Thế Lại hình thành khoảng thế kỷ XV, là một xã đã có tên
trong sách Ô Châu cận lục do Dương Văn An viết năm 1553. Về
sau, theo sách Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, thì
xã Thế Lại chia thành hai làng Thế Lại Thượng và Thế Lại Hạ. Cuối
thế kỷ XVIII, làng Thế Lại Thượng có vị trí nằm trong Kinh thành
Phú Xuân. Đến năm 1805 vua Gia Long xây dựng Kinh thành, làng
Thế Lại Thượng bị trưng dụng 152 mẫu ruộng; đổi lại làng Thế
Lại Thượng được nhận 120 mẫu tại thành Hóa Châu (nay thuộc xã
Quảng Thành, huyện Quảng Điền). Thế Lại có nhiều dòng họ cư trú
như Trần Quốc, Trần Công, Ngô Phi, Ngô Kim, Lê Quang, Nguyễn
Văn, Phạm Văn, Mai Văn, Trần Đại...
người trong làng thì họ Hồ là họ khai canh. Ngày nay trên đất làng
Thế Lại có miếu thờ Ngài Khai canh của làng. Vị được thờ trong
miếu chính là Hồ Đại tướng quân và vợ con của ông với bài vị: “Bổn
thổ Khai canh Thành hoàng Võ Nhuệ Hồ Đại tướng quân”, sắc tặng
“Dực Bảo Trung hưng Linh phò Đoan túc Tôn thần”, “Trịnh Phu
nhơn Tôn nương đồng nhị vị Công tử Hồ Nhất lang, Hồ Nhị lang
chi vị”.
Ngày nay hai làng Thế Lại Thượng và Thế Lại Hạ thờ chung
vị tướng đó. Trên đất cồn ở 120 mẫu tại thành Hóa Châu thuộc xã
Quảng Thành huyện Quảng Điền có lăng mộ Hồ Đại tướng quân.
Hằng năm, dân làng tổ chức tảo mộ vào ngày 24 tháng 12 âm lịch.
Về hậu khai khẩn, nếu như dựa vào “Kiến canh điền châu bộ”
được lập vào năm 1803, do Xã trưởng Phạm Văn Thành, Hương
mục Ngô Kim Lý, Xâu trưởng Ngô Phi Đạt, đứng ra lập, thì Nguyễn
Đắc Thiện và Ngô Kim Lý là những người có công với làng Thế Lại
và được nhân dân tôn làm hậu Hiền Khai khẩn.
Theo lời kể của ông trưởng họ Ngô tên Lâm, vào năm 1805,
khi xây dựng Kinh đô Phú Xuân, làng Thế Lại Thượng bị tịch thu
152 mẫu ruộng, nhưng do nhân dân trong làng không chịu nhượng
đất, ban Hương mục phản đối, nên đều bị triều đình bắt nhốt vào
ngục. Lúc này Ngài Ngô Kim Lý làm cố vấn cho ban Hương mục
đã viết tấu trình dâng lên vua Gia Long, xin trả lại tự do cho ban
Hương mục, đồng thời xin cho làng một mảnh đất khác thay vào đó.
Vua Gia Long thuận cho, ông liền cùng với Ngài Nguyễn Đắc Thiện
và dân làng đi về Thành Trung khai hoang lập làng hơn 115 mẫu,
ổn định làm ăn ở đây. Với công trạng đó Nguyễn Đắc Thiện và Ngô
Kim Lý được dân làng tôn vinh là hậu Hiền Khai khẩn.
Đình và Miếu khai canh Thế Lại Thượng
Đình - Miếu Thế Lại Thượng được xây dựng trên phần đất của làng Thế Lại - một làng cổ xứ Thuận Hóa, ra đời cách đây trên 500 năm, về sau, làng Thế Lại tách ra làm hai làng Thế Lại Thượng và Thế Lại Hạ. Hiện nay làng Thế Lại Thượng nằm trong địa phận phường Phú Hiệp, thành phố Huế.
