Vang vọng Hóa Châu

Trong bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết: “Châu Hoá! Tổ quốc đã trao cho nó một mảnh đất - đứng giữa ngã ba sông này, và nó đã trụ vững ở đây qua bão táp của bao thế kỷ, giống như một hòn đảo huyền thoại. Châu Hoá! Chiều nay tôi muốn gọi nó bằng cái tên vinh quang một lần đất nước đã tuyên dương “Vạn lý Trường Thành ở phương Nam”.Vùng đất huyền thoại mà nhà văn của chúng ta đã kính cẩn gọi tên đó bây giờ vẫn còn lưu dấu tích của hàng mấy trăm năm về trước. Những tên đất tên làng như Thành Trung, An Thành, Tây Thành, Tiền Thành hay những đám ruộng Thành Dọc, Thành Ngang cho thấy dấu ấn của thành Hóa Châu đối với vùng đất này.

Những phát hiện thú vị

Từ năm 2009 đến 2012, Khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học Huế cùng với các nhà nghiên cứu của Đại học Osaka - Nhật Bản đã tiến hành khảo sát, trắc địa và thám sát để nghiên cứu cấu trúc, niên đại khu vực thành Hóa Châu với 17 hố thám sát tại 15 điểm và đã có nhiều phát hiện mới như: Ngoài đặc điểm chung của các thành cổ Champa có hình vuông, dài; thành Hóa Châu không chỉ có 2 vòng lũy thành (thành ngoài và thành nội) như một số thành cổ Champa mà còn có những lũy thành ngắn khác. Chu vi thành ngoài hơn 4.700m, có quy mô chỉ đứng sau thành Chà Bàn ở Bình Định và lớn hơn các thành cổ Champa khác ở miền Trung. Bên trong của thành ngoài có hai con sông Kim Đôi và Tiền Thành nối với sông Bồ và phá Tam Giang được cho là 2 con sông nhân tạo vì chạy rất thẳng và có chiều rộng đều nhau; 2 con sông này có vai trò rất lớn về mặt giao thông thủy của thành. Thành Hóa Châu cũng là thành lũy chứng kiến lịch sử dài nhất ở miền Trung Việt Nam trải qua nhiều thời kỳ văn hóa từ Sa Huỳnh - Champa - Đại Việt...



Một hố thám sát thành Hóa Châu


GS.TS Nishimura Masanari - Đại học Osaka - Nhật Bản, người trực tiếp thám sát ở Hóa Châu nhận định: “Nếu không có thành Hóa Châu thì không có lịch sử của Huế bởi Hóa Châu chính là nơi tiếp xúc văn hóa Chămpa với văn hóa Đại Việt, là nơi để Đại Việt làm cơ sở Nam tiến. Cũng cần có một công trình kiến trúc về Huyền Trân Công chúa ở vùng đất này bởi trước khi vào làm dâu Champa, Huyền Trân Công chúa đã đến lưu trú ở đây...”.





Khu vực thành Hóa Châu bây giờ




Kết quả nghiên cứu khảo cổ học về thành Hóa Châu cho thấy, dấu tích thời Trần dày đặc hơn cả các giai đoạn lịch sử khác. Đây cũng là giai đoạn của Thành Hóa Châu, khả năng bắt đầu từ thế kỷ XIV. Trong giai đoạn này, nhà Trần đã đắp đất để mặt bằng cao lên và xây dựng những kiến trúc tương đối kiên cố ở khu vực trong và cả khu vực ngoài của Thành Nội. Vào thời nhà Hồ - đầu thế kỷ XV, việc đắp cao mặt thành và các công trình kiến trúc tiếp tục được thực hiện; đặc biệt kết quả thám sát của các nhà khảo cổ học Nhật Bản cũng cho thấy khả năng vào giữa thế kỷ XV, nhà Hồ đã xây dựng tường trên nền Thành Nội theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Khu vực thành Hóa Châu còn có rất nhiều hào, hố nước kể cả bên trong khu Thành Ngoại. Đây là một đặc trưng thành quách của Hóa Châu. Một kết luận khá thú vị cũng được GS.TS Nishimura Masanari đưa ra là: “Vì sao người dân làng Thành Trung lại nổi tiếng với nghề trồng rau, rau Thành Trung từng cung tiến cho vua Nguyễn và rất nổi tiếng với tên gọi rau phường Thành. Bởi vì làng Thành Trung ở ngay trên mặt thành Hóa Châu xưa, được bồi đắp qua nhiều giai đoạn nên bây giờ đất đai của làng Thành Trung cao, không bị lũ lụt và phát triển được nghề trồng rau quanh năm...”

Một sự lãng quên

Kết quả khảo cổ học thành Hóa Châu còn phát hiện các hiện vật: gốm sứ, sành, gốm thô, đồ gạch, ngói, đồ đá và đồ thủy tinh của nhà Trần, nhà Hồ, Trung Hoa, Champa từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV; trong đó có một số mảnh thủy tinh có thể được sản xuất tại vùng Islam (Trung Ấn)? Với tính chất lịch sử, văn hóa quan trọng của thành Hóa Châu, GS.TS Nishimura Masanari đã kiến nghị, cần tiến hành lập hồ sơ để công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa cho khu thành cổ này. Cùng chung quan điểm, ông Đào Lý - Bí thư Đảng ủy xã Quảng Thành - huyện Quảng Điền và là một người con của làng Thành Trung bày tỏ: “Tôi là người đã cùng làm việc với các đoàn khảo cổ, thám sát sử học. So với lần trước thì lần này, các nhà khảo cổ học của Nhật Bản và Việt Nam làm việc khoa học, chuyên nghiệp hơn. Nhiều di tích, di vật đã được tìm thấy cho thấy thành Hóa Châu là một khu thành có vai trò lớn trong lịch sử dân tộc. Chúng tôi mong muốn ngành văn hóa cũng như các cơ quan chức năng tiến hành lập hồ sơ công nhận di tích lịch sử văn hóa cho khu vực thành Hóa Châu...”

Làng quê từng là trung tâm của thành Hoá Châu xưa bây giờ bình yên trong sắc xanh của rau. Rau từ nhà ra ngõ, rau điểm xuyết cho cảnh sắc của làng. Những ngò, cải, tần ô, rau thơm, xà lách... cứ thế trổ lá đơm hoa là nguồn thu nhập chính của dân làng từ xưa đến nay, mà nói như ngôn ngữ của họ là “mớ rau - thau bạc”. Thành Hóa Châu xưa đã từng chứng kiến những trận chiến của quân dân Đại Việt để giữ yên bờ cõi. Danh tướng Trương Hán Siêu, tác giả của “Bạch Đằng Giang Phú” từng đến nơi này. Hai cha con anh hùng Đặng Tất, Đặng Dung từng quyết tử ở cửa thành Hóa Châu xưa và để lại cho hậu thế những vần thơ khí khái: “Quốc thù vị báo đầu tiên bạch - Kỷ độ long tuyền đới nguyệt ma”(Thù nước chưa xong đầu đã bạc - Gươm mài bóng nguyệt đã bao lần). Tầm vóc của Hoá Châu đối với lịch sử của Huế và của cả dân tộc là vô cùng lớn... Nhưng thành cổ Hoá Châu xưa vẫn chưa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Một sự lãng quên thật đáng tiếc và cũng thật đáng trách. “Lòng ta là những hàng thành quách cũ - Tự ngàn năm bỗng vẳng tiếng loa xưa”. Châu Hoá chiều nay tôi về bỗng như nghe âm âm tiếng trống trận và lời thơ thống thiết của Đặng Dung. Giọng thơ yêu nước đó đã lay động qua mấy trăm năm, từ Thuận Hóa - Phú Xuân cho đến Thừa Thiên Huế ngày nay...
Phi Tân -Báo Thừa Thiên Huế

Làng An Thành và hòn đá "biết đi" “khử tà quỷ”

Đó là hòn đá to, có chiều cao khoảng gần 1m nằm án ngữ ngay bên dòng sông Bồ, đoạn long mạch chảy qua làng An Thành, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế, có niên đại hàng trăm năm tuổi được thế hệ lập làng dựng lên để thờ cúng nhằm mục đích trấn nước "khử tà ma, thuỷ quái".

Tư liệu hình ảnh video xã Quảng Thành

Một số Tư liệu hình ảnh video xã Quảng Thành Quảng Điền sưu tầm được, các bạn có nguồn tư liệu  nào thì hãy comment bên dưới, chúng tôi sẽ cập nhật sớm nhất:

Video


  1. Đua ghe làng Kim Đôi năm 2012
  2. Đua ghe làng Kim Đôi năm 2014
  3. Ca khúc Quảng Thành Mến Thương  do bác Toan trình bày tại Đêm Hội Trăm Rằm năm 2014 tại xã Quảng Thành
  4. Phú Lương Miền thương nhớ





Thông tin văn bản


  1. Thông tin về  wikipedia Xã quảng thành


Bản đồ


  1. Bản đồ Xã Quảng Thành Quảng Điền Thừa Thiên Huế Việt Nam


Tải File

  1. [pdf] Quá trình tụ cư lập làng khu vực thành Hóa Châu qua tiếp cận gia phả một số dòng họ khai canh, khai thác - trường hợp các làng Kim đôi, thành trung và phú lương
  2. [doc] Lịch sử văn hóa huyện quảng Điền

Báo chí

  1. Ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân tộc tại Thừa Thiên Huế tại Kim Đôi
  2. Dư địa chí về Xã Quảng Thành
  3. Mùa đốt đồng
  4. Cơ sở bún khô của chị Tình
  5. Rộn ràng Thị tứ
  6. Phát động vớt bèo để hưởng ứng ngày môi trường thế giới
  7. vớt bèo trên sông Kim Đôi
  8. Viện TNMT&CNSH, Đại học Huế hưởng ứng ngày môi trường thế giới năm 2010
  9. Cần giải pháp xử lý hiệu quả bèo lục bình ở Quảng Điền

Mạng lưới chợ làng ở Quảng Điền thời quân chủ



Có làng là có chợ, chợ làng phát triển thành chợ liên làng (hoặc chợ phiên, chợ tổng, chợ phủ, chợ huyện…). Tìm hiểu về hệ thống chợ làng quê, chợ liên làng có thể hiểu thêm về truyền thống kinh tế, văn hóa của một vùng đất nào đó trong lịch sử. Việc nghiên cứu về chợ làng trên đất Thừa Thiên Huế đã có một vài công trình (1) đề cập đến dù còn sơ lược. Bài viết này trên cơ sở kế thừa các công trình trước đây, bước đầu nghiên cứu về hệ thống chợ làng trên đất Quảng Điền thời phong kiến nhằm góp phần tìm hiểu về hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội trên quê hương, đồng thời rút kinh nghiệm cho việc xây dựng mạng lưới chợ ở nông thôn hiện nay hợp lý, khoa học góp phần nhỏ vào việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn mà Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng hiện nay.


1. Khái quát về làng xã Quảng Điền


Có thể nói huyện Quảng Điền là vùng đất xa xưa, lâu đời nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế dưới bàn tay lập nghiệp của người Việt thay thế cư dân Champa trong quá trình Nam tiến. Dưới thời Trần, Hồ, đầu thế kỷ XV “châu Hóa gồm 7 huyện Lợi Bồng, Sĩ Vinh, Sạ Lệnh (hay Sạ Linh), Trà Kệ, Tư Dung, Bồ Đài, Bồ Lãng” (2). Quảng Điền thời bấy giờ nằm trọn trong huyện Trà Kệ.

Triều Lê sơ tăng cường di dân, khai hoang, vùng này thu hút cư dân phía Bắc vào. Theo thống kê của Nguyễn Trãi trong Dư địa chí (viết năm 1438), Quảng Điền thời bấy giờ mang tên huyện Đan Điền thuộc phủ Triệu Phong, một trong 3 huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế với số làng xã rất lớn “huyện Đan Điền có 63 xã, 9 thôn, 6 sách”(3).

Sau cuộc hành quân năm 1471, đồn điền “Triệu Phong” được thành lập, quan quân và dân lưu tán đã từ vùng Thanh, Nghệ vào nam lập nên những làng mới trên đất Đan Điền như trường hợp làng Tây Thành “thủy tổ của bốn tộc là Lê, Trần, Cao, Nguyễn đến khẩn hoang khai phá vùng đất Tây Thành vốn từ lâu đã bị bỏ hoang hóa” (4).

Sách Thiên nam dư hạ tập (1481) của triều Lê chép phủ Triệu Phong gồm: “huyện Kim Trà 8 tổng, 71 xã, huyện Đan Điền 8 tổng 65 xã, huyện Tư Vang 6 tổng 52 xã”(5). Đến năm 1555 (thời Mạc), tác phẩmÔ Châu cận lục có danh mục làng xã, Thừa Thiên Huế bấy giờ gồm đất 3 huyện Kim Trà, Tư Vinh, Đan Điền có 180 làng xã. Trong đó, huyện Đan Điền gồm 52 làng xã (6), phần lớn quần tụ ở vùng trung du và hạ lưu sông Bồ, ven phá Tam Giang. Tuyệt đại đa số cư dân làm ruộng, đánh bắt cá trên đầm phá, sông, biển, làm các nghề thủ công.

Thời chúa Nguyễn (1558-1775), rất nhiều làng xã ở Thừa Thiên Huế được thành lập. Nguồn gốc cư dân lúc này chủ yếu là những người ở Thanh Hóa tháp tùng theo chúa Nguyễn Hoàng vào Nam. Họ khai phá lập làng ở vùng ven biển, ven phá, ven gò đồi, đồng thời bắt đầu có hiện tượng tách lập làng mới trên cơ sở làng cũ có từ trước. Nửa sau thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn cho biết 3 huyện Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền có 23 tổng, 234 xã, 23 thôn, 77 phường, 1 giáp, 1 châu, 3 sách(7). Trong đó, huyện Quảng Điền gồm có 8 tổng 74 xã 7 thôn 7 phường. Sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và chính sách mở mang kinh tế đối ngoại đã giúp cho hoạt động thương mại Thừa Thiên Huế phát triển mạnh hình thành phố cảng Thanh Hà, hoạt động nhộn nhịp thế kỷ XVII-XVIII. Những chuyển biến quan trọng đó đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển hệ thống chợ làng Thừa Thiên Huế nói chung, Quảng Điền nói riêng.

Số liệu làng xã đầu thế kỷ XIX của phủ Thừa Thiên có thể ước đoán qua việc phân tích địa bạ (làm trong các năm 1810-1818) của tác giả Nguyễn Đình Đầu là 354 làng xã. Trong đó, Quảng Điền có 9 tổng(8). Đầu năm 1835, ba huyện mới được đặt thêm là Phong Điền, Hương Thủy, Phú Lộc trên cơ sở tách đất của 3 huyện cũ Hương Trà, Quảng Điền, Phú Vang. Huyện Quảng Điền lúc này có 5 tổng: Phước Yên, An Thành, Thanh Cần, Khuông Phò và Hạ Lang (9). Cuối thế kỷ XIX, vào thời Đồng Khánh (1885-1888), trong Đồng Khánh dư địa chí huyện Quảng Điền gồm 5 tổng, 59 xã, thôn, ấp, giáp với danh mục làng xã rất cụ thể (10).

