Liệt kê một số sách về lịch sử Việt Nam như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Đại Nam thực lục, các sách dư địa chí, sách văn học, truyện, thơ.. có liên quan đến lịch sử phát triển của nước ta, có kèm theo link để các bạn tiện đọc và download. Thông tin được lấy từ trang Wiki là chủ yếu.
Sau khi hoàn thành bộ sử năm 1272, Lê Văn Hưu đem dâng vua Trần Thánh Tông, được ban thưởng rất hậu.
Bộ sử bắt đầu được Ngô Sĩ Liên, một vị sử quan làm việc trong Sử quán dưới thời vua Lê Thánh Tông, biên soạn dựa trên sự chỉnh lý và bổ sung hai bộ quốc sử Việt Nam trước đó cùng mang tên Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên. Hoàn thành vào niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479), bộ sử mới gồm 15 quyển, ghi lại lịch sử Việt Nam từ một thời điểm huyền thoại là năm 2879 TCN đến năm 1427 khi nhà Hậu Lê được thành lập và mang tên Đại Việt sử ký toàn thư[2]. Sau đó, dù đã hoàn thành,Đại Việt sử ký toàn thư không được khắc in để ban hành rộng rãi mà tiếp tục được nhiều đời sử quan trong Quốc sử quán sửa đổi, bổ sung và phát triển thêm. Khoảng niên hiệu Cảnh Trị đời vua Lê Huyền Tông, chúa Trịnh Tạc hạ lệnh cho một nhóm văn quan, đứng đầu là Tham tụng Phạm Công Trứ, sửa chữa bộ quốc sử của Ngô Sĩ Liên, đồng thời sai biên soạn tiếp lịch sử Việt Nam từ năm 1428 đời vua Lê Thái Tổ đến năm 1662 đời vua Lê Thần Tông nhà Hậu Lê[2]. Bộ sử của nhóm Phạm Công Trứ, gồm 23 quyển, được đem khắc in để phát hành nhưng công việc chưa xong, phải bỏ dở. Khoảng niên hiệu Chính Hòa đời vua Lê Hy Tông, chúa Trịnh Căn lại hạ lệnh cho một nhóm văn quan, đứng đầu là Tham tụng Lê Hy, tiếp tục khảo đính bộ sử của nhómPhạm Công Trứ, đồng thời biên soạn tiếp lịch sử Việt Nam từ năm 1663 đời vua Lê Huyền Tông đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê[2]. Bộ quốc sử này lấy tên là Đại Việt sử ký toàn thư, theo đúng tên mà sử gia Ngô Sĩ Liên cách đó gần hai thế kỷđã đặt cho bộ sử của ông, gồm 25 quyển, được khắc in toàn bộ và phát hành thành công vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18 đời vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697[2].
Sau khi xuất bản, Đại Việt sử ký toàn thư tiếp tục được tái bản bởi các hiệu in của chính quyền và tư nhân, không chỉ ở Việt Nammà còn trên khắp thế giới, trong nhiều thế kỷ sau. Nửa cuối thế kỷ 20, ở Việt Nam xuất hiện các bản dịch Đại Việt sử ký toàn thư rachữ quốc ngữ, phổ biến nhất là bản dịch dựa trên cơ sở bản in Nội các quan bản - hiện đang lưu giữ tại thư viện Viện Viễn Đông Bác cổ ở Paris, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành lần đầu năm 1993.
Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, là di sản vô giá của văn hóa dân tộc Việt Nam, là kho tư liệu phong phú không những cần thiết cho ngành sử học mà còn giúp ích cho nhiều ngành khoa học xã hội khác nữa[3] và cũng là một bộ sử có giá trị văn học. Các bộ quốc sử sau này của Việt Nam như Đại Việt sử ký tiền biên, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục đều được biên soạn dựa trên cơ sở của Đại Việt sử ký toàn thư.
