tự chế trên địa bàn huyện Quảng Điền là không hề nhỏ. Đối với nhiều người nông dân, đây là một khối tài sản lớn, nếu tịch thu thì ảnh hưởng rất lớn đến kế sinh nhai của họ. Đây cũng là điều mà vị phó trưởng công an huyện Quảng Điền đang phải đau đầu suy nghĩ.

Quảng Điền Đầu tư nhiều công trình giao thông và thủy lợi để giảm thiểu tình trạng chia cắt do ngập

Quảng Điền là một huyện thấp trũng, thường xuyên bị ngập lụt dài ngày trong mùa mưa lũ. Do đó, công tác đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi trên địa bàn có ý nghĩa quan trọng. Thời gian qua, từ nguồn vốn của trung ương, tỉnh, Quảng Điền đường quan tâm đầu tư nhiều tuyến đường, và công trình thủy lợi quan trọng, góp phần giảm thiểu tình trạng chia cắt do ngập úng cục bộ ở nhiều nơi.

Đường Nguyễn Chí Thanh nối trung tâm huyện Quảng Điền với thành phố Huế vốn đã được đầu tư nâng cấp từ năm 2004, tuy nhiên do khó khăn về nguồn vốn nên vào năm 2009, dự án dừng đầu tư khi chưa hoàn chỉnh. Đến cuối năm 2013, sau khi trung ương cấp kinh phí đầu tư, tỉnh TT Huế đã tiếp tục khởi công dự án đầu tư mở rộng và nâng cấp đường Nguyễn Chí Thanh với tổng chiều dài 8,3 km, mở rộng mặt đường 7m, nền đường 12m, kết cấu mặt đường bằng bê tông nhựa. Công trình trên tuyến quy mô vĩnh cửu, tải trọng HL93, trên tuyến có cầu Tân Xuân Lai được xây dựng mới với chiều dài cầu 41,15m, mặt cắt ngang cầu rộng 12m. Tổng kinh phí đầu tư đợt này gần 110 tỷ đồng.

Trường mầm non Phú Thanh Quảng Thành

 
Trường mầm non Phú Thanh trực thuộc Phòng giáo dục và Đào tạo  Quảng Điền,  đóng trên địa bàn xã Quảng Thành, phía Nam giáp Hương Vinh cách thành phố Huế 10km, phía Đông giáp xã Quảng An cách trung tâm huyện Quảng Điền 12km, phía Tây giáp Quảng Thọ.

Dân cư sống rãi dài trên trục lộ 4B, đời sống người dân chủ yếu nông nghiệp và trồng rau màu do đó kinh tế vẫn còn khó khăn. Trường được thành lập theo Quyết định số 67/QĐ/SGD&ĐT ngày 21 tháng 10 năm 1995. 

Nhà trường được công nhận trường công lập theo Quyết định số 52/QĐ/UNND huyện Quảng Điền ngày 03 tháng 02 năm 2012. Trường đóng trên địa bàn 2 thôn , cơ sở chính ở thôn Thanh Hà có diện tích 4361,2m2 cơ sở lẻ thôn Tây Thành 2155,5m2, trang thiết bị từng bước được đầu tư, cảnh quan môi trường được quan tâm tạo môi trường chotrer vui chơi học tập. Qua quá trình thành lập và phát triển, nhà trường được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của các cấp, sự hỗ trợ đắc lực của Hội cha mẹ học sinh và Ban ngành đoàn thể trong đại phương, nhờ vậy đến nay đã có bước phát triển khá đồng bộ. Nhà trường thực hiện chương trình GDMN mới của Bộ GD&ĐT nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của sự nghiệp GDMN, trường luôn phấn đấu mục tiêu nâng cao chất lượng CSGD.

Năm học 2013 - 2014 có 09 nhóm - lớp với số lượng 216 trẻ, có 27 CBGVNV trong đó có 03 CBQL, 17 GV. Đội ngũ GV có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó trình độ trên chuẩn chiếm tỉ lệ 82,3%. Đội ngũ CBGVNV luôn có tinh thần đoàn kết thống nhất trong hành động để thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.

Xem thêm tại Website Trường mầm non Phú Thanh

Quảng Điền Thừa Thiên Huế

Quảng Điền là một huyện phía bắc của Thừa Thiên-Huế, có thị trấn Sịa và 7 xã vùng ven phá Tam Giang, gồm Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phước, Quảng Thọ, Quảng Vinh. Các xã còn lại là Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Ngạn, Quảng Công, Quảng Phú. Phá Tam Giang chạy dọc phía đông huyện, còn sông Bồ chảy dọc phía Tây Nam của huyện.