Người dân Quảng Điền đã tận dụng ưu thế về nguồn lợi thiên nhiên của một vùng đồng bằng màu mỡ định cư lập nên hệ thống làng xã, mở rộng địa bàn cư trú lấy nghề nông làm gốc, khai thác đánh bắt cá và làm thêm các nghề thủ công. Sự phát triển kinh tế nông lâm ngư trong các làng xã đã đưa đến sự mua bán trao đổi diễn ra ngày càng nhộn nhịp tại một số tụ điểm thuận lợi về mặt địa lý, giao thông của làng hoặc giữa làng này với làng khác, khởi đầu cho sự hình thành các chợ làng, liên làng.

Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa dần từng bước trên vùng đất Thừa Thiên Huế đã tạo nên sự thay đổi về diện mạo của một số làng với sự xuất hiện dinh sở, thủ phủ, đô thành dưới thời các chúa Nguyễn rồi kinh thành Phú Xuân dưới thời Tây Sơn và thời Nguyễn... cũng là điều kiện góp phần thúc đẩy kinh tế của Thừa Thiên Huế ngày càng có những chuyển biến đáng kể. Trong đó, chợ làng với vai trò là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng ngày càng khẳng định là nhân tố đòn bẩy thúc đẩy sản xuất phát triển, đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu cuộc sống của nhân dân và triều đình.

2. Mạng lưới chợ làng Quảng Điền từ 1306 đến 1945


2.1. Chợ làng nửa đầu thế kỷ XVI


Vào thế kỷ XVI, tác giả Dương Văn An trong sách Ô châu cận lục đã mô tả thành Hóa Châu: “Hóa thành ở địa phận huyện Đan Điền… Phía hữu ngạn sông con này nào các dinh thự, trường học, ty Đô, ty Thừa, nha môn phủ Triệu Phong mọc san sát…. Quanh bốn phía đều có sông nước bao bọc, giữa là tòa thành cao ngất trăm trĩ, tỏa rộng như một đụn mây dài. Vị trí đó thật xung yếu như có bàn tay thợ tạo sắp đặt vậy” (11). Riêng về phần thị (kinh tế chợ, phố...), theo sự mô tả của tác giả, chúng ta cũng biết được ở Thừa Thiên Huế lúc bấy giờ có một số ngôi chợ lớn như: Thế Lại, Đan Lương, Lại Ân, Mậu Tài, Lại Thị, Bái Đáp; trong đó, huyện Quảng Điền có 2 ngôi chợ lớn Đan Lương và Bái Đáp.

* Chợ Đan Lương


Tục danh chợ Cầu, ở làng Phú Lương, Quảng Thành. Tên gọi này có lẽ xuất phát từ địa thế của chợ: chợ nằm bên cây cầu có tên Đan Điền, cây cầu nổi tiếng bậc nhất ở châu Ô thời bấy giờ: “Cầu ở chợ làng Đan Lương, huyện Đan Điền, phía đông chợ có một con ngòi, ngang ngòi có một nhịp cầu, đầu cầu là nhà ở. Dịp giữa cầu nổi cao như sống lưng cá kình rất tiện lợi cho người qua lại. Sớm hôm không ngớt, đúng là cái cầu số một của châu Ô vậy”. Về thời gian họp chợ, Dương Văn An cũng cho biết: “người Đan Lương dậy từ nửa đêm”(12). Trải qua thời gian cùng nhiều biến động lịch sử, ngày nay, chợ Đan Lương đã phần nào có sự thay đổi: cây cầu có mái nhà hình cầu vồng đã được thay thế bằng cây cầu làm bằng ciment; thời gian họp chợ cũng thay đổi, bắt đầu từ 14h-17h trong ngày, chủ yếu phục vụ nhu cầu trao đổi mua bán của nhân dân trong làng. Câu ca trong dân gian xứ Huế: “Mua vôi chợ Quán chợ Cầu” chứng tỏ chợ Cầu trong quá khứ phải là điểm tụ họp khá nhộn nhịp đông đúc, không chỉ giới hạn cho cư dân trong làng mà còn thu hút được cả các vùng lân cận.

* Chợ Bái Đáp


Chợ ở làng Phú Lễ (xã Quảng Phú), một làng cổ bên sông Bồ. Trong thế kỷ XVI, thời gian họp “chợ Bái Đáp họp vào buổi trưa”(13) và được duy trì đến thế kỷ XIX. Năm 1806, trong phần mô tả đường thủy từ sông Văn Xá đi ngược lên nguồn sông Bồ, tác giả Lê Quang Định viết: “Bên trái có chùa xã Phú Ốc, bên phải là chợ xã Bái Đáp, chợ đông vào buổi trưa”(14). Các mặt hàng bày bán tại chợ Bái Đáp cũng được sách Đại Nam nhất thống chí ghi lại: “Chợ Phú Lễ huyện Quảng Điền vốn tên chợ là Bái Đáp, sau đổi tên hiện nay, bán thịt lợn chín ngon hơn các nơi khác”(15). Về sau, khi chợ An Lỗ (Phong Điền) ngày càng phát triển thì sự thu hút của chợ Bái Đáp suy giảm, thương nhân chợ Bái Đáp cũng dần chuyển đi và tiếng danh về một chợ có các hàng thịt chín ngon cũng vắng dần.

Như vậy, trong thế kỷ XVI, qua ghi chép của Dương Văn An, chúng ta biết được rằng nằm kề cận với trung tâm chính trị - quân sự Hóa Thành về phía bắc (huyện Quảng Điền), một số chợ làng đã phát triển mạnh. Các chợ này có thể ra đời từ thời Trần, Hồ; tuy nhiên, phải đến cuối thế kỷ XVI, khi mà người dân vùng Thuận Hóa đã bắt đầu cuộc sống an cư lạc nghiệp thì mới có nhịp độ phát triển nhanh. Về mặt xã hội, sự ra đời và phát triển một số chợ làng ở huyện Quảng Điền trong thế kỷ XVI đã góp phần hình thành nên phần thị của Hóa Châu, đánh dấu bước phát triển của vùng đất Thừa Thiên Huế trong buổi đầu của quá trình đô thị hóa.

2.2. Chợ làng trong các thế kỷ XVII - XVIII


Với địa thế thuận lợi có dòng sông Bồ uốn khúc, huyện Quảng Điền trong quá khứ đã là vùng đất được các chúa Nguyễn chọn làm nơi dựng thủ phủ: Phước Yên (1626-1636) và Bác Vọng (1712-1738). Nằm giữa vùng đồng bằng được xem là màu mỡ nhất của Thừa Thiên Huế, như Dương Văn An từng ca ngợi: “đồng nội xanh tươi, xóm thôn trù mật, chợ nọ cầu kia, người sang vật quí đều tọa lạc hai bờ nam bắc”, dọc theo phần hạ lưu sông Bồ, hai thủ phủ này cách nhau khoảng 6 km. Tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn như là bước trung chuyển vào Huế nhưng có thể nói, hai thủ phủ chúa Nguyễn ở Quảng Điền có vai trò rất quan trọng đối với thực lực họ Nguyễn và quá trình đô thị hóa, thương mại làng xã nơi đây. Nhu cầu phục vụ cho sinh hoạt của bộ máy chính quyền (các chúa, các thân vương, quan lại cao cấp), quân đội bảo vệ vương phủ... không thể không có các chợ.

Tuy vậy, các tài liệu địa chí thời Nguyễn không thấy đề cập đến sự tồn tại của các chợ ở Phước Yên và Bác Vọng, thay vào đó chỉ có các chợ làng cận phủ như Thanh Kệ, Hương Cần, Văn Xá, Hạ Lang... Điều này có thể do tính chất an toàn về chính trị-quân sự của vương phủ nên chính quyền chúa chỉ cho phép chợ họp trên đất các làng kề cạnh Phước Yên và Bác Vọng. Cụ thể phủ Phước Yên nằm giữa hai chợ Thanh Kệ và Hương Cần, phủ Bác Vọng nằm kề cận hai chợ Hạ Lang và Văn Xá.

* Chợ Thanh Kệ


Chợ Thanh Kệ thế kỷ XVII thuộc xã Thanh Kệ, tổng Hạ Lang (Thanh Kệ nay là Thanh Lương, Hương Trà). Dọc theo sông Bồ xuống ngã ba Thanh Phước, vị trí của chợ được tác giả Lê Quang Định xác định: “950 tầm, bên trái từ đây đi xuống đều có cư dân và đất khô, bên phải có chợ Thanh Lương, tên cũ là chợ Thanh Kệ, chợ đông vào buổi trưa. 900 tầm (gần 2km), bên trái có phủ Phước Yên. 1525 tầm (hơn 3km) hai bên đều có dân cư và đất khô, bên phải có chợ Hương Cần, chợ đông vào buổi sáng”(16). Chợ Thanh Kệ không chỉ nơi trao đổi mua bán giữa dân làng Thanh Kệ với các làng kề cận mà còn là nơi cung cấp nhu yếu phẩm sinh hoạt cho các tầng lớp quan lại, binh lính ở phủ Phước Yên.

* Chợ Hương Cần


Chợ Hương Cần thuộc xã Hương Cần, tổng Đông Lâm (nay thuộc Hương Trà). Trong thế kỷ XVI, thuộc địa phận huyện Đan Điền có trạm Linh Giang - bến trạm quan trọng nhất của miền Ô Châu lúc bấy giờ: “Trạm ở gần xã U Cần, địa phận huyện Đan Điền. Bên cạnh có sông Tam Kỳ, trước mặt có một giả nước. Từ hai xã Trà Kệ, Diêm Trường đều có đường thủy đi tới, rất tiện cho thuyền bè. Quan khách lui tới, sớm tối đi về, chính là trạm số một của châu Ô vậy”(17). Điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông thủy lộ chắc chắn đã đưa đến sự ra đời rất sớm của một chợ làng nằm kề cạnh trạm Linh Giang - chợ làng Hương Cần. Tuy nhiên, cho đến giữa thế kỷ XVII, khi Phước Yên được chọn làm thủ phủ thì chợ làng Hương Cần mới có điều kiện phát triển mạnh.

* Chợ Hạ Lang


Cách thủ phủ Bác Vọng về phía tây bắc khoảng 2km có chợ Hạ Lang bên bờ phải và chợ Văn Xá ở bờ trái sông Bồ(18). Sự tồn tại của bến đò Văn Xá (ngang qua Hạ Lang) hay bến đò Bác Vọng (ngang qua Văn Xá) đã phần nào nói lên được mức độ giao lưu, trao đổi hàng hóa, vật phẩm giữa các cư dân các làng này với nhau. Chợ Hạ Lang ra đời nằm trong hệ thống trao đổi đó. Đặc biệt, từ khi thủ phủ Bác Vọng được xây dựng, vai trò đầu mối cung ứng các nhu cầu sinh hoạt cho vương phủ của các chợ này càng được xác định rõ nét.

Thế kỷ XVII - XVIII, thuộc địa hạt Quảng Điền còn có một số chợ làng như: Chợ Sa Đôi, tổng An Thành (xã Quảng Thành), chợ Thành Công, chợ Lãnh Tuyền.... Các chợ này không chỉ hoạt động trong phạm vi làng mà còn có tính chất vươn ra liên kết các chợ làng kề cận về phía tây bắc như chợ Thế Chí, Đại Lộc, Kế Môn, Vĩnh Xương, Hương Triền (chợ Thanh Hương) (vùng Ngũ Điền) nằm trên tuyến đường bộ ven phá Tam Giang từ bến Vĩnh Trị (Hương Trà) rẽ theo nhánh hướng bắc đến chợ Hương Triền (Phong Điền) cũng là nơi giáp Quảng Trị. Như vậy, trên tuyến đường thủy, các nguồn hàng từ miền Tây Quảng Trị (nổi tiếng là chợ Phiên Cam Lộ) với đặc sản hồ tiêu, dầu rái… theo các sông Hiếu, Thạch Hãn, Ô Lâu ra phá Tam Giang rồi đi ngang qua các chợ ở huyện Quảng Điền trước khi theo sông Hương ngược lên phố Thanh Hà, Bao Vinh để phân phối ra ngoài tỉnh và cung ứng cho các chợ vùng phụ cận kinh đô Huế.

2.3. Chợ làng thế kỷ XIX đến đầu 1945


Thế kỷ XIX, trên địa hạt Quảng Điền ngoài các chợ cũ như Phù Ninh, Bái Đáp, Hạ Lang, Văn Xá, Thanh Lương (Thanh Kệ), Hương Cần, Phú Lương, Thanh Hà, Kim Đôi, Thành Công, Lãnh Truyền, chợ Tam xã Khuông Phò - Tráng Lực - Thạch Bình... còn xuất hiện thêm các chợ mới như: Nước Lạnh, Niêm Phò, Tráng Lực... Cuối thế kỷ XIX, chợ Ngũ xã thay thế chợ Tam xã (Tráng Lực-Thạch Bình-Thủ Lễ), đồng thời tiếp tục xuất hiện một số chợ mới như: An Xuân, An Thành, Mỹ Xá, Phong Lai, Lai Hà, Sơn Tùng, Nam Phù. Đầu thế kỷ XX, theo thống kê của Đại Nam nhất thống chí đời Duy Tân (1909) thì Quảng Điền có 15 chợ nổi tiếng. Trong đó, chợ Tam xã, Ngũ xã được xem là chợ liên làng tiêu biểu không chỉ cho huyện Quảng Điền mà cả Thừa Thiên Huế.

* Chợ Hội Thông (Ngũ xã - nay là chợ Sịa)


Chợ thuộc địa giới làng Tráng Lực, thị trấn Sịa. Trước khi chợ Ngũ xã ra đời, cư dân nơi đây đã có chợ cũ, tọa lạc trên đất giáp ranh 3 xã Khuông Phò-Tráng Lực-Thạch Bình (chợ Tam xã) ra đời vào khoảng thế kỷ XVI-XVII. Năm Giáp Tuất (1814) chợ Tam xã bị hỏa hoạn(19). Năm 1867, một chợ khác ra đời cách chợ Tam xã 300m, ở địa phận làng Tráng Lực; về sau dân làng Thủ Lễ và Thạch Bình tham gia càng nhiều vào chợ này, gọi là chợ Tam xã mới. Năm Tự Đức 30 (1877), chợ Tam xã mới được chính thức thành lập. Cũng từ đó, chợ Tam xã cũ chỉ còn lại người dân làng Khuông Phò tham gia với cái tên chợ Côi (chợ phía trên)(20). Về sau, dân 2 làng Uất Mậu và An Gia lần lượt xin gia nhập chợ Tam xã mới và chợ Ngũ xã gồm Tráng Lực - Thạch Bình - Thủ Lễ - Uất Mậu - An Gia chính thức ra đời trên địa phận làng Tráng Lực vào năm 1894 (21).

Năm Thành Thái thứ 7 (1895), đội ngũ hương chức Ngũ xã ban hành một số ước định nhằm quản lý và duy trì hoạt động của chợ. Thông qua các văn bản Hán Nôm này, chúng ta biết được qui mô của chợ Ngũ xã rất lớn do các cá nhân bán hoặc cúng đất nhằm mở rộng chợ. Tư liệu Hán Nôm địa phương cũng cho thấy rõ quá trình hình thành và phát triển của chợ làng ở vùng Sịa (22). Theo sách Đại Nam nhất thống chí đời Duy Tân, chợ An Gia (Sịa) đã có phố ngói, người Tàu ở đông. Như vậy, đến đây chợ Ngũ xã đã trở thành nhân tố quan trọng trong sự phát triển của vùng Sịa trước khi trở thành thị tứ sầm uất như ngày nay.

Thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của sức sản xuất và sự mở rộng địa bàn dân cư, số lượng các chợ làng ở Thừa Thiên Huế không ngừng gia tăng về mật độ lẫn không gian. Trải qua các triều đại đến đầu thế kỷ XX, Quảng Điền có tất cả 18 chợ (nay còn 16 chợ) được sử sách ghi lại phân bố khắp các đồng bằng và đầm phá. Từ thế kỷ XIX, trong khi các chợ làng ở Thừa Thiên Huế hoạt động mạnh trở thành đầu mối, của các chợ vùng, chợ huyện, trung tâm giao lưu giữa các địa phương trong vùng và với kinh đô Huế thì một số chợ và trung tâm buôn bán trước đó thời chúa Nguyễn như chợ phường Phụ Lũy, phố cảng Thanh Hà vì điều kiện tự nhiên xã hội khác nhau bắt đầu suy tàn.

3. Vài nhận xét về đặc điểm của mạng lưới chợ làng Quảng Điền


- Về tên gọi các chợ: So với các vùng khác, tên chợ ở Quảng Điền rất phong phú với nhiều tên khác nhau, không chỉ theo tên gọi làng thông thường mà sử dụng nhiều tên tục theo đặc điểm địa hình, đặc điểm sinh hoạt kinh tế văn hóa hoặc tên tục của làng. Chẳng hạn như chợ làng Phú Lễ gọi Bái Đáp (tên sông), chợ Đan Lương (chợ Cầu), chợ Lãnh Tuyền/Vĩnh Tu, chợ Thanh Kệ/chợ Kệ, chợ Thành Công/Cồn Gai, chợ Lai Hà/chợ Sáo, chợ Hội Thông/Ngũ xã/Sịa, chợ Phong Lai/chợ Nịu, chợ Sơn Tùng/chợ Nan…

- Về địa điểm họp chợ: Chợ làng Quảng Điền được lập ngay trong các làng ở địa điểm đầu hoặc giữa làng, thuận lợi về giao thông thủy, bộ. Phần lớn các chợ đều tập trung ven sông Bồ, ven phá, ven biển; chợ liên làng như Tam xã, Ngũ xã họp ở giao lộ, ranh giới giữa các làng. Một số chợ làng nổi tiếng hơn trong huyện đều tập trung gần các trung tâm chính trị phủ chúa như chợ Cầu, Báo Đáp phía bắc Hóa Thành; 2 chợ Thanh Kệ, Hương Cần gần phủ Phước Yên, 2 chợ Văn Xá, Hạ Lang nằm gần phủ Bác Vọng.

- Về thời gian họp chợ: Không như các chợ phía bắc, có kiểu thức chợ phiên, chợ làng Quảng Điền họp hàng ngày. Có chợ Hôm (buổi chiều), chợ Mai (buổi sáng), chợ họp buổi trưa như 2 chợ Bái Đáp, Thanh Kệ; có chợ họp vào lúc “nửa đêm” tức từ rất sớm trong ngày như chợ Đan Lương… phù hợp với các loại hàng hóa bày bán trong chợ; chợ nông sản, đồ dùng sinh hoạt thường họp buổi sáng, chợ cá thường họp buổi chiều...

- Về cấu trúc và qui mô: Các chợ đều có đình chợ, cách bố trí lều, quầy hàng theo hình chữ U hoặc chữ nhật; vật liệu thường bằng tranh nên hay xảy ra hỏa hoạn. Một số chợ ven phủ, ven đô có quầy hàng, phố ngói, bán suốt ngày, đặc biệt khi có thương nhân người Hoa kinh doanh buôn bán như chợ An Gia (tức chợ Ngũ xã, chợ Sịa sau này). Các chợ đều chủ yếu thuộc phạm vi chợ làng, một khu chợ liên làng Tam xã phát triển thành Ngũ xã, không có chợ huyện, chợ phủ, chợ dinh theo đúng nghĩa của nó; yếu tố chợ ven đô còn mờ nhạt khi các thủ phủ dời đi nơi khác.

- Mặt hàng bày bán: Hàng hóa bày bán là các mặt hàng nông sản, thổ sản, lâm sản, thủy sản, nông cụ, đồ dùng bằng gỗ, đồng, tre đan, kim chỉ may vá, hàng may mặc, đồ ăn thức uống… phục vụ cho nhu cầu lương thực thực phẩm, sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân trong làng, trong khu vực liên làng cũng như quan quân tại các thủ phủ.

- Về phương thức trao đổi, mua bán: Do nằm ở một huyện vùng đồng bằng nên mạng lưới chợ làng Quảng Điền phục vụ chủ yếu cho nhu cầu trao đổi nông sản và nông cụ, hàng tiêu dùng của nông dân trong làng có chợ và một số làng lân cận. Có thể đã có một bộ phận thương nhân buôn bán dọc theo sông Bồ đến thượng nguồn, hoặc dọc theo phá Tam Giang, dọc sông Ô Lâu, ra Quảng Trị, lên Huế để trao đổi nguồn hàng miền xuôi - miền ngược nhưng luồng hàng buôn bán dọc sông đó chưa thật sự nổi bật. Trong mạng lưới chợ làng Quảng Điền, nổi bật không chỉ trong huyện mà của cả tỉnh, chính là chợ liên làng Tam xã (cũ - mới) phát triển thành Ngũ xã, đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa trong khu vực. Cũng chính vì thế mà chợ Ngũ xã đã đẩy nhanh được quá trình đô thị hóa hình thành thị trấn như ngày nay.

Mạng lưới chợ là hệ quả của kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển và tiến trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trên đất Thừa Thiên Huế thời quân chủ. Vai trò của chợ làng tác động trở lại đối với tình hình chính trị, các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống nhân dân làng xã là rất lớn. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh tế ở các chợ làng, liên làng Quảng Điền tầng lớp thương nhân chuyên nghiệp chưa xuất hiện (chỉ một bộ phận nhỏ thương nhân người Hoa hoặc người Việt). Quảng Điền chưa xuất hiện làng buôn như các làng Cảnh Dương, Lý Hòa ở Quảng Bình, hay làng có nhiều người đi buôn như Mỹ Lợi, Hà Thanh, Thai Dương Hạ. Do vậy, quá trình đô thị hóa làng xã diễn ra chậm chạp.

Tóm lại, chợ làng hình thành trước hết là do nhu cầu thiết yếu, có tính tự phát của nhân dân làng xã nhằm thỏa mãn nhu cầu trao đổi có tính tự cung tự cấp của kinh tế làng xã. Chợ làng do làng xã tự tổ chức quản lý thông qua hương ước hoặc lệ họp chợ. Nhu cầu thiết yếu đó qui định địa điểm, thời gian, cấu trúc và qui cách họp chợ rất phong phú và đa dạng; cũng như phương thức trao đổi mua bán tại chợ. Chợ làng chính là mạng lưới thương nghiệp nông thôn hiệu quả đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tiểu nông, củng cố hơn nữa sự cố kết nông - công - thương nghiệp vốn đã vô cùng bền vững của tổ chức làng xã Việt Nam trong lịch sử. Vì thế, trong công cuộc quản lý nông thôn nói chung, tổ chức quản lý chợ làng hiện nay, một mặt phải hết sức chú ý đến nhu cầu thiết yếu đó của người dân để có tổ chức, qui hoạch mạng lưới chợ, các trung tâm mua bán, siêu thị hợp lý đồng thời phải dựa trên nền tảng phát triển nền kinh tế tiểu nông sản xuất nhỏ thành nền sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hóa cao. Có như thế, chúng ta mới có thể đẩy nhanh được tốc độ đô thị hóa nông thôn, xây dựng nông thôn phát triển bền vững như mong muốn.

Nguyễn Văn Đăng (*)

Phạm Thị Minh Tâm (**)




(*) TS. Phó Trưởng khoa - Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Huế.


(**) ThS. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.



Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Đăng, “Chợ Đông Ba với tiến trình phát triển đô thị Huế”, Tạp chí Huế Xưa & Nay,số 94(7-8/2009).

2. Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Thừa Thiên, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1997, tr.67.

3. Lê Quang Định, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Phan Đăng dịch, Nxb Thuận Hóa - Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2005.

4. Lê Quí Đôn toàn tập, Tập 1, Phủ biên tạp lục, H.: Nxb.KHXH, 1977.

5. QSQ triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí (đời Duy Tân), Thừa Thiên phủ, Tập Thượng, Nha Văn hóa - Bộ Quốc gia giáo dục.

6. Trương Thị Thu Thảo, Chợ làng ở Thừa Thiên Huế thế kỷ XVI-XIX, Luận văn Thạc sĩ sử học, Đại học Sư phạm Huế, 2010.

7. Vô danh thị, Ô châu cận lục, Dương Văn An nhuận sắc & tập thành, Bùi Lương dịch, Văn hóa Á châu xb, 1961.





(2) Lê Quí Đôn toàn tập, Tập 1, Phủ biên tạp lục, H.: Nxb.KHXH, 1977, tr. 38.


(3) Nguyễn Trãi, Dư địa chí, H.: Nxb.KHXH, 1776, tr.235.


(4) Huỳnh Công Bá, “Làng Tây Thành”, Tạp chí Huế xưa & nay, số 7, tr.106.


(5) Lê Quí Đôn toàn tập, Tập 1, Phủ biên tạp lục, H.: Nxb.KHXH, 1977, tr. 44.


(6) Vô danh thị, Ô châu cận lục, Dương Văn An nhuận sắc & tập thành, Bùi Lương dịch, Văn hóa Á châu xb, 1961, tr. 40.


(7) Phủ biên, Tlđd, tr. 78-80.


(8) Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn Thừa Thiên, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1997, tr. 106, tr.66.


(9) Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ…, Tlđd, tr. 67.


(10) Đồng Khánh địa dư chí, Phủ Thừa Thiên, Đĩa file PDF, tr. 1427.


(11) Ô châu cận lục, 1961, Tlđd, tr. 65.


(12) Ô châu cận lục, 1961, Tlđd, tr. 44, 66.


(13) Ô châu cận lục, 1961, Tlđd, tr. 44.


(14) Lê Quang Định, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Phan Đăng dịch, Nxb Thuận Hóa - Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2005, tr. 213.


(15) QSQ triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí (đời Duy Tân), Thừa Thiên phủ, Tập Thượng, Nha Văn hóa - Bộ Quốc gia giáo dục, 1961, tr.138.


(16) Lê Quang Định, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Tlđd, tr. 215.


(17) Ô châu cận lục, 1961, Tlđd, tr. 67.


(18) Lê Quang Định, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Tlđd, tr. 213-215.


(19) Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), 3 xã nói trên cùng lập cam kết xây dựng lại đình chợ. Lý giải việc cháy chợ năm 1814 là do việc không quan tâm cúng bái cho người âm nên người dân 3 xã cũng đồng thời dựng thêm một chợ lộ thiên ở ngoài rú cát (Bạch Sa), cách chợ Tam xã độ 300 thước; chợ này chỉ họp chợ trong 3 ngày tết (mồng 1,2 và 3 âm lịch) với mục đích cầu mong chợ Tam xã không xảy ra hỏa hoạn… [Theo Văn bản Hán Nôm hiện được dịch và đóng thành tập “Lịch sử thôn làng Tráng Lực-Sịa, Tập 1 và 2, hiện do trưởng họ Lê Nhì giữ ở làng Tráng Lực].


(20) Để cạnh tranh buôn bán, người dân làng Khuông Phò đã lôi kéo mộ dân các xã ven phá Tam Giang, các xã lân cận phía nam nhằm không cho dân đến tụ họp ở chợ Tam xã mới, điều này gây ra mâu thuẫn xung đột giữa 3 làng (Tráng Lực, Thạch Bình và Thủ Lễ) với làng Khuông Phò.


(21) Trương Thị Thu Thảo, Chợ làng ở Thừa Thiên Huế thế kỷ XVI-XIX, Luận văn thạc sĩ sử học, Đại học Sư phạm, 2010, Phụ lục 4, P19-20-21.


(22) Tuy nhiên, sách Đại Nam nhất thống chí đời Tự Đức, Tập 1, Nxb Thuận Hóa, Huế 1992, trong khi liệt kê các chợ vùng Sịa chỉ có nêu chợ Thạch Bình (tr.183), đến Đại Nam nhất thống chí đời Duy Tân (1909) thì mỗi xã An Gia, Thạch Bình, Tráng Lực, Uất Mậu, Thủ Lễ đều có chợ (sđd, tr.138). Điều này ngược lại với kết quả tư liệu điền dã ở địa phương; có thể do các quan chép sử nhà Nguyễn thiếu thực tế, thiếu chính xác. Có thể nói đến thời điểm này, các xã nói trên có chợ chung là chợ Ngũ xã.

(trích sóng nước tam giang)

Tổng quan về khai canh, lập ấp ở Quảng Điền

Lịch sử di dân khai canh lập ấp của người Kinh trên địa bàn Quảng Điền ngày nay được biết rõ vào giữa thế kỷ XIV sau cuộc kháng chiến chống Minh của vua Lê Thái Tổ. Làng thành lập được xác định rõ niên đại đầu tiên trên đất Quảng Điền là Thanh Cần (với tên gốc là Cần Kiệm, đổi lại là Thanh Dương) vào năm 1445. Vị tổ khai canh là Trần Chắt, tiếp đó là các họ Lê, Nguyễn đem theo nghề nấu rượu và làm bún truyền thống từ quê hương Thanh Hóa.

Quảng Điền - nhìn từ di sản văn hóa lịch sử.


Nằm ở Đông Bắc Thừa Thiên Huế, phía Bắc và Tây giáp huyện Phong Điền, phía Nam giáp huyện Hương Trà và Thành phố Huế, phía Đông nhìn ra biển, trên địa thế phía Bắc lưu vực sông Bồ và phía Tây phá Tam Giang, Quảng Điền là huyện vùng trũng của tỉnh nhưng có nhiều ưu thế về tiềm năng tự nhiên và giao thông (1).


1. Vài nét về duyên cách và đặc điểm vùng đất


Nằm ở Đông Bắc Thừa Thiên Huế, phía Bắc và Tây giáp huyện Phong Điền, phía Nam giáp huyện Hương Trà và Thành phố Huế, phía Đông nhìn ra biển, trên địa thế phía Bắc lưu vực sông Bồ và phía Tây phá Tam Giang, Quảng Điền là huyện vùng trũng của tỉnh nhưng có nhiều ưu thế về tiềm năng tự nhiên và giao thông (1).

Theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Quảng Điền thời thuộc Hán là đất quận Nhật Nam, thời Chiêm Thành là Lý Châu, thời nhà Trần đổi tên là huyện Trà Kệ (hay Trà Kiệt), thuộc đất châu Hóa. Sang thời Lê đổi tên thành huyện Đan Điền thuộc phủ Triệu Phong. Khi chúa Nguyễn Hoàng vào Nam mới đổi tên thành huyện Quảng Điền. Nhưng địa phận lúc đó còn rất rộng. Năm Minh Mạng thứ 2 (1822), cho lệ vào phủ Thừa Thiên; đến năm thứ 16 (1835), cắt bớt 2 tổng (ghép với đất 3 tổng cắt ra từ huyện Hương Trà để lập huyện Phong Điền). Quảng Điền từ lúc này chỉ còn 5 tổng, quản 58 xã, thôn, phường, ấp, giáp(2). So với 6 huyện thuộc phủ Thừa Thiên lập năm 1835, Quảng Điền có quy mô trung bình, chiều đông - tây hơn 38 dặm, chiều bắc - nam 25 dặm, giới hạn như sau:

“Từ bờ bắc sông Phú Ốc về phần sông Phú Lễ thuận dòng đến cảng Kim Đôi ngang qua Thành Công, An Lộc, Đông Ấp, Tây Ấp của Cương Gián và vũng biển Tam Giang đến phía bắc giáp với Tây giáp xã Thế Chí, lại chạy ngang qua Phú Lễ giáp với Đường Long rồi chuyển về hướng Nam đến các xã Lai Xá, Cổ Tháp”(3).

Theo đề xuất của 2 đại thần Lê Văn Quý và Vương Hữu Quang (năm 1834), Quảng Điền suýt mang tên là Phong Điền, tuy nhiên, vua Minh Mạng vẫn giữ lại tên gọi Quảng Điền vốn do Tiên chúa Nguyễn Hoàng đặt từ xưa(4).

Quảng Điền có nhiều sông ngòi. Sông Bồ bắt nguồn từ dãy núi Sơn Hồ chảy qua bến Phú Ốc đến Phú Lễ chia ra một chi chảy quanh ra phía Bắc đến các làng Cổ Tháp, Sơn Tùng, chảy qua Nam Dương hiệp với sông Nam Phù chảy vòng lại phía Đông Bắc đến thôn An Xuân rồi đổ ra vùng phá Tam Giang. Sông Kim Đôi ở phía Đông Nam huyện là một nhánh của sông Hương. Từ địa giới làng Thanh Phước thuộc huyện Hương Trà chia ra một nhánh chảy về phía Bắc, đến sông Kim Đôi hiệp lưu với sông Thanh Hà chảy đến chỗ Quán Cửa rồi trút vào vùng biển Tam Giang. Đây là hai con sông lớn nối liền với nhiều kênh, hói, ngang dọc khác, là nguồn nước, nguồn phù sa màu mỡ bồi đắp cho nhiều cánh đồng phì nhiêu của các xã Quảng Thọ, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Vinh, Quảng Phú... Từ giữa thế kỷ XV, Dương Văn An đã ca ngợi địa thế của Quảng Điền gắn liền với dòng sông này: “Sông lớn ở huyện Đan Điền (tức Quảng Điền) nguồn sông rất xa, dòng sông rất dài, miếu cỏ Minh Uy chận trên đầu núi, thành lớn Hóa Châu dài đến cửa sông, có những hoa thôn lục dã đất rộng dân đông, Hợi Thị, Ngọ Kiều người sang của báu, đều ở rải rác phía nam và phía bắc sông ấy”(5).

Quảng Điền lại có nhiều đầm phá thông với biển cả. Theo Đại Nam nhất thống chí, vùng biển Tam Giang (phá Tam Giang) - xưa gọi là “biển cạn” (Hạc Hải), năm Minh Mạng thứ 2 (1821), đổi tên là phá Tam Giang. Từ bờ phía Nam đến bờ phía Bắc dài 35 dặm, từ bờ phía Đông đến bờ phía Tây rộng độ 6 dặm; từ sông Lương Điền chảy xuống vũng biển, phía Tây Nam có 3 ngả sông: Cửa Tả Giang, Cửa Trung Giang, Cửa Hữu Giang. Mỗi sông đều chảy 2 - 3 dặm rồi nhập lại, cho nên gọi là vũng biển Tam Giang; lại chảy qua Đông Nam 25 dặm rồi hiệp với sông Hương chảy ra cửa biển Thuận An. Đầm Bác Vọng, đầm Hạ Lạc nằm giữa địa phận 2 huyện Hương Trà và Quảng Điền, đầm An Gia và An Xuân nằm ở phía Đông và Đông Nam huyện. Quảng Điền có 12km đường bờ biển. Đây cũng là một lợi thế không nhỏ của huyện.

Với địa thế độc đáo như trên, Quảng Điền là địa bàn lý tưởng cho sự phát triển nông nghiệp, giao lưu kinh tế, văn hóa, phòng thủ quân sự... Và trên thực tế, đây là vùng đất văn vật với các di sản văn hóa lịch sử phong phú.

2. Vùng đất với bề dày lịch sử


Trên vùng đất đa dạng về hình thế và giàu yếu tố “Nước” như vậy, Quảng Điền (vốn bao gồm cả đất Phong Điền) đã là địa bàn cư trú lâu đời của cư dân bản địa thời tiền sử. Những phát hiện từ khảo cổ học và nghiên cứu điền dã cho thấy vô số các di chỉ, di tích thời tiền - sơ sử, di tích Champa tại khu vực này, tiêu biểu như thành Hóa Châu, Sịa, Sơn Tùng... và rộng ra (trên đất Phong Điền - khu vực vốn thuộc đất Quảng Điền cũ) là Ưu Điềm, Phước Tích v.v...

Trong thời kỳ đầu xây dựng đất Thuận Hóa, thành Hóa Châu là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của phủ Triệu Phong hồi bấy giờ (có địa bàn rộng, kéo dài từ Quảng Trị đến huyện Hương Trà). Ô Châu cận lục mô tả về tòa thành này như sau: “Thành ở địa phận huyện Đan Điền, sông cái Đan Điền chảy qua phía tây, lại có một dòng sông con chảy vào trong thành, phía hữu con sông ấy la liệt những trường học, nha môn Đô thừa phủ Triệu Phong. Sông cái Kim Trà rót vào phía nam, đập lớn chằm to ước nghìn vạn khoảnh. Các dòng nước bọc cả bốn bề, giữa có một tòa thành trăm nhận sừng sững như đám mây dài. Đó là nơi địa hình kết hợp, thiên tạo đặt bày vậy”(6).

Kết quả khai quật khảo cổ học khu vực này (1997) cho thấy Hóa Châu là tòa thành có quy mô khá lớn với 2 lớp thành. Thành ngoài trông ra phá Tam Giang, mặt trước dài 570m, mặt sau 590m, mặt trái 1890m, mặt phải 1920m. Thành trong dài từ 260 - 300m, rộng từ 150 - 160m. Các bờ thành đều đắp đất dày hàng chục mét. Bọc quanh 2 lớp thành là các tuyến sông làm hào bảo vệ. Rõ ràng đây là một di tích có giá trị không chỉ trong phạm vi Thừa Thiên Huế.

Sau khi chúa Nguyễn vào Thuận Hóa, trong quá trình Nam tiến và xây dựng Đàng Trong, Quảng Điền đã 2 lần được lựa chọn để xây dựng thủ phủ. Đó là Phước Yên (1626 - 1636) và Bác Vọng (1712 - 1738). Tuy thời gian đóng thủ phủ ở đây không dài (36 năm) nhưng cũng đủ để lưu lại nhiều dấu tích quan trọng. Hai di tích cấp tỉnh (miếu thờ Nguyễn Hữu Dật ở Phước Yên và chùa Thiện Khánh ở Bác Vọng)(7) chỉ là sự phản ánh rất khiêm tốn giá trị di sản to lớn của thời kỳ này trên đất Quảng Điền.

Phủ Phước Yên chỉ giữ vai trò là trung tâm chính trị của Đàng Trong trong 10 năm, nhưng là giai đoạn chuyển tiếp rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển thủ phủ của chúa Nguyễn theo hướng một đô thị(8). Hơn thế, đây còn là thời kỳ gắn liền với tên tuổi của những danh nhân kiệt xuất đương thời, như Nguyễn Phúc Nguyên, Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến…

Phủ Bác Vọng tồn tại 26 năm đầu thế kỷ XVIII, là thời kỳ thoái bộ tạm thời của trung tâm Phú Xuân - Huế, nhưng lại gắn liền với thời kỳ Nam tiến mạnh mẽ của dân tộc và những công lao to lớn của chúa Nguyễn Phúc Chu. Tuy không được xây dựng quy mô bề thế, nhưng đến nay dấu tích về thủ phủ này vẫn còn hiện hữu khá rõ(9).

Quảng Điền còn có nhiều danh thắng, cổ tự từng rất nổi tiếng như đền thờ thần Xích Long ở Bác Vọng, chùa Phú Ốc (gần bến đò Phú Ốc cũ), chùa Sơn Tùng, chùa Bác Vọng...

Đền thờ thần Xích Long không rõ lập tự bao giờ nhưng rất cổ. Năm 1836, vua Minh Mạng đã ban sắc “Xích Long chi thần” và vẫn hay đến cầu đảo những năm hạn hán. Chùa Phú Ốc được ghi trong Đại Nam nhất thống chí là một cổ tự, từ đầu thời chúa Nguyễn đã nổi tiếng là ngôi chùa rất linh thiêng, chúa hay đến cầu mưa và thường được ứng nghiệm. Chùa Sơn Tùng thì nổi danh là một ngôi chùa có cảnh trí u tịch, chúa Nguyễn Phúc Tần đã đích thân cho trùng tu năm 1756 và ban cho tấm biển “Sắc tứ Sơn Tùng tự” cùng 4 cặp câu đối ca ngợi cảnh đẹp tuyệt vời của chùa(10). Chùa Bác Vọng vốn gắn liền với thủ phủ Bác Vọng và vị chúa Phật Nguyễn Phúc Chu. Vì vậy, ngay từ xưa đã nổi tiếng là ngôi chùa có quy mô to lớn, bề thế.

*

* *

Địa linh luôn gắn liền với nhân kiệt. Quảng Điền qua các đời luôn xuất hiện bậc anh hào với những văn trị, võ công oanh liệt.

Đời Trần có các danh tướng Đặng Tất, Đặng Dung (Bác Vọng), là tướng giỏi triều Hậu Trần, theo giúp Trần Giản Định và Trần Quý Khoáng, lừng danh qua các trận đánh chống quân xâm lược Minh ở Bô Cô, Thái Cảng.

Đời Lê có Cao Bách Tuế, Phan Tử Linh là những quan lại mẫn cán, trung nghĩa được ghi vào sử sách.

Đặc biệt, đời Nguyễn, Quảng Điền có đến 14 vị được ghi tên họ, tiểu sử và công trạng trong sách Đại Nam nhất thống chí (phần về phủ Thừa Thiên), tiêu biểu như Nguyễn Văn Thành, làm quan đến Tổng trấn Bắc thành, Thân Văn Quyền, Thân Văn Duy nổi tiếng uyên thâm về văn học, Đặng Văn Thiêm, từng được phong hàm Thự Văn Minh điện Đại học sỹ… Đó là chưa kể những người đỗ Tiến sĩ, Phó bảng không chịu ra làm quan, hay những người ra làm quan nhưng vì rất liêm khiết và có dũng khí đấu tranh chống bọn xâm lược nhưng chưa được ghi vào chính sử triều Nguyễn như Trần Thúc Nhẫn (Niêm Phò) - một đại thần đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp giữ cửa biển Thuận An năm 1883; Đặng Hữu Phổ - là tri huyện Quảng Điền cũng từ bỏ con đường hoạn lộ theo Hàm NghiTôn Thất Thuyết chống giặc Pháp xâm lược, bị xử chém; Phò mã Nguyễn Đình Tứ (Phước Yên) cùng hai em là Nguyễn Đình Long và Nguyễn Đình Cán tham gia vụ Hồng Tập chống lại Tự Đức, bị xử chém... Những quan lại thanh liêm nổi tiếng như Cao Đăng Đệ (Phước Yên), Trần Đạo Tiềm (Đông Lâm Hạ); có người học cao nhưng ghét chế độ thối nát đương thời về “ẩn sĩ” như Ngô Thế Lân (Vu Lai).

Tiếp nối truyền thống cha ông, trong hai cuộc trường chinh chống Pháp, chống Mỹ cứu nước (1945 - 1975), đất Quảng Điền đã sản sinh ra những người con ưu tú, những nhà cách mạng trung kiên, những nhà thơ lỗi lạc mà tiêu biểu là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (Niêm Phò), nhà thơ Tố Hữu (Phù Lai) cùng nhiều nhân vật xuất chúng trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, khoa học, đóng góp quan trọng vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc. Và gắn liền với tên tuổi của họ là các di tích lịch sử cách mạng phong phú như Khu di tích lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Địa điểm tổ chức hội nghị Nam Dương, đình làng Thủy Lập…

Đến nay Quảng Điền có 3 di tích cấp quốc gia, 6 di tích cấp tỉnh(11), một số lượng quá khiêm tốn so với tiềm năng thực sự của huyện!

Gắn liền với các di sản phong phú trên là phần hồn của chúng - những di sản văn hóa phi vật thể phong phú, bao gồm phong tục, lễ hội, nghề truyền thống, ẩm thực… Quảng Điền nổi tiếng có hội vật xuân làng Thủ Lễ, lễ hội đua ghe trên phá Tam Giang. Nghề truyền thống thì có các mặt hàng đan lát Bao La, làm lưới Thủ Lễ, làng rau xanh Thành Trung… Những nghề truyền thống này vốn có từ lâu đời. Ngót 5 thế kỷ trước, Dương Văn An đã ca ngợi: “Bác Vọng khéo làm đăng, Thủ Lễ khéo đan lưới, lụa Phù Nam nhiều hồ, giấy Lương Cổ rộng khổ… Lụa Niêm Phò sợi thô, vải Thư Chí mặt nhỏ”. Trong thời Nguyễn, nhiều nghệ nhân danh tiếng về nhã nhạc, ẩm thực trong chốn cung đình đều xuất thân từ vùng đất Quảng Điền.

Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú trên không chỉ là thể hiện truyền thống, niềm tự hào của một vùng đất văn vật, mà còn thực sự là thế mạnh to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Quảng Điền.

3. Vấn đề khai thác và phát huy giá trị


Mặc dù có địa bàn khá xa trung tâm thành phố Huế, không thuận lợi để nối kết với các tour du lịch chính đến cố đô nhưng trong những năm qua, Quảng Điền đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, phát triển du lịch, dịch vụ. Trong vài năm trở lại đây, lễ hội “Sóng nước Tam Giang” do huyện chủ trì đã thu hút khá đông đảo quần chúng nhân dân và du khách tham gia, bước đầu khẳng định được thương hiệu của một vùng đất. Lễ hội này cũng đã trở thành một bộ phận của Festival quốc tế Huế tổ chức vào các năm chẵn.

Tuy nhiên, so với tiềm năng vốn có, việc khai thác các di sản văn hóa truyền thống phục vụ cho phát triển kinh tế văn hóa xã hội của Quảng Điền vẫn còn ở mức rất khiêm tốn. Các lễ hội văn hóa của huyện mới thu hút phần đông là người địa phương, người trong tỉnh, còn đối với du khách thì còn khá hạn chế. Các mặt hàng thủ công truyền thống gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra. Các tour du lịch thực sự đến với Quảng Điền vẫn còn rất ít. Bên cạnh đó, việc quan tâm đầu tư để bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa hoàn toàn chưa tương xứng với các tiềm năng vốn có của huyện…

Vậy, giải pháp nào để Quảng Điền sớm khắc phục được các hạn chế, bất cập trên?

Theo tôi, cần phải có một sự đánh giá nhìn nhận toàn diện về vấn đề này, mà trước hết cần đặt Quảng Điền trong mối quan hệ tổng thể với các địa phương khác trong tỉnh và trong khu vực các tỉnh bắc miền Trung, đặc biệt là trên “Con đường di sản miền Trung”. Trước mắt, theo thiển ý của người viết, Quảng Điền cần tập trung chú vào các vấn đề sau:

- Vấn đề liên kết vùng và liên kết các đơn vị làm du lịch, dịch vụ: Đây là điều hết sức quan trọng vì, du lịch dịch vụ của huyện chỉ có thể phát triển nếu có sự liên kết chặt chẽ giữa các địa phương, nhất là giữa Thành phố Huế, huyện Phong Điền, Hương Trà với Quảng Điền. Cần tận dụng tối đa thế mạnh đặc thù của các địa phương nhưng phải đặt trong sự phối hợp chung nhịp nhàng thì ngành du lịch, dịch vụ mới có thể khai thác tốt các ưu thế vốn có về di sản văn hóa của vùng đất. Nhìn rộng hơn, Quảng Điền cần tạo ra một điểm nhấn để nói kết với “Con đường di sản miền Trung”. Nếu thành công, thì đây sẽ là một bước đột phá đối với du lịch, dịch vụ của huyện.