Địa điểm: Ðường Bạch Ðằng, phường Phú Hiệp, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đình - Miếu Thế Lại Thượng được xây dựng trên phần đất của làng Thế Lại - một làng cổ xứ Thuận Hóa, ra đời cách đây trên 500 năm, về sau, làng Thế Lại tách ra làm hai làng Thế Lại Thượng và Thế Lại Hạ. Hiện nay làng Thế Lại Thượng nằm trong địa phận phường Phú Hiệp, thành phố Huế.
Đình Thế Lại Thượng quay mặt về hướng Tây – Nam. Trước mặt là sông đào Đông Ba. Khuôn viên rộng 1.200m2, có la thành bao quanh.
Đình Thế Lại Thượng được cấu trúc gồm: Cổng Tam quan với 4 trụ biểu vuông, cao lớn, có đắp nổi câu đối chữ Hán, cách trụ biểu 5m là đôi hạc đứng trên lưng rùa chầu độc lư cao 1,8m, tiếp đến là sân đình. Đình xây dựng theo kiểu nhà rường ba gian hai chái, dài 12m, rộng 9m, có 26 cột chính và 4 cột hiên. Ðề tài trang trí chủ yếu là tứ linh, một số hoa lá tượng trưng cho 4 mùa và các hệ thống Bát Bửu, tất cả đóng khung trong các ô hộc. Nội thất chia làm 2 phần: Hậu cung và Tiền đường (hay Bái đường).
Miếu Thành hoàng Thế Lại Thượng có cổng Tam quan xây theo kiểu cửa vòm. Kiến trúc Miếu theo kiểu nhà rường ba gian hai chái, có 36 cột gỗ, đề tài trang trí chủ yếu là tứ linh, hổ phù, hoa lá 4 mùa.
Đình và Miếu Thế Lại Thượng là một cụm di tích chứa đựng nhiều giá trị nổi bật về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật và văn hóa xã hội. Cụm di tích này đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 05/1999QÐ-BVHTT ngày 12-1-1999 của Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch).
(trích Văn hóa - lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận và quan hệ với bên ngoài)
trong sách Ô Châu cận lục do Dương Văn An viết năm 1553. Về
sau, theo sách Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, thì
xã Thế Lại chia thành hai làng Thế Lại Thượng và Thế Lại Hạ. Cuối
thế kỷ XVIII, làng Thế Lại Thượng có vị trí nằm trong Kinh thành
Phú Xuân. Đến năm 1805 vua Gia Long xây dựng Kinh thành, làng
Thế Lại Thượng bị trưng dụng 152 mẫu ruộng; đổi lại làng Thế
Lại Thượng được nhận 120 mẫu tại thành Hóa Châu (nay thuộc xã
Quảng Thành, huyện Quảng Điền). Thế Lại có nhiều dòng họ cư trú
như Trần Quốc, Trần Công, Ngô Phi, Ngô Kim, Lê Quang, Nguyễn
Văn, Phạm Văn, Mai Văn, Trần Đại...
người trong làng thì họ Hồ là họ khai canh. Ngày nay trên đất làng
Thế Lại có miếu thờ Ngài Khai canh của làng. Vị được thờ trong
miếu chính là Hồ Đại tướng quân và vợ con của ông với bài vị: “Bổn
thổ Khai canh Thành hoàng Võ Nhuệ Hồ Đại tướng quân”, sắc tặng
“Dực Bảo Trung hưng Linh phò Đoan túc Tôn thần”, “Trịnh Phu
nhơn Tôn nương đồng nhị vị Công tử Hồ Nhất lang, Hồ Nhị lang
chi vị”.
Ngày nay hai làng Thế Lại Thượng và Thế Lại Hạ thờ chung
vị tướng đó. Trên đất cồn ở 120 mẫu tại thành Hóa Châu thuộc xã
Quảng Thành huyện Quảng Điền có lăng mộ Hồ Đại tướng quân.
Hằng năm, dân làng tổ chức tảo mộ vào ngày 24 tháng 12 âm lịch.