Cuốn sách được Viện Sử học Việt Nam dịch sang chữ quốc ngữ vào năm 1960, và được Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội ấn hành năm 1998.
Đại Việt thông sử còn gọi là Lê triều thông sử (gồm 30 quyển), là bộ sử được viết theo thể ký truyện, chép sự việc theo từng loại, từng điều một cách hệ thống, bắt đầu từ Lê Thái Tổ đến Cung Hoàng, bao quát một thời gian hơn 100 năm của triều Lê, trong đó chứa đựng nhiều tài liệu mới mà các bộ sử khác không có, đặc biệt là về cuộc kháng chiến chống Minh.
Soạn giả: Tổng tài Quốc Sử Quán Cao Xuân Dục.
Dịch giả: Quốc Sử Quán Triều Nguyễn.
Nhà xuất bản: Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa Việt Nam.
Chuyển sang ấn bản điện tử bởi: Lê Bắc, Doãn Vượng, Công Đệ.
Điều hợp: Lê Bắc - bacle@hotmail.com
trích nomfoundation.org
Ô Châu cận lục
Ô Châu cận lục (chữ Hán: 烏州近錄, có nghĩa "ghi chép về Ô Châu gần đây") do Dương Văn An (楊文安) (1514 – 1591) làm từ năm 1553, sửa chữa và ấn hành vào năm 1555, dưới triều vua Mạc Tuyên Tông[1]. Đây là tài liệu "địa phương chí sớm nhất"[2] của Việt Nam, ghi chép về nhiều phương diện như núi sông, thành quách, phong thổ, nhân vật...của dải đất miền Trung từ Quảng Bình trở vào đến Quảng Nam ở thế kỷ 16[3].
Đại Nam liệt truyện gồm 87 cuốn, 2000 trang bản thảo, chia làm hai phần chính: Tiền biên và Chính biên.Bộ sách đã được các Viện Sử học phối hợp với Nhà xuất bản Thuận Hóa nghiên cứu biên dịch và đã sắp xếp tại làm 4 tập:
Tập 1: Tiền biên: Từ cuốn đầu tiên cuốn 6.
Tập 2: Chính biên (Sơ tập): Từ cuốn đầu đến cuốn 33.
Tập 3: Chính biên (Nhị tập): Từ cuốn đầu đến cuốn 25.
Tập 4: Chính biên (Nhị tập): Từ cuốn 26 đến cuốn 46.
http://tiki.vn/quoc-su-quan-trieu-nguyen-dai-nam-liet-truyen-tap-3-4-p99716.html
http://www.vinabook.com/c430/dai-nam-liet-truyen-tap-1-p20616.html
Nội dung sách gồm có 4 phần:
Phần thứ nhất (không có tựa)
Bắc thuộc thời đại
Việt Nam trên đường độc lập (939)
Việt Nam mất độc lập về tay Pháp
Tác phẩm thuật lại công cuộc phục hưng của nước Hoàng Việt - một cách gọi khác về triều Nguyễn. Bối cảnh lịch sử là cuộc nội chiến giữa anh em nhà Tây Sơn và binh tướng Nguyễn Ánh chủ yếu ở chiến trường miền Trung và Nam bộ trong khoảng thời gian 30 năm của nửa cuối thế kỷ XVIII. Đó là những cuộc giao tranh ác liệt, dai dẳng, đẫm máu, đặc biệt là các trận đánh và vây hãm thành Gia Định, Qui Nhơn, các cuộc thủy chiến và phục kích trên bộ với những địa danh như Côn Lôn - Phú Quốc, Rạch Gầm - Xoài Mút, Mỹ Tho, Bình Định, Diên Khánh, Trấn Ninh, Nhật Lệ... Cuộc chiến hao tổn bao nhiêu nhân tài, vật lực của hai bên. Nguyễn Ánh bao phen long đong, nằm gai nếm mật, cầu viện nước ngoài. Sau cái chết đột ngột của Nguyễn Huệ, nhà Tây Sơn suy yếu dần. Năm 1802 Nguyễn Ánh chính thức lên ngôi hoàng đế, thiết lập một triều đại mới trong toàn cõi Việt Nam.
Cùng với “Nam triều công nghiệp diễn chí” của Nguyễn Khoa Chiêm (1659 - 1736) và “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái, Hoàng Việt Long Hưng Chí đã cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về lịch sử Việt Nam đầy biến động khoảng thời gian 300 năm từ thời các chúa Nguyễn Đàng Trong, triều Lê - Trịnh, nhà Tây Sơn, Nguyễn Anh - Gia Long... (trích nhasachphuongnam)
Saigon : Imprimerie de la Mission à Tân Định, 1903, in lần thứ tư.
Quốc sử Việt Nam
Đại Việt sử ký
Đại Việt sử ký (chữ Hán: 大越史記) là bộ quốc sử đầu tiên của nước Việt Nam do Lê Văn Hưu đời Trần soạn ra, gồm 30 quyển, chép lịch sử Việt Nam từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng. Bộ sử nay không còn nữa (có lẽ đã bị đem về Trung Quốc vào thời thuộc Minh), nhưng Ngô Sĩ Liên thời Lê đã tham khảo để soạn ra bộ Đại Việt sử ký toàn thư, trong đó có trích một số lời bình của Lê Văn Hưu đối với các nhân vật.Sau khi hoàn thành bộ sử năm 1272, Lê Văn Hưu đem dâng vua Trần Thánh Tông, được ban thưởng rất hậu.
Đại Việt sử ký toàn thư
Đại Việt sử ký toàn thư (chữ Hán: 大越史記全書), đôi khi gọi tắt là Toàn thư, là bộ quốc sử bằng chữ Hán và chữ Nôm của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697. Nó là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn.Bộ sử bắt đầu được Ngô Sĩ Liên, một vị sử quan làm việc trong Sử quán dưới thời vua Lê Thánh Tông, biên soạn dựa trên sự chỉnh lý và bổ sung hai bộ quốc sử Việt Nam trước đó cùng mang tên Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên. Hoàn thành vào niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479), bộ sử mới gồm 15 quyển, ghi lại lịch sử Việt Nam từ một thời điểm huyền thoại là năm 2879 TCN đến năm 1427 khi nhà Hậu Lê được thành lập và mang tên Đại Việt sử ký toàn thư[2]. Sau đó, dù đã hoàn thành,Đại Việt sử ký toàn thư không được khắc in để ban hành rộng rãi mà tiếp tục được nhiều đời sử quan trong Quốc sử quán sửa đổi, bổ sung và phát triển thêm. Khoảng niên hiệu Cảnh Trị đời vua Lê Huyền Tông, chúa Trịnh Tạc hạ lệnh cho một nhóm văn quan, đứng đầu là Tham tụng Phạm Công Trứ, sửa chữa bộ quốc sử của Ngô Sĩ Liên, đồng thời sai biên soạn tiếp lịch sử Việt Nam từ năm 1428 đời vua Lê Thái Tổ đến năm 1662 đời vua Lê Thần Tông nhà Hậu Lê[2]. Bộ sử của nhóm Phạm Công Trứ, gồm 23 quyển, được đem khắc in để phát hành nhưng công việc chưa xong, phải bỏ dở. Khoảng niên hiệu Chính Hòa đời vua Lê Hy Tông, chúa Trịnh Căn lại hạ lệnh cho một nhóm văn quan, đứng đầu là Tham tụng Lê Hy, tiếp tục khảo đính bộ sử của nhómPhạm Công Trứ, đồng thời biên soạn tiếp lịch sử Việt Nam từ năm 1663 đời vua Lê Huyền Tông đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê[2]. Bộ quốc sử này lấy tên là Đại Việt sử ký toàn thư, theo đúng tên mà sử gia Ngô Sĩ Liên cách đó gần hai thế kỷđã đặt cho bộ sử của ông, gồm 25 quyển, được khắc in toàn bộ và phát hành thành công vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18 đời vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697[2].
Sau khi xuất bản, Đại Việt sử ký toàn thư tiếp tục được tái bản bởi các hiệu in của chính quyền và tư nhân, không chỉ ở Việt Nammà còn trên khắp thế giới, trong nhiều thế kỷ sau. Nửa cuối thế kỷ 20, ở Việt Nam xuất hiện các bản dịch Đại Việt sử ký toàn thư rachữ quốc ngữ, phổ biến nhất là bản dịch dựa trên cơ sở bản in Nội các quan bản - hiện đang lưu giữ tại thư viện Viện Viễn Đông Bác cổ ở Paris, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành lần đầu năm 1993.
Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, là di sản vô giá của văn hóa dân tộc Việt Nam, là kho tư liệu phong phú không những cần thiết cho ngành sử học mà còn giúp ích cho nhiều ngành khoa học xã hội khác nữa[3] và cũng là một bộ sử có giá trị văn học. Các bộ quốc sử sau này của Việt Nam như Đại Việt sử ký tiền biên, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục đều được biên soạn dựa trên cơ sở của Đại Việt sử ký toàn thư.
Xem
Download
Khâm định Việt sử Thông giám cương mục
Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chữ Hán: 欽定越史通鑑綱目) là bộ chính sử của nhà Nguyễn, Việt Nam, được viết bằng chữ Hán, do Quốc Sử Quán triều Nguyễn soạn thảo vào khoảng năm 1856-1884[1]. "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" có khi được gọi tắt là "Cương mục" nhưng trong "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" thì cũng giống như ở Trung Quốc "Cương mục" (綱目) được dùng làm tên gọi tắt của "Tư trị thông giám cương mục" (資治通鑒綱目) chứ không phải là tên gọi tắt của bản thân sách "Khâm đinh Việt sử thông giám cương mục".Cuốn sách được Viện Sử học Việt Nam dịch sang chữ quốc ngữ vào năm 1960, và được Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội ấn hành năm 1998.
Xem
Download
- www.viethoc.org/
- www.viethoc.com
- www.hdu.edu.vn
- www.sugia.vn
- namkyluctinh.org
- http://vietnamhistory.info
- Kham+Dinh+Viet+Su+Thong+Giam+Cuong+Muc.pdf
Đại Nam thực lục
Đại Nam thực lục (chữ Hán: 大南實錄) là bộ biên niên sử Việt Nam viết về triều đại các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn.- www.viethoc.org/
- www.vietnamvanhien.net
- www.sugia.vn
- https://sites.google.com/site/sachsuvietnam/dai-nam-thuc-luc
Sách lịch sử Việt Nam
Đại Việt sử lược
Đại Việt sử lược (chữ Hán: 大越史略), còn có tên là Việt sử lược (越史略), là một cuốn lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán của một tác giả khuyết danh, ra đời vào thời nhà Trần. Đây là cuốn sử biên niên thuộc hàng sớm nhất của Việt Nam còn được lưu truyền cho đến nay[1].Đại Việt sử ký tiền biên
Đại Việt sử ký tiền biên là bộ sử biên niên gồm 17 quyển, viết bằng chữ Hán do Ngô Thì Sĩ biên soạn, Ngô Thì Nhậm hiệu đính. Bộ sử này được khắc in năm 1800, dưới triều đại nhà Tây Sơn.[1]Mua sách
- http://sachkhaitam.com/product1/lich-su-250/dai-viet-su-ky-tien-bien-2132.aspx
- http://www.vinabook.com/c462/dai-viet-su-ki-tien-bien-p52705.html
- http://nhasachphuongnam.com/dai-viet-su-ky-tien-bien-1-p59148.html
Đại Việt sử ký tục biên