- Đề xuất một số tour: Ngoài tour “Sóng nước Tam Giang” chủ yếu tại khu vực thị trấn Sịa, Quảng Lợi, Quảng Ngạn, Quảng Điền cần nghiên cứu, tổ chức các tour du lịch khám phá mới, chẳng hạn:

+ Tour du lịch khám khá thành cổ Hóa Châu gắn liền với phố cổ Thanh Hà - Bao Vinh và làng rau Thành Trung cùng các làng trồng cây kiểng lân cận.

+ Tour du lịch khám phá dấu vết các thủ phủ xưa ở Phước Yên, Bác Vọng gắn liền với việc tham quan, tìm hiểu các nghề thủ công truyền thống, mua sắm đặc sản của địa phương (chột nưa, rau má ở Phước Yên; sản phẩm đan lát Bao La…).

- Xã hội hóa việc bảo tồn và phát huy các di sản: Điều này đòi hỏi phải có sự đổi mới tư duy và những cơ chế thông thoáng hơn. Việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị các di sản, không thể chỉ trông chờ hoàn toàn vào nguồn vốn đầu tư của nhà nước, mà địa phương cần phát huy tối đa nội lực, huy động sự đóng góp của nhân dân, nhất là các doanh nghiệp trên địa bàn, những người thành đạt có gốc gác hay liên quan mật thiết với vùng đất. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu đề xuất các cơ chế mới để người dân có thể tham gia vào việc khai thác, phát huy giá trị di sản, bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

4. Thay lời kết


Rõ ràng, nhìn từ di sản văn hóa lịch sử, Quảng Điền là vùng đất có nhiều ưu thế với rất nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó, với ưu thế giao thông thuận lợi, các sản vật địa phương phong phú, nhất là sự giàu có về mặt nước (hơn 3.500 ha đầm phá và 12km đường biển), khiến vùng đất này càng thêm hấp dẫn đối với du khách và các doanh nghiệp về du lịch, dịch vụ; hơn nữa, Quảng Điền lại có sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo tỉnh. Những lợi thế cả về khách quan và chủ quan như trên đủ để Quảng Điền vươn lên và bứt phá trong sự phát triển. Tuy nhiên, để biến các lợi thế thành sức mạnh thật sự hoàn toàn không đơn giản. Và hy vọng, đây sẽ là vấn đề được Quảng Điền từng bước tháo gỡ trong thời gian tới.

Phan Thanh Hải (*)


(Ảnh: Bản đồ Huyện Quảng Điền và Phong Điền trong "Đồng Khánh địa dư chí"




(*) TS. Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.




(1) Địa phận huyện Quảng Điền hiện nay nằm trong khoảng giới hạn từ 16030’58” - 16040’13” vĩ độ Bắc và 107021’38” - 107034’ kinh độ Đông.


(2) QSQ triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Thừa Thiên phủ, tập Thượng. Bản Duy Tân năm thứ 3 (1909), Tu Trai Nguyễn Tạo dịch. Nha Văn hóa, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1960, tr 26-27.


(3) QSQ triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Thừa Thiên phủ, tập Thượng, sđd, tr 27.


(4) Theo đề xuất này, Quảng Điền sẽ mang tên là Phong Điền, còn huyện mới sẽ mang tên là Quảng Trạch. Tuy nhiên, vua Minh Mạng vẫn giữ tên cũ của Quảng Điền, còn huyện mới lập thì đặt tên Phong Điền.


(5) QSQ triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, sđd, tập Thượng, tr.62.


(6) Vô danh thị, Ô Châu cận lục, Dương Văn An san định, Bùi Lương phiên dịch. Văn hóa Á châu xuất bản, Sài Gòn, 1961, tr 65.


(7) Hai di tích này được UBND tỉnh TTH ra quyết định công nhận là Di tích cấp Tỉnh ngày 21/3/2011.


(8) Xem thêm bài khảo cứu của cùng tác giả: “Thủ phủ các chúa Nguyễn trên đất Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, 1558-1775, phần 2: Thủ phủ Phước Yên (1626-1636). Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học Công nghệ Thừa Thiên Huế, số 2/1998.


(9) Xem thêm bài khảo cứu của cùng tác giả: “Thủ phủ các chúa Nguyễn trên đất Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, 1558-1775, phần 5: Thủ phủ Bác Vọng (1712-1738). Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học Công nghệ Thừa Thiên Huế, số 1/1999. Kết quả thám sát khảo cổ học khu vực thủ phủ Bác Vọng cũng cho thấy nhiều phát hiện quan trọng về thời kỳ này, trong đó có dấu tích móng tường ngoài của phủ chính, các loại gạch xây…


(10) Các cặp câu đối này được ghi trong sách Đại Nam nhất thống chí, tiêu biểu là: 1-Thủy tú sơn minh, hải phước vô song nguyên phước địa; Trùng hưng cổ tự, Nam thiên đệ nhất thị Sơn Tùng (nghĩa là: Núi sông tốt đẹp, trong biển phước này không đất nào sánh kịp; Chùa xưa tu bổ lại, Sơn Tùng là cảnh đứng đầu của trời Nam). 2- Pháp vũ tân phân, song thọ chi đầu liên bối diệp. Hương vân liệu nhiễu, đàm hoa ảnh lý hiện kim dung (nghĩa là: Mưa phép rộn ràng, đầu cành song thụ , liền với cây bối diệp; Mây làng phảng phất, bóng hoa ưu đàm xuất hiện kim dung).


(11) Ba di tích cấp quốc gia là Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Miếu mộ Đặng Hữu Phổ, đình làng Thủ Lễ. Năm di tích cấp tỉnh là: Chùa làng Thành Trung, Địa điểm tổ chức hội nghị Nam Dương, đình làng Thủy Lập, chùa Thiện Khánh, miếu thờ Nguyễn Hữu Dật và Chùa Thủ Lễ.

(Sóng nước tam giang)

Đua Ghe Làng Kim Đôi năm 2012

Hàng ngàn người dân và du khách nô nức đổ về dự Hội đua ghe truyền thống làng Kim Đôi Quảng Thành năm 2012. Việc duy trì Hội đua ghe không những đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của bà con ngư dân, mà còn làm phong phú thêm các loại hình văn hoá cổ truyền
dua ghe Lang-Kim-Doi

Bóng thời gian ở thành Hóa Châu từ văn hóa Sa Huỳnh Champa

Thành Hóa châu
Những ngày mới bắt đầu vào nghề làm báo thì Quảng Điền chính là vùng đất tôi hay lui tới nhất. Cũng vì thế, những tên đất, tên làng của vùng đất Quảng cứ thế tự nhiên đi vào bộ nhớ của tôi với bao nhiêu cảm mến. Nhớ có lần ngồi ăn trưa với Phó chủ tịch UBND huyện Trần Giải, nghe anh say mê kể về chuyện Sịa lau sậy, chuyện thúng mủng Bao La và đặc biệt là chuyện thành cổ Hóa Châu...để rồi từ đó mỗi khi đến với hay chỉ ghé ngang Quảng Thành thôi cũng đã bồi hồi theo những dấu tích đã nằm sâu dưới lòng đất thời gian...

Vận hành và quản lý trạm bơm sản xuất nông nghiệp ở Quảng Thành

Việc xây dựng hoàn thành trạm bơm An Thành, Thế Lại và Thành Trung đã mở ra cơ hội lớn trong phát huy tiềm năng và lợi thế sản xuất nông nghiệp ở Quảng Thành (Quảng Điền). Ước mơ bao đời của nông dân nơi đây đã trở thành hiện thực.

Công trình Kè sông Quảng Thành chậm tiến độ

Thi công từ giữa năm 2011, đến nay công trình kè bờ sông Quảng Thành (Quảng Điền) vẫn chưa hoàn thành, chậm gần 2 năm so với kế hoạch.




Một đoạn kè sông Quảng Thành xây dựng bằng băng bê tông

Quảng Thành và Bản đề án văn hóa cho Hóa Châu xưa

thành Hóa Châu
Thành Trung, Kim Đôi, An thành, Phú Lương … có bề dày truyền thống với những làng quê ở Quảng Điền hay Thừa Thiên Huế, hay với cả những tên làng, tên đất trên đất nước có hình chữ S này. Tôi thích những bài ký nổi tiếng của

Ca khúc viết về Quảng Điền

Quảng Điền, phá tam giang thơ mộng luôn là cảm hứng cho các nhà thơ, nhạc sĩ sáng tác


Quảng Điền Mến Yêu thương (Quảng Điền mến thương)

Nắng Mưa Quảng Điền

Đưa anh về Tam Giang

Nhạc Mp3 Về Quảng Điền

Nhạc hình về Quảng Điền

Kim Đôi trong Nhật ký kháng Pháp - Hồi ký Long Hồ Nguyễn Hữu Chung

Long Hồ Nguyễn Hữu Chung (02-9-1919 - 09-6-2011), trưởng đời 5 Tiền Lê Hậu Nguyễn. Ông sống mẫu mực, coi trọng bằng hữu, đùm bọc xóm làng và hết lòng chăm lo, thương yêu con cháu. Nhiều bài viết, thơ của ông đã đăng trên nhiều báo, tạp chí ngày trước. Các tập Hồi ký viết tay của ông giúp con cháu hiểu thêm không chỉ về một thời kỳ chuyển tiếp trong phả tộc mà còn về biến động lịch sử đất nước.

NHÂN DÂN NỔI DẬY


Việt Minh giao chiến với Nhật. Nhân lúc Nhật hoàng đầu hàng đồng minh do bom nguyên tử Mỹ thả vào hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật. Quân Tàu tràn sang Việt Nam tước khí giới Nhật. Nhật thì lại trao khí giới cho Pháp đánh Việt Minh. Lúc này Việt Minh đánh cả Nhật và Pháp.

Tàu đến xài hai loại bạc: một là quang kim, hai là bạc quốc tế(tàu), cùng với bạc đông dương. Hai lọai bạc cao hạ khác nhau, đổi chác khó khăn trong thời chính phủ Nam triều Bảo Đại. Quân Tàu ô hợp, ốm yếu, đói khát. Có người quá đói ngồi ăn ở quán bún không đứng dậy được, chết luôn.

Tiến trình hình thành địa giới địa danh Huyện Quảng Điền


Sách Đại Nam nhất thống chí thời Duy Tân (1910) chép về huyện Quảng Điền rằng: “Nguyên xưa là đất quận Nhật Nam của nhà Hán. Chiêm Thành lấy làm Lý Châu; An Nam triều nhà Trần làm huyện Trà Kệ (hay Trà Kiệt), thuộc về Hóa Châu. Đời thuộc Minh cũng nhân theo, đời Lê cải làm huyện Đơn Điền (Đan Điền) thuộc phủ Triệu Phong. Lúc đầu bản triều cải làm huyện Quảng Điền, năm Minh Mạng thứ 3 (1822) cải thuộc phủ Thừa Thiên, năm 16 (1835) trích ra 2 tổng thuộc huyện Phong Điền, còn lãnh 5 tổng, 58 xã, thôn, phường, ấp, giáp” (1). Vậy thực hư thế nào? Dưới đây xin được cơ bản làm rõ tiến trình thành lập huyện Quảng Điền, một trong 9 huyện thị, thành phố của tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay.

1. Giai đoạn trước năm 1570: từ Trà Kệ đến Đan Điền - Quảng Điền

Xét thư tịch cổ thì vào thời Hùng Vương đất Quảng Điền thuộc vào bộ Việt Thường (Việt Thường thị). Nhà Tần xâm chiếm (246 - 201 TCN) đặt làm Tượng quận, đến nhà Hán (Hán Vũ đế 132 TCN - 25 SCN) lại chia nước ta làm 3 quận là Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam gồm hơn 20 huyện; đất Quảng Điền của Thừa Thiên thời bấy giờ thuộc huyện Lô Dung, quận Nhật Nam.

Cuối đời nhà Hán, năm 190, người địa phương (Chăm) là Khu Liên nổi lên chiếm cứ Tượng Lâm lập nên nước Lâm Ấp. Đến năm 347, Quốc vương Lâm Ấp là Phạm Văn đánh Nhật Nam, bắt giết thái thú Hạ Hầu Lãm, đuổi hết quan lại Trung quốc, lấy Hoành Sơn làm cương giới, đắp thành Khu Túc để phòng ngự, vùng này (từ đèo Ngang đến hết đèo Hải Vân) chia làm 5 châu là Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính, Ô (Vuyar), Rý/Lý (Ulik) bấy giờ Quảng Điền thuộc vùng đất Ulik của Lâm Ấp. Đến thời Đường (Đường Túc tôn) nước Lâm Ấp đổi làm nước Chiêm Thành, đô thành là Sinhapura (Trà Kiệu)

Nước ta, trải qua mấy trăm năm chịu ách thống trị của các triều đại phong kiến phương bắc: Hán, Ngô, Tống, Lương; nhân dân đã đứng lên theo Bà Trưng, Bà Triệu khởi nghĩa giành độc lập. Năm 544 Lý Bôn khởi nghĩa thắng lợi thành lập nước Vạn Xuân, nhưng thế lực chưa vững nên lại bị các triều đại phong kiến Tùy, Đường, Hậu Tần ở phương bắc xâm lược.

Mãi đến năm 980, Lê Hoàn lập nên nhà Tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư, đất nước mới bắt đầu thời kỳ độc lập tự chủ, song địa giới vẫn chỉ đến đèo Ngang. Như vậy, bấy giờ Quảng Điền vẫn đang thuộc đất vương quốc Champa.

Mùa xuân năm Kỷ Dậu, niên hiệu Thiên huống Bảo tượng 2 (1069), vua Lý Thánh Tông thân chinh đánh Chiêm Thành, bắt được quốc vương Chế Củ đem về Đại Việt, Chế Củ bèn xin dâng đất 3 châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (địa danh đã được phiên âm Hán Việt) chuộc tội để được tha về. Đến năm Ất Mão, niên hiệu Thái Ninh 4 (1075) vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đi tuần biên thùy, vẽ địa đồ hình thế núi sông, đổi tên châu Địa Lý làm Lâm Bình, Ma Linh thành Minh Linh, rồi chiêu mộ dân đinh đến ở. Từ đó, người Việt vùng châu thổ sông Hồng cùng các châu Hoan, Ái (Thanh, Nghệ Tĩnh) lần lượt Nam tiến. Chắc rằng cũng có không ít người dân vượt giới đi sâu vào phía trong, trên đất Thừa Thiên ngày nay, tất nhiên không loại trừ vùng đất Quảng Điền màu mỡ, nhiều thóc gạo, lắm cá tôm, bởi “đất lành chim đậu”. Mặc dù sau đó Chế Ma Na đưa quân chiếm lại 3 châu ấy vào năm Long Phù 3 (1103) và xảy ra sự kiện Chiêm Thành cùng hội quân với Chân Lạp vào đánh Nghệ An (năm Thiên Thuận 5 - 1132), nhưng quân dân Đại Việt đã quản lý, khai thác vùng đất phía nam đèo Ngang, biên thùy tiếp giáp với 2 châu Ulik của vương quốc Champa là vùng đồng bằng của 2 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay, tất nhiên việc qua lại làm ăn cũng rất dễ dàng, không cách trở núi đèo như trước nữa.


Sau khi nhường ngôi cho hoàng thái tử Thuyên (vua Trần Anh Tông sau này) vào mùa xuân năm Quý Tỵ (1293), Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia, ở núi Yên Tử. Tháng 3/Tân Sửu, Hưng Long thứ 9 (1301), nhân đoàn sứ giả của vương quốc Champa sang giao hảo với Đại Việt trở về nước, thượng hoàng bèn du hành phương Nam.


Tại kinh đô vương quốc (Mạnđàla) Champa, quốc vương Java Sinhavarman III (Chế Mân) đã đàm đạo hòa hiếu với thượng hoàng và được thượng hoàng hứa gả con gái về làm hậu phi. Tháng 9 năm ấy, thượng hoàng Trần Nhân Tông trở về núi Yên Tử.


Sang năm Bính Ngọ, Hưng Long thứ 14 (1306), quốc vương Java Sinhavarman III sai sứ sang dâng biểu cầu hôn, vua Trần Anh Tông thuận gả em gái là công chúa Huyền Trân. Tháng 6 năm ấy hôn lễ được cử hành, quốc vương Chế Mân cắt đất hai châu Ô, Lý (Ulik) làm sính lễ. Năm sau, vua sai Ngự sử trung tán Đoàn Nhữ Hài vào làm Hành khiển tuyên bố đức ý, đổi tên làm châu Thuận, châu Hóa, lấy người địa phương cho làm quan, cấp ruộng đất và giảm tô thuế 3 năm.


Bấy giờ có lẽ lỵ sở châu Hóa đóng tại thành cũ Hóa Châu của người Chiêm với tư cách là một thành quân sự thực hiện nhiệm vụ quản lý đất mới theo chế độ quân quản, còn hệ thống hành chính bên dưới vẫn giữ nguyên và quan lại cũng “lấy người địa phương cho làm quan”. Chắc rằng, trong số người địa phương ấy cũng không ít lưu dân người Việt, hoặc đã có mặt làm ăn trước đó, hoặc là quan quân nhà Trần vào tiếp quản vùng đất mới (2). Tuy vậy, hệ thống quận huyện xã thôn thống thuộc bên dưới vẫn chưa được ổn định củng cố vững chắc. Mặc dù vào năm 1242, vua Trần Thái Tông đã có cuộc cải tổ trực tiếp bổ nhiệm quan chức đến cấp xã theo hướng “đặt chức Đại, Tiểu tư xã, từ ngũ phẩm trở lên là Đại tư xã, từ lục phẩm trở xuống là Tiểu tư xã, hoặc có người kiêm 2, 3, 4 xã cùng xã chính, xã sử, xã giám gọi là xã quan” (3). Không rõ nhà Trần chia đặt phủ huyện thế nào, song vào đời Hồ Hán Thương, niên hiệu Khai Đại 2 (1404), “đặt 1 phủ có 2 châu,... Hóa Châu có 7 huyện: Lợi Bồng, Sĩ Vinh, Sạ Lịnh, Trà Kệ, Tư Dung, Bồ Đài, Bồ Lãng”, đến năm Vĩnh Lạc 17 thuộc Minh (1419), quân đô hộ sắp xếp, sáp nhập các huyện lại ở Hóa Châu chỉ còn 3 huyện là Trà Kệ, Kim Trà và Sĩ Vinh; Trà Kệ chính là Đan Điền - Quảng Điền sau này.


Sau kháng chiến chống Minh thắng lợi, nhà Lê sắp xếp tổ chức bộ máy ở Thuận Hóa, đổi châu làm lộ Thuận Hóa trực thuộc đạo Hải Tây, đặt chức Lộ tổng quản tri phủ để điều hành công việc. Năm Quang Thuận 10 (1469), đặt Thuận Hóa thừa tuyên, đặt tam ty (Đô ty, Thừa ty, Hiến ty). Thừa tuyên Thuận Hóa có 2 phủ là Tân Bình và Triệu Phong. Phủ Triệu Phong có 6 huyện là Kim Trà, Đan Điền, Hải Lăng, Võ Xương, Tư Vinh, Điện Bàn và 2 châu là Sa Bồn và Thuận Bình. Như vậy, đến thời điểm này, đơn vị hành chính huyện Đan Điền đã chính thức được thành lập năm Quang Thuận 10 (thời vua Lê Thánh Tông). Đến năm 1480, vua Lê Thánh Tông chia cả nước làm 13 xứ thừa tuyên, bắt đầu đặt đơn vị tổng, dưới huyện thống thuộc xã; thời gian này cuộc binh đao đã tạm yên, dân cư sinh tụ ngày càng đông, nhà vua lại ban sắc lệnh: “Phàm xã nào tính đủ 500 hộ rồi, mà ngoài ra còn thừa đến 100 hộ trở lên, thì do viên quan sở tại trích từng xã một tâu bày, để chia tách ra làm xã khác, cho bản đồ được rộng thêm” (4). Vì vậy, trên cơ sở một số xã được thành lập trước đó, huyện Đan Điền đã phát triển lên đến 65 xã, chia làm 8 tổng.


Nhà Mạc tiếm ngôi vua Lê năm 1527, Mạc Đăng Dung sai em là Tín Vương Mạc Quyết vào trấn thủ Thuận Hóa. Bấy giờ toàn huyện Đan Điền có 52 xã (5). Nhà Mạc tiến hành phân bổ các sắc thuế cho huyện Đan Điền gồm 18 loại, đồng thời sắp đặt bố trí hệ thống hành chính có quy củ hơn, cụ thể là:


- Cấp phủ có: Tri phủ, Đồng tri phủ, Nho học, Huấn đạo (2 viên), Huấn khoa (tạp lưu) Khuyến nông sứ, Hà đê sứ.


- Cấp huyện có: Đan Điền (2 viên).


- Đặt 8 trạm dịch thừa, trong đó có trạm Trà Kệ.


- Phát triển các chợ lớn nhằm đẩy mạnh thương mại, trong đó có chợ Đan Lương và cầu Đan Điền nổi tiếng (nay là làng Phú Lương, xã Quảng Thành).


Năm Quý Tỵ (1533), Lê Duy Ninh được Nguyễn Cam đưa lên ngôi trên đất Sầm Hạ nước Ai Lao, tức Lê Trang Tông, niên hiệu Nguyên Hòa, mở đầu thời Lê trung hưng. Năm Mậu Ngọ, niên hiệu Chính Trị 1 (1558), Đoan quận công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, đóng dinh ở Ái Tử, Quảng Trị; đến năm Canh Ngọ (1570), được giao kiêm lãnh trấn thủ Quảng Nam, nhân dịp này chúa Tiên sắp xếp lại hệ thống các phủ huyện ở Thuận Hóa, Quảng Nam, đổi tên Đan Điền thành Quảng Điền.

2. Giai đoạn từ 1570 đến 1835


Từ khi Đoan quận công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa năm 1558, xứ Đàng Trong ngày một phồn vinh, dân cư sinh tụ đông đúc, do đó nhiều làng xã được thành lập, bấy giờ hệ thống hành chính ngày càng được củng cố. Phủ Triệu Phong có 5 huyện, gồm 398 xã, 23 thôn, 122 phường. Riêng huyện Quảng Điền có 8 tổng gồm 74 xã, 7 thôn, 7 phường (6).


Tình hình chia đặt các huyện thống thuộc trên đây ổn định lâu dài suốt thời kỳ các chúa Nguyễn, chỉ có biến động về việc thay đổi tên gọi hoặc thêm bớt, chia tách, thành lập mới một số tổng, xã thống thuộc(7).


Đến thời Gia Long (1802 - 1820), huyện Quảng Điền gồm có 9 tổng (tăng 1 đơn vị tổng do tách chia ấp An Lộc và lập xã mới Khuông Phò (tên cũ là Phò Lê) để thành lập tông Khuông Phò), huyện lỵ đóng tại xã Phú Ốc (8).


Vua Minh Mạng tiến hành các bước cải cách hành chính, chia đặt sắp xếp lại các tỉnh trong cả nước. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), chuẩn định lời tâu năm trước (1834) của các quan phủ doãn Thừa Thiên (Lê Văn Quý, Vương Hữu Quang) xin chia đặt tỉnh Thừa Thiên làm 6 huyện “tùy theo hình thế sông núi và địa thế gần liền huyện nào thì phân phối lệ vào huyện ấy”. Riêng huyện Quảng Điền được phân định địa giới như sau: “Từ giang phận Phú Lễ về bờ phía bắc sông Phú Ốc (sông Bồ), thuận dòng đến kênh Kim Đôi, ngang qua Thành Công, Yên Lộc, ấp Đông, ấp Tây Cương Gián và phá Tam Giang trở sang phía bắc liền với giáp Tây xã Thế Chí, lại ngang qua Phú Lễ giáp Đường Long, chuyển về phía nam, đến các xã Lai Xá và Cổ Tháp, nguyên trước là huyện Quảng Điền nay đổi làm huyện Phong Điền chia làm 5 tổng” (nhà vua cho giữ nguyên tên gọi Quảng Điền, không đổi tên mới như bản tấu) (9).


Lần này Quảng Điền thu hẹp địa giới vì đã cắt các xã Hương Cần, Vĩnh Trị (tổng An Thành), xã Phú Ốc (tổng Phú Ốc), xã Vu Lai Thượng (tổng Phù Ninh) vào huyện Hương Trà; cắt các xã Hoa Lang, Cao Xá Hạ, Cao Xá Thượng, Đông Lâm Thượng (tổng Hoa Lang), các xã An Lỗ, Cổ Lão, Phù Ninh, (tổng Phù Ninh) để thành lập huyện mới Phong Điền. Toàn huyện chỉ còn lại 5 tổng là An Thành, Đông Lâm, Khuông Phò, Phù Lê, Phước Yên; tổng cộng có 58 xã, thôn, phường, giáp, ấp. Huyện lỵ đóng tại xã Bác Vọng.


3. Giai đoạn từ năm 1835 đến năm 1945



Sau khi sắp xếp lại hệ thống hành chính, tỉnh Thừa Thiên nói chung, huyện Quảng Điền nói riêng bước vào thời kỳ phát triển về nhiều mặt kinh tế xã hội. Năm Tự Đức 4 (1851), dời huyện lỵ đến xã Hạ Lang (nay thuộc xã Quảng Phú).


Cuối đời Tự Đức, tình hình đất nước ngày càng rối ren trước họa xâm lăng, năm Quý Mùi (1883) hải quân Pháp tấn công thành Trấn Hải ở cửa biển Thuận An, quân triều đình chống cự mãnh liệt nhưng đành thất thủ trước hỏa lực hiện đại của Tây phương. Trong trận này, người con ưu tú đất Quảng Điền là tham tri bộ Lễ Trần Thúc Nhẫn, từng được vua Tự Đức giao làm trưởng đoàn điều đình với quân Pháp; sự bất thành, ông đã trầm mình tuẫn tiết tại giang phận ngã Ba Sình để vẹn lòng trung với nước. Mùa hè năm Ất Dậu (1885), Tôn Thất Thuyết lãnh đạo quân dân vũ trang đánh Pháp ở kinh thành; một lần nữa, người con anh liệt đất Quảng Điền là Đặng Hữu Phổ, (con trai phò mã đô úy Đặng Văn Cát cùng công chúa Thuận Lễ, Nguyễn Phúc Tĩnh Hòa) tham gia chỉ huy đội quân Đoàn Kiệt đã phải thọ án tử hình sau khi đại cuộc bất thành, kinh đô thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn.


Bấy giờ, trưởng tử của Kiên Thái vương là Nguyễn Phúc Biện được người Pháp chọn lên ngôi, lấy niên hiệu Đồng Khánh vào tháng 8 năm Ất Dậu (1885), do đó dân gian đã nhanh chóng truyền nhau câu vè:


“Ngẫm xem thế sự mà rầu,


Ở giữa Đồng Khánh, hai đầu Hàm Nghi”


Mặc dù tình hình đất nước như vậy, song vào cuối đời Tự Đức, Quốc Sử quán cũng đã kịp chuẩn bị tư liệu biên soạn bộ sách Địa chí theo phương pháp triều đình ban chỉ dụ cho các lỵ thần trong nước, từ biên giới phía Bắc đến Bình Thuận là địa bàn do triều đình Huế đang trực tiếp cai quản phải biên vẽ bản đồ tấu trình. Đồng Khánh địa dư chí ra đời trong khoảng thời gian 1886 đến 1887, ghi chép khá đầy đủ về hệ thống hành chính của huyện Quảng Điền như sau: “Huyện Quảng Điền là huyện thống hạt thuộc phủ Thừa Thiên, kiêm nhiếp huyện Phong Điền (Trước đây đặt làm hai huyện, huyện lỵ Quảng Điền đóng ở địa phận giáp Đông xã Bác Vọng,..., năm Tự Đức 4 (1851) vâng mệnh hợp làm một huyện).


Huyện hạt đóng tại xã Hạ Lang, tổng Hạ Lang, nhà tranh ba gian hai chái, hướng đông nam, xung quanh trồng rào tre, đông tây mỗi chiều đều dài 12 trượng 4 thước, nam bắc mỗi chiều đều dài 12 trượng 3 thước. Nhà học xá ba gian hai chái, lợp tranh.


Huyện Quảng Điền 5 tổng, gồm 59 xã, thôn, ấp, giáp, với dân số 6.807 người, ruộng đất 11.542 mẫu 6 sào 3 thước 5 phân 5 ly (10).


Tình hình này ổn định cho đến ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công; bấy giờ toàn huyện Quảng Điền vẫn còn có 5 tổng song số xã ấp phường giáp đã tăng lên một vài đơn vị (66 xã ấp, phường giáp) (11).


Đến đầu thế kỷ XX, theo thống kê từ Annuaire général de l’Indochin (IDEO, Hanoi, 1910) thì dân đinh các tổng của huyện Quảng Điền là:


-Tổng Thanh Cần có 12 làng, 1.232 dân đinh


-Tổng Khuông Phò có 12 làng, 1.349 dân đinh


-Tổng Hạ Lang có 14 làng, 1.211 dân đinh


-Tổng An Thành có 11 làng, 1.728 dân đinh


-Tổng Phước Yên có 15 làng, 1.709 dân đinh


Tổng cộng toàn huyện có 5 tổng, 64 làng, 7.229 dân đinh

4. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, thành lập chính quyền nhân dân


Sau khi Nhật đảo chính Pháp đêm 9/3/1945, tình hình ở Huế diễn biến mau lẹ theo chiều hướng cách mạng phát triển dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Thừa Thiên. Ngày 20/5/1945, hội nghị lịch sử đầm Cầu Hai do Tỉnh ủy tổ chức (huyện Quảng Điền có đồng chí Nguyễn Dĩnh tham dự) đã quyết định chủ trương chuẩn bị tổng khởi nghĩa thành lập Việt Minh tỉnh. Đến đầu tháng 6/1945, hội nghị cán bộ Việt Minh toàn huyện Quảng Điền được tổ chức tại thôn Hà Lạc, thành lập Việt Minh huyện lấy bí danh “Việt Minh Trường Giang”.