Về hậu khai khẩn, nếu như dựa vào “Kiến canh điền châu bộ”
được lập vào năm 1803, do Xã trưởng Phạm Văn Thành, Hương
mục Ngô Kim Lý, Xâu trưởng Ngô Phi Đạt, đứng ra lập, thì Nguyễn
Đắc Thiện và Ngô Kim Lý là những người có công với làng Thế Lại
và được nhân dân tôn làm hậu Hiền Khai khẩn.
Theo lời kể của ông trưởng họ Ngô tên Lâm, vào năm 1805,
khi xây dựng Kinh đô Phú Xuân, làng Thế Lại Thượng bị tịch thu
152 mẫu ruộng, nhưng do nhân dân trong làng không chịu nhượng
đất, ban Hương mục phản đối, nên đều bị triều đình bắt nhốt vào
ngục. Lúc này Ngài Ngô Kim Lý làm cố vấn cho ban Hương mục
đã viết tấu trình dâng lên vua Gia Long, xin trả lại tự do cho ban
Hương mục, đồng thời xin cho làng một mảnh đất khác thay vào đó.
Vua Gia Long thuận cho, ông liền cùng với Ngài Nguyễn Đắc Thiện
và dân làng đi về Thành Trung khai hoang lập làng hơn 115 mẫu,
ổn định làm ăn ở đây. Với công trạng đó Nguyễn Đắc Thiện và Ngô
Kim Lý được dân làng tôn vinh là hậu Hiền Khai khẩn.
Đình và Miếu khai canh Thế Lại Thượng
Đình - Miếu Thế Lại Thượng được xây dựng trên phần đất của làng Thế Lại - một làng cổ xứ Thuận Hóa, ra đời cách đây trên 500 năm, về sau, làng Thế Lại tách ra làm hai làng Thế Lại Thượng và Thế Lại Hạ. Hiện nay làng Thế Lại Thượng nằm trong địa phận phường Phú Hiệp, thành phố Huế.
Địa điểm: Ðường Bạch Ðằng, phường Phú Hiệp, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đình - Miếu Thế Lại Thượng được xây dựng trên phần đất của làng Thế Lại - một làng cổ xứ Thuận Hóa, ra đời cách đây trên 500 năm, về sau, làng Thế Lại tách ra làm hai làng Thế Lại Thượng và Thế Lại Hạ. Hiện nay làng Thế Lại Thượng nằm trong địa phận phường Phú Hiệp, thành phố Huế.
Đình Thế Lại Thượng quay mặt về hướng Tây – Nam. Trước mặt là sông đào Đông Ba. Khuôn viên rộng 1.200m2, có la thành bao quanh.
Đình Thế Lại Thượng được cấu trúc gồm: Cổng Tam quan với 4 trụ biểu vuông, cao lớn, có đắp nổi câu đối chữ Hán, cách trụ biểu 5m là đôi hạc đứng trên lưng rùa chầu độc lư cao 1,8m, tiếp đến là sân đình. Đình xây dựng theo kiểu nhà rường ba gian hai chái, dài 12m, rộng 9m, có 26 cột chính và 4 cột hiên. Ðề tài trang trí chủ yếu là tứ linh, một số hoa lá tượng trưng cho 4 mùa và các hệ thống Bát Bửu, tất cả đóng khung trong các ô hộc. Nội thất chia làm 2 phần: Hậu cung và Tiền đường (hay Bái đường).
Miếu Thành hoàng Thế Lại Thượng có cổng Tam quan xây theo kiểu cửa vòm. Kiến trúc Miếu theo kiểu nhà rường ba gian hai chái, có 36 cột gỗ, đề tài trang trí chủ yếu là tứ linh, hổ phù, hoa lá 4 mùa.
Đình và Miếu Thế Lại Thượng là một cụm di tích chứa đựng nhiều giá trị nổi bật về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật và văn hóa xã hội. Cụm di tích này đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 05/1999QÐ-BVHTT ngày 12-1-1999 của Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch).
(trích Văn hóa - lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận và quan hệ với bên ngoài)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét