Hiển thị các bài đăng có nhãn Thành Trung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thành Trung. Hiển thị tất cả bài đăng

Rau tết được mùa, được giá xã Quảng Thành

(TTH.VN) - Đón tết Ất Mùi 2015, người dân trồng rau huyện Quảng Điền rất phấn khởi khi toàn bộ diện tích rau được mùa, được giá.Cánh đồng rau của tổ dân phố An Gia (thị trấn Sịa) được phủ lên một không khí tấp nập, khẩn trương của người nông dân. Niềm vui được mùa, được giá rau vụ đông đã tạo niềm tin để bà con tích cực chăm sóc cho trà rau tết. Bên cạnh những luống rau dài ngày như bắp cải, su hào, súp lơ đã lên xanh mướt, bà con nông dân lại tiếp tục làm đất ra các giống ngắn ngày như rau cúc, xà lách, hành, mùi… làm phong phú thêm sản phẩm hàng hóa ngày tết.


Rau phục vụ tết của nông dân thị trấn Sịa
Năm nay, xã Quảng Thành cơ cấu trên 45 ha sản xuất rau xanh phục vụ thị trường tết, dự tính đem lại nguồn thu trên 10 triệu đồng mỗi sào. Ông Đào Trọng Thành –Chủ tịch UBND xã Quảng Thành cho biết. “Đến nay, toàn xã đã có 45/45 ha rau xanh sản xuất theo hướng Vietgap và đem lại hiệu quả rất cao khi tết năm nay, rau xanh không những tăng năng suất sản lượng mà còn được giá. Dự kiến trong những vụ tiếp theo, Đảng ủy xã sẽ tiếp tục chỉ đạo mở rộng diện tích rau xanh lên 65 ha”.
Vụ trồng rau tết năm nay, gia đình ông Nguyễn Quang Hòa (thôn Thành Trung, xã Quảng Thành) đưa vào trồng 2 sào rau cải, xà lách, rau thơm, mồng tơi… Theo ông, đây là những loại rau bán chạy nhất trong những ngày tết. Do thời tiết rét kéo dài, rau Tết trồng chậm phát triển nên đòi hỏi nông dân phải bỏ công chăm sóc và áp dụng kỹ thuật cao hơn. Nhưng bù lại, giá bán cao hơn, thường mỗi sào cao gấp 2 đế 3 lần cho với trổng rau ngày thường, ông Hòa vui vẻ nói.
Rau, củ quả được coi là mặt hàng thiết yếu trong dịp tết Nguyên đán nên hiện nay, không riêng gì xã Quảng Thành, thị trấn  Sịa mà những địa phương khác như Quảng Lợi. Quảng Vinh, Quảng Phú và Quảng Thọ cũng đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng rau phụ vụ tết…
Hiện nay rau má tươi có giá thu mua trên 10.000đ/kg, rau dền 70.000đ/kg, rau thơm 40.000 đ/kg. Các loại cải, xà lách, ngò… có giá giao động từ 5.000 đến 7.000 đồng/kg. Với mức giá như vậy, người trồng rau Quảng Điền đang hướng đến một cái tết cổ truyền sung túc, vui vẻ, ông Hoàng Vọng – Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện phấn khởi.
Công Cường

Người cựu binh Trường Sa “mê” sử

Từng là lính Trường Sa trở về, ông được tin tưởng, giao nhiều trọng trách làm lãnh đạo xã Quảng Thành (huyện Quảng Điền) qua các thời kỳ. Ông cũng "mê" lịch sử, bắt tay vào nghiên cứu về thành cổ Hóa Châu - nơi từng ghi dấu của quân và dân ta thời chống quân Minh xâm lược. Ông tên là Đào Lý, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Thành.