Sau hội nghị Thường vụ Tỉnh ủy họp ngày 10/8/1945, Việt Minh huyện Quảng Điền đã tích cực khẩn trương triển khai khởi nghĩa trong toàn huyện. Lúc này, cơ quan Việt Minh và Ủy ban Khởi nghĩa huyện đóng trụ sở tại làng Niêm Phò (tại đình làng và trường học). Ngày 23/8/1945, quần chúng nhân dân toàn huyện tuần hành biểu dương lực lượng kéo về huyện lỵ Hạ Lang giành chính quyền về tay nhân dân, tri huyện Đoàn Thức rút lui, đồng chí Trần Bá Song được cử làm chủ nhiệm Việt Minh kiêm chủ tịch UBND Cách mạng huyện Quảng Điền, lễ ra mắt ngày 25/8/1945.


Trong giai đoạn đầu khởi nghĩa dành chính quyền, các xã (làng) tùy theo điều kiện thực tế đã thành lập các Ủy ban khởi nghĩa đồng thời là UBND Cách mạng xã (vẫn sử dụng tên gọi cũ). Đến tháng 10/1945, thực hiện chủ trương của tỉnh giải thể cấp tổng thành lập xã là cấp hành chính ở cơ sở cho thống nhất với toàn quốc, lúc này huyện Quảng Điền từ 5 tổng được tổ chức thành 13 xã (12).

5. Giai đoạn 1946 - 1975

Sau khi tham gia bầu cử Quốc hội nước Việt Nam DCCH thành công vào ngày 6/1/1946, nhân dân huyện Quảng Điền đã tham gia bầu cử HĐND cấp tỉnh, huyện và xã, chính thức thành lập chính quyền nhân dân cấp huyện và xã tại địa phương. Đến đầu tháng 12/1946, Ủy ban Kháng chiến hành chính được thành lập, kịp thời tổ chức lãnh đạo nhân dân tham gia “Toàn quốc kháng chiến” vào ngày 19/12/1946.


Sau khi mặt trận Huế vỡ, quân Pháp chiếm đóng Quảng Điền, cơ quan lãnh đạo của huyện chuyển lên đóng ở sông Kềm (thuộc địa bàn xã Phong Thu). Vào cuối năm 1947, Thường vụ Tỉnh ủy có chủ trương bàn giao xã Phong Phú (gồm các xã Điền Lộc, Điền Hòa, Điền Hải, Phong Hải thuộc huyện Phong Điền) cho Quảng Điền cho đến cuối năm 1949 giao lại cho Phong Điền chỉ đạo. Khoảng tháng 3 năm 1948, quân Pháp tập kích vào chiến khu Hòa Mỹ, căn cứ sông Kềm bị địch phát hiện đánh chiếm, Tỉnh ủy chỉ đạo hai huyện Phong Điền, Quảng Điền lập căn cứ tại Ba Đa - Câu Nhi (giáp ranh Quảng Trị). Sang năm 1949, phong trào đồng bằng mở ra, toàn bộ cơ quan lãnh đạo của Huyện ủy, Ủy ban Kháng chiến hành chánh, quân sự và công an ở căn cứ Câu Nhi đã lần lượt chuyển về đồng bằng, lúc đầu đóng tại các xã Quảng Giang, Quảng Tín (13).


Đến ngày 7/6/1949, Chủ tịch nước Việt Nam DCCH đã ra sắc lệnh số 47/SL thành lập xã Phong Chương thuộc huyện Phong Điền trên cơ sở hợp nhất hai xã Phong Hải và Phong Khánh (huyện Phong Điền) với các thôn Phú Ân và Phú Lễ (huyện Quảng Điền). Ngày 20/9/1950, Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu IV ra Quyết nghị số 1134 QN/P5 thành lập 2 xã mới ở huyện Quảng Điền, là xã Quảng Hưng (hợp nhất các thôn Thủy Lập, Mỹ Thạnh, An Cư, An Lạc, thuộc xã Quảng Tín với xã Quảng Sĩ); xã Quảng Thái (hợp nhất các thôn Cổ Tháp, Đức Nhuận, Hà Du và Sơn Công thuộc xã Quảng Tín với xã Quảng Giang).


Như vậy, đến thời điểm này, không còn đơn vị hành chính xã Quảng Tín, Quảng Sĩ và Quảng Giang nữa. Toàn huyện được sắp xếp lại 7 xã là: Quảng Đại (gồm Quảng An và Quảng Thành), Quảng Ninh (gồm Quảng Đức và Quảng Phước), Quảng Hòa (gồm Quảng Vinh và Quảng Lợi), Quảng Thuận (gồm Quảng Xuyên và Quảng Thắng), Quảng Hưng (gồm Quảng Sĩ và một phần Quảng Tín), Quảng Thái (gồm Quảng Giang và một phần Quảng Tín), Quảng Ngạn (gồm Quảng Ngạn và Quảng Công).


Tháng 3/1947, thực dân Pháp thành lập Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng, tiến hành phân chia địa giới hành chánh trở lại thời kỳ trước năm 1945. Huyện Quảng Điền có 5 tổng 66 xã ấp, gồm các tổng Khuông Phò, Hạ Lang, An Thành, Thanh Cần, Phước Yên. Đến ngày 19/9/1951, Thủ hiến Trung Việt ra Nghị định số 1393-NĐ-PC thành lập tại tỉnh Thừa Thiên 15 khu vực hành chính; huyện Quảng Điền chia làm 2 là Khu vực hành chính Sịa (2 tổng Khuông Phò, An Thành), Khu vực hành chính Hạ Lang (3 tổng: Hạ Lang, Thanh Cần, Phước Yên (14).


Các Khu vực hành chính này chỉ tồn tại trong vòng 3 năm, đến năm 1953, quân chiếm đóng lại chia tỉnh Thừa Thiên làm 7 quận và thành phố Huế, quận Quảng Điền tái lập trên cơ sở địa giới cũ.


Sau năm 1954, Quảng Điền nằm trong vùng bị tạm chiếm, cùng với miền Nam, chính quyền cách mạng cơ sở bị mất, chỉ còn sự lãnh đạo của tổ chức Đảng nhưng cũng bị địch đánh phá tìm cách tiêu diệt tàn khốc. Cuối tháng 6/1954, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng, đến ngày 23/10/1955, tổ chức “trưng cầu dân ý” truất phế Bảo Đại rồi lên làm Tổng thống Việt Nam cộng hòa.


Trên địa bàn Thừa Thiên, chính quyền Ngô Đình Diệm đã xóa bỏ toàn bộ đơn vị hành chính của ta đã xây dựng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp để lập lại đơn vị hành chính mới của bộ máy ngụy quyền. Chính quyền Sài Gòn đã tiến hành tổ chức lại toàn bộ cơ cấu hành chính từ cấp tỉnh đến cơ sở, thành lập các quận mới và bỏ hẳn cấp tổng, sáp nhập nhiều xã nhỏ thành một xã lớn trực thuộc quận. Ngày 20/4/1956, Thủ hiến Trung Việt ra Nghị định số 711-NĐ/PC, thành lập 6 quận mới và 2 Nha đại diện hành chính ở Thừa Thiên, trong đó quận Quảng Điền gồm có 7 xã:


1-Xã Quảng Phú: gồm các làng (thôn): Phú Lễ, Hà Cảng, Hạ Lang, Bác Vọng Đông, Bác Vọng Tây, Đức Nhuận, Xuân Tùy, vạn Hạ Lang (nguyên thuộc tổng Hạ Lang), làng Bao La (tổng Thanh Cần), các làng Nghĩa Lộ, Đông Lâm, Nam Phù, Nho Lâm (tổng Phước Yên).


2-Xã Quảng Thọ: gồm các làng Niêm Phò, Mông Dương, Phò Nam, Tân Thành, Phước Yên, La Vân Thượng, La Vân Hấp Lương Cổ (Tổng Phước Yên), ấp Lai Trung, vạn Tân Thọ (tổng Thanh Cần).


3-Xã Quảng Lộc: gồm các làng An Xuân, Kim Đôi, Thủy Điền, Thành Trung, Tây Thành, Phú Ngạn, Thanh Hà, An Thành, Phú Lương, Đông Xuyên, Mỹ Xá (nguyên thuộc tổng An Thành), làng Phước Thanh Đông (tổng Phước Yên), vạn Hòa Xuân (tổng Chánh Lộc, huyện Phong Điền).


4-Xã Quảng Phước: gồm các làng Khuông Phò, Thủ Lễ, Uất Mậu, Thạch Bình, Tráng Lực, An Gia (nguyên thuộc tổng Khuông Phò), làng Lương Cổ (tổng Phước Yên), làng Vân Căn (tổng Thanh Cần), làng Hà Đỗ (tổng Hạ Lang).


5-Xã Quảng Ngạn: gồm các làng Lãnh Thủy, Thành Công, Cương Gián Đông, Cương Gián Tây, Tân Mỹ, An Lộc (nguyên thuộc tổng Khuông Phò), ấp Minh Hương (thuộc huyện Hương Trà).


6-Xã Quảng Vinh: gồm các làng Lai Trung, Cao Xá Hạ, Đức Trọng, Ô Sa, Nam Dương, Thanh Cần, Phổ Lại (nguyên thuộc tổng Thanh Cần), làng Sơn Tùng (tổng Phước Yên), các làng Đồng Bào, Lai Xã, Cổ Tháp (tổng Hạ Lang).


7-Xã Quảng Lợi: gồm các làng Lai Hà, Thủy Lập, Phong Lai (nguyên thuộc tổng Thanh Cần), các ấp An Cư, An Lạc (tổng Phước Yên), các làng Hà Lạc, Phú Ân, ấp Cổ Tháp (tổng Hạ Lang), làng Mỹ Thành (tách ra từ làng Sơn Tùng, tổng Phước Yên), ấp Đức Nhuận (tách ra từ làng Đức Trọng, tổng Hạ Lang)(15).


Trước làn sóng đấu tranh của nhân dân miền Nam đòi nhà đương cục Sài Gòn thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, ngụy quyền Ngô Đình Diệm đã chia nhỏ các quận ở tỉnh Thừa Thiên để thắt chặt sự kiểm soát. Cụ thể là ngày 17/5/1958, Bộ trưởng Nội vụ đã ra Nghị định số 214-HV/P6/NĐ tổ chức lại hệ thống hành chính tỉnh, tỉnh lỵ đặt tại Huế, toàn tỉnh có 9 quận. Quận Quảng Điền có 7 xã, quận lỵ chuyển về tại Quảng Phước (16).


Riêng hệ thống hành chính cách mạng thì từ năm 1960, tỉnh Thừa Thiên được đổi thành Thừa Thiên Huế gồm có thị xã Huế, 6 huyện đồng bằng và 3 quận miền núi, huyện Quảng Điền gồm 7 xã với địa danh như cũ là Quảng Đại, Quảng Ninh, Quảng Hòa, Quảng Thuận, Quảng Hưng, Quảng Thái, Quảng Ngạn.

6. Giai đoạn từ 1975 đến nay

Ngày 26/3/1975, tỉnh Thừa Thiên Huế được hoàn toàn giải phóng. Đầu tháng 4, Tỉnh ủy đã tăng cường bổ sung cán bộ lãnh đạo, cử đồng chí Nguyễn Đình Thu về làm Bí thư huyện ủy, đồng chí Trần Đăng Cạnh về làm chủ tịch UBND cách mạng lâm thời huyện Quảng Điền. Chính quyền nhân dân ở huyện, xã, thôn được nhanh chóng thiết lập. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng, nhân dân đã họp đề cử ban tự quản thôn. Huyện tạm thời chỉ định UBND cách mạng lâm thời xã; tỉnh chỉ định UBND cách mạng lâm thời huyện. Theo chủ trương của tỉnh, các đơn vị xã lấy theo ranh giới và tên gọi của chế độ cũ để tiện việc quản lý điều hành (17).


Đến đây, huyện Quảng Điền có 7 xã: Quảng Hòa, Quảng Lộc, Quảng Lợi, Quảng Phú, Quảng Phước, Quảng Thọ, Quảng Vinh. Đến tháng 3/1976, tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành điều chỉnh địa giới, sáp nhập 6 xã của quận Hương Điền cũ vào huyện Phong Điền, còn lại 2 xã cũ của quận Hương Điền la Điền Mỹ và Điền Thành (đổi tên mới là xã Quảng Ngạn) và sáp nhập vào huyện Quảng Điền, đồng thời đổi tên xã Quảng Hòa của quận Quảng Điền cũ làm xã Hương Phong rồi cắt nhập vào huyện Hương Trà.


Thực hiện chủ trương hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước sau ngày giải phóng miền Nam, ngày 20/9/1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245 NQ/TƯ về việc hợp nhất các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên với tỉnh Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh. Tiếp đó, ngày 27/12/1975, Quốc Hội khóa V, kỳ họp thứ 2 ra Nghị quyết giao cho Chính phủ nước Việt Nam DCCH hiệp thương với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam để chuẩn bị hợp nhất Thực hiện Nghị quyết trên. Tháng 2/1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã ra Nghị định về việc giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở Miền Nam Việt Nam, tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập gồm Quảng Bình, Vĩnh Linh (miền Bắc) và Quảng Trị, Thừa Thiên (miền Nam). Ngày 11/3/1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 62-CP hợp nhất huyện Phong Điền, huyện Quảng Điền, huyện Hương Trà thành một huyện mới lấy tên là huyện Hương Điền (huyện lỵ đóng tại Tứ Hạ, Hương Trà). Cho đến ngày 29/9/1990, huyện Hương Điền lại được tách ra thành 3 huyện Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền như cũ.


Ngày 6/1/1983, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 3-HĐBT thay đổi các đơn vị hành chính, ở huyện Hương Điền có 3 xã được chia tách thành lập 6 đơn vị xã mới: Quảng Lợi chia thành 2 xã lấy tên là Quảng Lợi và Quảng Thái; Quảng Lộc chia thành 2 xã lấy tên là Quảng An, Quảng Thành; Quảng Ngạn chia thành 2 xã lấy tên là Quảng Công, Quảng Ngạn. Tất cả các xã này đều thuộc địa giới huyện Quảng Điền sau này.


Ngày 29/9/1990, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 345-HĐBT điều chỉnh lại địa giới các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện Quảng Điền được thành lập gồm 10 xã: Quảng Ngạn, Quảng Công, Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Phước, Quảng Vinh, Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng Thành, Quảng An, huyện lỵ đóng tại Quảng Phước.


Đến ngày 17/3/1997, Chính phủ ra Nghị định số 22-CP thành lập thị trấn Sịa - thị trấn huyện lỵ thuộc huyện Quảng Điền, trên cơ sở 1.118,4 ha diện tích tự nhiên và 8.610 nhân khẩu của xã Quảng Phước; sáp nhập thôn Mai Dương thuộc xã Quảng An vào phần còn lại của xã Quảng Phước (18).


Theo số liệu thống kê công bố năm 2009, huyện Quảng Điền có diện tích 16.307,7 km2, dân số 83.276 người (19).


Như vậy, trải qua hàng trăm năm thành lập, chia tách, sáp nhập, đến nay địa giới và địa danh hành chính huyện Quảng Điền đã cơ bản ổn định. Tuy nhiên, với xu thế phát triển theo kết luận số 48 của Bộ Chính trị, xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020 là:“Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Châu Á; có quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn đinh, vững chắc; có hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng được nâng cao rõ rệt; có đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện”.


Chắc chắn rằng đến năm 2020 địa danh và địa giới hành chính của huyện Quảng Điền cũng sẽ được điều chỉnh theo hướng đô thị hóa, xứng tầm với sự phát triển đi lên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả tỉnh, cả nước.