NHẬN XÉT SƠ BỘ VỀ THÀNH HÓA CHÂU QUA ĐIỀU TRA KHẢO CỔ HỌC

1. Lời nói đầu

Thành Hóa Châu nằm ở lưu vực hạ lưu sông Hương thuộc địa  phận xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Xung quanh thành cổ này, địa hình đồng bằng chỉ cao 1~1,5m so với mặt nước biển. Lũy thành phía nam giáp sông Tiền Thành (còn gọi là sông Kim Đôi - một chi nhánh của sông Bồ) và phần cực bắc
của thành chỉ cách phá Tam Giang 2,5km. Trong tháng 3 và tháng 5-2009, chúng tôi tiến hành khảo sát trên mặt đất và thám sát 3 điểm để tìm hiểu cấu trúc của thành và lịch sử biến đổi của nó.

Tìm hiểu về quê hương gốc tích làng Phú Lương


Làng Phú lương huyện Quảng điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi khai canh từ thời Ngài Thuỷ Tổ PHAN Thuận Hóa. Qua 20 đời sinh sống tại Làng, hiện có 3 dòng họ cùng họ PHAN: Phan Đình, Phan Cảnh, Phan Văn và một số dòng họ khác có quan hệ sâu sắc đến dòng họ Phan: Lê, Trần, Nguyễn, Quách.
Từ thời Ngài Thuỷ Tổ, nơi đây gọi là làng Đan Lương, huyện Đan Điền , phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa.

Trường TH số 2 Quảng Thành: cần thực hiện nghiêm túc chủ trương quy hoạch vùng học sinh




Thực hiện quy hoạch trường lớp theo tinh thần chỉ đạo của ngành và lãnh đạo chính quyền địa phương. Trường TH số 2 Quảng Thành sẽ thu nhận học sinh của 4 thôn Thành Trung ,Kim Đôi , Quán Hòa , Thủy Điền và một số học sinh ở thôn An Thành .

Vận hành và quản lý trạm bơm sản xuất nông nghiệp ở Quảng Thành

Việc xây dựng hoàn thành trạm bơm An Thành, Thế Lại và Thành Trung đã mở ra cơ hội lớn trong phát huy tiềm năng và lợi thế sản xuất nông nghiệp ở Quảng Thành (Quảng Điền). Ước mơ bao đời của nông dân nơi đây đã trở thành hiện thực.

Quảng Thành và Bản đề án văn hóa cho Hóa Châu xưa

thành Hóa Châu
Thành Trung, Kim Đôi, An thành, Phú Lương … có bề dày truyền thống với những làng quê ở Quảng Điền hay Thừa Thiên Huế, hay với cả những tên làng, tên đất trên đất nước có hình chữ S này. Tôi thích những bài ký nổi tiếng của

Trường tiểu học số 1 Quảng Thành


Trường tiểu học số 1 Quảng Thành mới sáp nhập tháng 8/2014 từ hai đơn vị trường tiểu học số 3 Quảng Thành và trường tiểu học số 1 Quảng Thành cũ. Trường tiểu học số 3 Quảng Thành được hình thành từ những năm trước 1945- vùng kháng chiến-với dãy nhà tranh 4 phòng học tại địa điểm ngày nay. Năm 1957 một ngôi trường khang trang đã hình thành cũng tại vị trí hiện nay với dãy nhà 5 phòng học hình chữ L.

Dấu xưa thành cổ Hóa Châu

Thành Hóa Châu là một tòa thành có vai trò rất lớn trong lịch sử, chính vì thế nó đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu từ rất sớm của các sử gia.

Dấu xưa thành cổ Hóa Châu
Không ảnh thành Hoá Châu - Ảnh: TS.Nishimura Masanari

Hóa Châu, thành đầu tiên của người Việt mở nước xuống phương Nam

Thành Hóa Châu
Nhiều năm gần đây, việc nghiên cứu hệ thống thành cổ trên dải đất miền Trung được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó có các thành cổ nằm trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Đặc biệt Thành Hoá châu - một toà thành cổ được nhiều người biết đến, quan tâm nghiên cứu bởi vị thế của nó là toà thành đầu tiên của người Việt xây dựng trong lịch sử mở nước xuống phương Nam.

Làng Thành Trung Quảng Thành

Thành Trung là làng thành lập muộn hơn, không có tên trong sách Ô Châu cận lục (năm 1555) và sách Phủ biên tạp lục (năm 1776), vào thời Gia Long được xếp là khách phường, có tổng diện tích 34 mẫu, 8 sào, 6 thước, 0 tấc, 5phân; đến thời Đồng Khánh (chép trong sách Đồng Khánh sắc chế ngự lãm) là một ấp của tổng An Thành, huyện Quảng Điền. Làng nằm gọn trong khu vực nội thành của thành cổ, hiện nay là một trong 10 thôn của xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền.



Số gia phả đã khảo sát là 8 họ: Đào, Trần (Văn), Nguyễn (Quang), Trần (Hữu), Bùi, Nguyễn (Đình), Nguyễn (Văn) phe Đông, Nguyễn (Văn) phe Trung. Hầu hết gia phả đều ghi chép rõ ràng, được bảo quản cẩn thận, không mất mát hư hỏng nhiều. Qua xem xét có thể kết luận rằng các họ đã đến Thành Trung theo 3 mốc thời gian sớm muộn khác nhau:

- Sớm nhất là họ Đào và họ Trần (Văn); bởi vì trong gia phả đều có ghi quê gốc ở Sơn Nam thừa tuyên. Thừa tuyên Sơn Nam bắt đầu được thành lập từ năm 1469, đến năm 1490 đổi là xứ Sơn Nam; năm 1541 chia làm 2 lộ Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Gia phả họ Đào đến nay là 20 đời, gia phả họ Trần (Văn) đến nay là 19 đời, như vậy họ đã sinh sống ở Thành Trung từ 400 đến 500 năm; đến đây sớm nhất là cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI.
- Tiếp theo là các họ Nguyễn (Quang) và Nguyễn (Đình). Bởi vì trong gia phả họ Nguyễn (Quang) ghi “Sơn Nam Thượng xứ... tự hỗ tòng”, nghĩa là quê gốc ở xứ Sơn Nam Thượng, theo chúa Nguyễn Hoàng vào Nam trong lần ông ấy vào Thuận Hóa năm 1600; gia phả họ Nguyễn (Đình) lại ghi quê gốc tỉnh Thanh Hoa, cả hai dòng họ này đến nay đã được 17 đời sinh sống tại Thành Trung khoảng từ 340 đến 400 năm vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII.
 - Muộn về sau là các họ Trần (Hữu), Bùi, Nguyễn (Văn) phe Đông và Nguyễn (Văn) phe Trung; trong đó có họ Trần (Hữu) quê ở phủ Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến đời Minh đến Thuận Hóa, ông tổ họ này tên Trần Hữu Hiền, lấy vợ là bà Cảnh (không rõ họ) quê ở làng Kim Đôi, các họ này sinh sống ở đây 15 đời, khoảng 300 đến 370 năm, cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII.

Ảnh từ panoramio

Trong cách biên soạn đều có sự thống nhất là có hai phần; một là “phổ ông” chỉ ghi tên những người nam giới trong họ đầy đủ rõ ràng qua các đời, hai là “phổ cô” chỉ ghi tên những người nữ giới trong họ.

Trong làng nguyên có một miếu thờ Quan Thánh 3 gian 2 chái quy mô rất to lớn tại phe Tây nhưng đã bị hư hỏng nặng vào năm 1947, hằng năm tế vào ngày 26 tháng 3 Âm lịch. Nay ngôi miếu thờ Quan Thánh được đưa vào bên trong đình làng nhưng với quy mô nhỏ hơn.

Cạnh đình làng là lăng mộ Thành hoàng làng Thế Lại (một làng cổ ở xứ Thuận Hóa), mộ chí ghi “Bản xã đương cảnh Thành hoàng Vũ Duệ Hồ đại tướng”, nhân vật này được đề cập trong sách Đại Việt sử ký toàn thư: “Nhâm Tý, Thiệu Khánh năm thứ 3 (1372)... Tháng 5... lấy người Hóa Châu là Hồ Long làm Tri châu
Hóa Châu” (2).

Một số nhận xét
Qua khảo sát gia phả 14 dòng họ của 3 làng trên địa bàn thành cổ Hóa Châu kết hợp điền dã thực địa, chúng tôi có một số ý kiến
như sau:
- Hầu hết các dòng họ ở các làng nói trên đã đến định cư tại khu vực này vào khoảng đầu thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII, giai
đoạn nhà Mạc suy tàn, các chúa Nguyễn vào trấn trị xứ Thuận Hóa (dời dinh phủ từ Quảng Trị vào Thừa Thiên Huế).
- Mặc dù theo Dương Văn An ghi chép trong Ô Châu cận lục rằng vào khoảng năm 1555 khu vực này là trấn trị của phủ Triệu Phong, rất sầm uất: “Thành ở địa phận huyện Đan Điền, sông cái Đan Điền chảy qua phía tây, lại có một dòng sông con chảy vào trong thành, phía hữu con sông ấy la liệt những trường học, nha môn Đô thừa phủ Triệu Phong.

Sông cái Kim Trà rót vào phía nam, đập lớn chằm to ước nghìn vạn khoảnh. Các dòng nước bọc cả bốn bề, giữa có một tòa thành trăm nhấn sừng sững như đám mây dài. Đó là nơi địa hình kết hợp, thiên tạo đặt bày vậy. Khoảng năm thứ 5 niên hiệu Đại Tự đời Dụ Tông nhà Trần (1358-1369) sai Đỗ Tử Bình xếp đặt làm dinh quận Lâm Bình, Thuận Hóa mới tu bổ tòa thành này”,(3) nhưng không hiểu vì sao họ Nguyễn lại không tiếp tục phát huy thế mạnh của trung tâm đô thị cổ này.
- Căn cứ vào một số di tích, kết quả khảo cổ học và truyền thuyết dân gian tại làng Thành Trung và Phú Lương như trình bày trên thì khu vực này có liên quan đến các thời kỳ lịch sử từ thời Chămpa (bia Phú Lương thế kỷ IX) trải qua thời Trần trở về sau, nhưng dấu tích cư trú của cư dân chỉ xác định được là đã có mặt từ thế kỷ XVI (căn cứ gia phả các dòng họ), phải chăng trước đó đây chỉ là nơi đồn trú của các đơn vị quân đội của thành Hóa Châu và trấn trị phủ Triệu Phong?
- Có thể những thông tin từ các gia phả này chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu chung, nhưng cũng đã góp phần làm sáng tỏ giai đoạn từ thế kỷ XVI ở đây vậy.

(2) Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2, Bản dịch của Hoàng Văn Lâu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 156.182
(3) Dương Văn An, Ô Châu cận lục, Bản dịch của Bùi Lương, Nxb Văn hóa Á châu, Sài Gòn, 1961, tr. 65

Xã Quảng Thành, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế


Giới thiệu


Quảng Thành là một thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.

Xã có diện tích 10,75 km², dân số năm 1999 là 10252 người,[1] mật độ dân số đạt 954 người/km².


Trường mầm non Kim Thành Quảng Thành

Trường Mầm non Kim Thành đóng trên địa bàn xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, có đường liên thôn nối với tỉnh lộ 4B, cách trung tâm Huyện Quảng Điền khoảng 7 km về phía Đông Bắc, cách trung tâm Thành phố Huế khoảng 7 km về phía Nam, là một địa bàn thấp trũng, đời sống của  người dân trong xã chủ yếu làm nông nghiệp độc canh cây lúa và trồng rau màu các loại, vì vậy đời sống kinh tế của đa số người dân còn nhiều khó khăn.