■ Huỳnh Đình Kết (*)

(*) Giám đốc Nhà Bảo tàng Huế, Phòng Văn hóa Thành phố Huế.


(2) Do tướng quân Lý Thường Kiệt và Trương Hán Siêu phụng mệnh bình Chiêm vào các năm 1104 và 1353, cùng với cuộc thân chinh Chiêm phạt của vua Trần Anh Tông năm 1312


(3) Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, tr 17.


(4) Nội các triều Nguyễn, Khâm định Ðại Nam hội điển sự lệ (bản dịch của Viện Sử học), Huế: (1993) Nxb. Thuận Hóa, tập I, tr. 1136.


(5) Bao gồm: Tây Pha, Hà Cùng, An Mục, Tiền Thành, Văn Quật, Hoài Lai, Sa Đôi, Sa Ngạn, Tam Chế, Đan Lương, La Vân, Bác Vọng, Niêm Phù, Đông Dã, Nam Phù, Nghĩa Lộ, Vân Căn, Hoa Lang, Lỗ Xá, Đông Xuyên, Phù Đồ, Hà Cảng, Thượng Lộ, Bồ Điền, Báo Đáp, Phù Đái, Cổ Bi, Lại Bình, Khúc Ốc, Vũ Xá, Thanh Kệ, Dương Loan, Đào Cù, Phấn Cần, Hồ Đỉnh, Tân Bả, Cổ Tháp, Thế Chí, Tráng Liệt, Thạch Bình, Toản Vũ, Hiền sĩ, Sài Tang, Phổ Lại, Nam Bì. Có ý kiến cho rằng hiện nay còn 22 xã (làng) vẫn còn giữ lại tên xưa, 3 xã mất dấu vết, không tra cứu được là Tam Chế, Hồ Đỉnh và Tân Bả còn lại 27 xã (làng) đã đổi tên gọi mới bởi nhiều lý do khác nhau (so với năm 1469 trước đó giảm mất 13 xã không rõ lý do) (Trần Đại Vinh, Hoàng Văn Phúc; Ô châu cận lục, Tân dịch hiệu chú, Huế.: Nxb. Thuận Hóa, 2001, tr. 59).


(6) Chia ra: Tổng Hoa Lang: 8 xã, 2 thôn, 2 phường; Tổng Phù Lê: 14 xã; Tổng Yên Thành: 16 xã, 1 thôn; Tổng Hạ Lang: 7 xã, 1 thôn; Tổng Đông Lâm: 9 xã, 1 thôn; Tổng Phúc An: 7 xã, 1 thôn; Tổng Phù Ninh: 9 xã, 1 thôn, 1 phường; Tổng Phú Ốc: 4 xã, 2 phường.


(7) Như những trường hợp: Hà Cùng đổi làm An Dương, An Mục ð An Lỗ, Hoài Lai ð Vu Lai, Sa Đôi ð Kim Đôi, Sa Ngạn ð Phú Ngạn, Đan Lương ð Phú Lương, Hoa Lang ð Hiền Lương, Ông Gia ð An Gia, Thượng Lộ ð Thượng An, Bái Đáp ð Phú Lễ, Phù Đái ð Phù Ninh, Lỗ Xá ð Mỹ Xá, Phò Lê ð Khuông Phò, Khúc Ốc ð Phú Ốc, Võ Xá ð Văn Xá, Thanh Kệ ð Thanh Lương, Dương Loan ð Dương Sơn, Đào Cù ð Vân Cù, U Cần ð Hương Cần, Tráng Liệt ð Tráng Lực, Toản Vũ ð Thành Công, Sài Tang ð Nho Lâm, Nam Bì ð Nam Dương.


(8) Cụ thể như sau:


1. Tổng An Thành (Yên Thành): 18 xã, 1 phường, gồm các xã An Thành, An Xuân, Đông Xuyên, Kim Đôi, La Vân Hạ, La Vân Thượng, Mỹ Xá, Phú Lương, Phú Ngạn, Tây Thành, Thanh Hà, Thành Công, An Phú, Hương Cần, Phú Sản, Thủy Tụ, Tiền Thành, Vĩnh Trị, phường Thành Trung.


2. Tổng Đông Lâm: 4 xã, gồm các xã Đông Lâm, Nam Phù, Nho Lâm, Nghĩa Lộ.


3. Tổng Hạ Lang: 5 xã, 1 thôn, gồm các xã Bái Đáp, Đức Trọng, Hạ Lang, Thiên Tùy, Đồng Bào, thôn Đức Trọng Hạ.


4. Tổng Hoa Lang: 7 xã, 3 thôn, 1 phường, gồm các xã Cao Xá Hạ, Cổ Tháp, Lãnh Tuyền, Nam Dương, Ô Sa, Cao Xá Thượng, Hoa Lang, các thôn Cao Xá Thượng, Cương Gián, Đông Lâm Thượng, phường Cương Gián Tây.


5. Tổng Khuông Phò: 1 xã, 1 ấp gồm xã Khuông Phò, ấp An Lộc.


6. Tổng Phú Ốc: 7 xã, 2 phường, 1 giáp, gồm Bác Vọng Đông, Bác Vọng, Bao La, Đại Lộc, Lai Hà, Phú Ốc, Thế Chí, các phường Bao La, Thủy Lập, Hà Lạc, giáp Thế Chí Đông.


7. Tổng Phù Lê: 14 xã, 1 phường, gồm các xã An Gia Hà Cảng, Mạc Gia, Mông Tuyền, Phổ Lại, Phù Lê, Sơn Tùng, Thạch Bình, Thanh Đương, Thủ Lễ, Tráng Lực, Vân Căn, Vu Lai, phường Vu Lai Hà Bạc.


8. Tổng Phù Ninh: 5 xã gồm Bồ Điền, Lai Xá, An Lỗ, Cổ Lão, Phù Ninh, Vu Lai Thượng.


9. Tổng Phước Yên: 4 xã, 3 phường gồm các xã Lương Cổ, Niêm Phù, Phù Nam, Phước Yên, các phường Thủy Điền Thượng, An Lộc Tứ Chánh, Chiêu Phù.


(Nguyễn Ðình Ðầu, 1997, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - Thừa Thiên, Tp.Hồ Chí Minh: Nxb. Tp.Hồ Chí Minh, tr. 152).


(9) QSQ triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, bản dịch Tu Trai Nguyễn Tạo, tập 10, S.: Nha Văn hóa, 1961, t.10, tr26.


(10) I. Tổng Hạ Lang: 13 xã, thôn, ấp, giáp: 1. Xã Hạ Lang; 2. Xã Hà Cảng; 3. Xã Phú Lễ; 4. Xã Lai Xá; 5. Thôn Đức Trọng Hạ; 6. Xã Đồng Bào; 7. Xã Xuân Tùy; 8. Giáp Tây xã Bác Vọng; 9. Giáp Đông xã Bác Vọng; 10. Xã Cổ Tháp; 11. Ấp Cổ Tháp; 12. Ấp Hà Lạc; 13. Ấp Hà Đồ.


II. Tổng Khuông Phò, 11 xã ấp: 1-Xã Khuông Phò; 2-Xã An Gia; 3-Ấp Uất Mậu; 4-Xã Thủ Lễ; 5-Xã Thạch Bình; 6-Xã Tráng Lực ; 7-Xã Thành Công; 8-Xã Lãnh Thủy; 9-Xã An Lộc; 10-Ấp Cương Gián Đông ; 11-Ấp Cương Gián Tây.


III-Tổng An Thành, 11 xã, ấp: 1-Xã An Thành; 2-Xã Tây Thành; 3-Ấp Thành Trung ; 4-Xã Kim Đôi; 5-Xã An Xuân; 6-Xã Đông Xuyên ; 7-Xã Phú Ngạn; 8-Xã Mỹ Xá; 9-Xã Phú Lương ; 10-Ấp Thủy Điền Thượng ; 11-Xã Thanh Hà.


IV-Tổng Phúc Yên, 12 xã: 1-Xã Phúc Yên; 2-Xã Lương Cổ; 3-Xã La Vân Thượng; 4-Xã La Vân Hạ; 5-Xã Phù Nam; 6-Xã Nho Lâm; 7-Xã Niêm Phò; 8-Xã Mông Dưỡng; 9-Xã Nam Phò; 10-Xã Đông Lâm; 11- Xã Sơn Tùng; 12-Xã Nghĩa Lộ.


V-Tổng Thanh Cần, 12 xã, ấp, giáp: 1-Xã Thanh Cần; 2-Xã Phổ Lại; 3-Xã Vân Căn ; 4-Xã Ô Sa; 5-Xã Đức Trọng ; 6-Xã Bao La; 7-Xã Thủy Lập; 8-Xã Phong Lai; 9-Xã Lai Hà; 10-Giáp Lai Trung; 11-Xã Nam Dương; 12-Xã Cao Xá Hạ.


(QSQ triều Nguyễn, 2003, Ðồng Khánh địa dư chí (Ngô Đức Thọ d.), H.: Viện Viễn Ðông Bác Cổ Pháp, Trường Cao học Thực hành Pháp & Viện Nghiên cứu Hán Nôm - Nxb. Thế giới).


(11) Cụ thể như sau:


I. Tổng Hạ Lang, 14 xã ấp: Hạ lang, Xuân Tùy, Bác Vọng Đông, Bác Vọng Tây, Hà Lạc, Phú Ân, Phú Lễ, Đồng Bào, Hà Cảng, Cổ Tháp, Lai Xá, Đức Thuận, và ấp Cổ Tháp.


II. Tổng Khuông Phò, 13 xã: Khuông Phò, Thạch Bình, An Gia, Tráng Lực, Thủ Lễ, An Lộc, Cương Gián Đông, Cương Gián Tây, Thành Công, Lãnh Thủy, Tráng Lực Đông, Tân Mỹ.


III-Tổng An Thành, 11 xã: An Thành, Đông Xuyên, Kim Đôi, Tây Thành, Thanh Hà, Mỹ Xá, Phú Lương, Phú Ngạn, An Xuân, Thành Trung, Thủy Điền.


IV-Tổng Phước Yên, 16 xã: Phước Yên, Nghĩa Lộ, Niêm Phò, La Vân Hạ, Mông Dương, Phò Nam, Nho Lâm, Đông Lâm, Lương Cổ, Nam Phù, Sơn Tùng, La Vân Thượng, Phước Thanh Đông, An Cư, An Lạc, Tân Thành.


V-Tổng Thanh Cần, 12 xã: Thanh Cần, Lai Trung, Lai Hà, Phong Lai, Nam Dương, Phổ Lại, Bao La, Cao Xá Hạ, Thủy Lập, Ô Sa, Vân Căn, Đức Trọng.


(12) Cụ thể là: 1-Xã Quảng An (tổng An Thành cũ); 2-Xã Quảng Thành (tổng An Thành cũ); 3-Xã Quảng Đức (tổng Phước Yên cũ); 4-Xã Quảng Phước (tổng Phước Yên cũ); 5-Xã Quảng Vinh (tổng Thanh Cần cũ); 6-Xã Quảng Lợi (tổng Thanh Cần cũ); 7-Xã Quảng Xuyên (tổng Hạ Lang); 8-Xã Quảng Thắng (tổng Hạ Lang cũ); 9-Xã Quảng Sĩ (một phần các tổng Thanh Cần, Khuông Phò, Hạ Lang, Phước Yên cũ); 10-Xã Quảng Tín (một phần các tổng Thanh Cần, Khuông Phò, Hạ Lang, Phước Yên cũ); 11-Xã Quảng Giang (một phần các tổng Thanh Cần, Khuông Phò, Hạ Lang, Phước Yên cũ); 12-Xã Quảng Ngạn (tổng Khuông Phò cũ); 13-Xã Quảng Công (tổng Khuông Phò cũ) (Phạm Xuân Thạch, Những thay đổi địa danh và địa giới hành chính..., Luận văn thạc sĩ khoa học, Huế 2004, tr12,13).


(13) Dẫn theo Lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Điền (sơ thảo), Huế.: Nxb. Thuận Hóa, 1995.


(14) Phạm Xuân Thạch, Những thay đổi địa danh…, Tlđd, tr. 12 - 25.


(15) Phạm Xuân Thạch, Những thay đổi địa danh…, Tlđd, tr. 45 - 49.


(16) Gồm các xã: Quảng Lộc, Quảng Lợi, Quảng Phú, Quảng Phước, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Hòa. Lần này xã Quảng An đã được tách ra và đổi tên gọi Điền An để sáp nhập vào quận Hương Điền, xã Quảng Hòa nguyên trước là xã Hương Hòa thuộc quận Hương Trà gồm các làng Thanh Phước, Thuận Hòa, Tiền Thành, An Lai, Vân Quật Thượng, Vân Quật Đông.


(17) Lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Điền, Tlđd, tr. 215.


(18) Phạm Xuân Thạch, Những thay đổi địa danh…, Tlđd, tr. 87.


(19) Diện tích và dân số cụ thể của các xã, thị trấn là: Thị trấn Sịa: 1.189 km2, 9.937 người; Xã Quảng An: 1.424km2, 7.744 người; Xã Quảng Công: 1.260 km2, 5.178 người; Xã Quảng Lợi: 3.238 km2, 7.680 người; Xã Quảng Phú: 1.190 km2, 10.082 người; Xã Quảng Ngạn: 1.110 km2, 5.645 người; Xã Quảng Phước: 1.048 km2, 6.914 người; Xã Quảng Thái: 1.836 km2, 4.623 người; Xã Quảng Thành: 1.082 km2, 9.475 người; Xã Quảng Thọ: 957,7 km2, 6.916 người; Xã Quảng Vinh: 1.976 km2, 9.081 người.

Tài liệu tham khảo


1. Ban trị sự Nguyễn Phước tộc (1995), Nguyễn Phúc tộc thế phả, Huế.: Nxb. Thuận Hóa.


2. BCH Đảng bộ huyện Quảng Điền (1995), Lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Điền (sơ thảo), Huế.: Nxb.Thuận Hóa.


3. Danh sách xã thôn Trung Kỳ, bản in rônêô.


4. Lê Quý Đôn (1964), Phủ biên tạp lục, bản dịch Đỗ Mộng Khương, H.: Nxb.KHXH.


5. Nguyễn Ðình Ðầu (1997), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - Thừa Thiên, Tp.Hồ Chí Minh: Nxb. Tp.Hồ Chí Minh.


6. Phạm Xuân Thạch (2004), Những thay đổi địa danh và địa giới hành chính ở Thừa Thiên Huế từ 1945 đến 2001, Huế.: Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử, Đại học Khoa học Huế.


7. QSQ triều Nguyễn (1961), Ðại Nam nhất thống chí (Tu Trai Nguyễn Tạo d.), S.: Nha Văn hóa, Bộ Quốc gia Giáo dục.


8. QSQ triều Nguyễn (2003), Ðồng Khánh địa dư chí (Ngô Đức Thọ d.), H.: Viện Viễn Ðông Bác Cổ Pháp, Trường Cao học Thực hành Pháp & Viện Nghiên cứu Hán Nôm - Nxb. Thế giới.


9. Vô danh thị (1961), Ô châu cận lục, Dương Văn An nhuận sắc, tập thành; Bùi Lương phiên dịch, Văn hóa Á châu Xb.


10. Vô danh thị (2001), Ô châu cận lục, Dương Văn An nhuận sắc, tập thành, Trần Đại Vinh, Nguyễn Văn Phước tân dịch, hiệu chú, Huế: Nxb. Thuận Hoá.






từ Sóng nước tam Giang