Đại Việt sử ký tục biên (chữ Hán: 大越史記續編) là bộ sách sử viết về lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1676 đến năm 1789, tức từ thời Lê Hy Tông đến hết thời Lê Chiêu Thống, nối tiếp theo bộ Đại Việt sử ký toàn thư được khắc in năm Chính Hòa thứ 18 (1697).Mua sách
An Nam chí lược
An Nam chí lược (chữ Hán: 安南志略, có nghĩa: "Lược ghi về An Nam"[1]), là một bộ sách sử viết bằng văn xuôi chữ Hán (nguyên bản có 20 quyển, nhưng hiện tại chỉ còn 19 quyển) do Lê Tắc[2] (? - ?) biên soạn khi sống lưu vong tại Trung Quốc ở khoảng nửa đầu thế kỷ 14. Nội dung sách ghi chép hỗn hợp về địa lý, lịch sử, văn hóa, v.v...An Nam (Việt Nam ngày nay) từ ban đầu đến cuối đời Trần. Có lẽ đây là một công trình khảo cứu về Việt Nam lâu đời nhất còn lại, do một người Việt viết [3].Việt sử tiêu án
Việt Sử Tiêu Án là bộ sách sử viết bởi Ngô Thì Sĩ, hoàn thành năm 1775. Tác phẩm đề cập đến lịch sử Việt Nam từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn ngoại thuộc nhà Minh.Thiền uyển tập anh
Thiền uyển tập anh (Hán tự: 禪苑集英), còn gọi là Thiền uyển tập anh ngữ lục (禪苑集英語錄), Ðại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục (大南禪宛傳燈集錄), Ðại Nam thiền uyển truyền đăng (大南禪宛傳燈), Thiền uyển truyền đăng lục (禪苑傳燈錄) là một tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán ghi lại tương đối hệ thống các tông phái Thiền học và sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý và một số ít vị lớp sau còn sống đến đầu triều Trần; tức từ cuối thế kỷ 6 đến thế kỷ 13. Ðây là tài liệu lịch sử cổ nhất của Phật giáo Việt Nam hiện có [1].Xem Online
Download
Đại Việt Thông Sử
Lê Quý Đôn (chữ Hán: 黎貴惇), (5 tháng 7 năm 1726 – 14 tháng 4 năm 1784) tên thật Lê Danh Phương là quan của nhà Hậu Lê đồng thời có thể coi là một nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực. Ông sinh ngày 5 tháng 7 năm Bính Ngọ, niên hiệu Bảo Thái (Lê Dụ Tông) thứ 7, quê tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình và mất ngày 14 tháng 4 năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45.Đại Việt thông sử còn gọi là Lê triều thông sử (gồm 30 quyển), là bộ sử được viết theo thể ký truyện, chép sự việc theo từng loại, từng điều một cách hệ thống, bắt đầu từ Lê Thái Tổ đến Cung Hoàng, bao quát một thời gian hơn 100 năm của triều Lê, trong đó chứa đựng nhiều tài liệu mới mà các bộ sử khác không có, đặc biệt là về cuộc kháng chiến chống Minh.
Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu
Do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn thảo vào khoảng đầu thế kỷ 20. Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1972. Nhóm bạn Lê Bắc, Doãn Vượng, Công Đệ chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.- www.viethoc.org
- www.viethoc.com
- www.sugia.vn
- quangduc.com
- https://sites.google.com/site/sachsuvietnam/quoc-trieu-chanh-bien
Lam Sơn thực lục
Do Nguyễn Trãi soạn thảo, Lê Lợi đề tựa vào thế kỷ 15. Mạc Bảo Thần dịch sang chữ Quốc Ngữ vào năm 1944. Nhóm bạn Lê Bắc, Công Đệ, Tuyết Mai và Doãn Vượng chuyển sang ấn bản điện tử năm 2001.Xem Online
Download
- www.viethoc.org
- www.viethoc.com
- www.sugia.vn
- www.nguyentrai.net
- quangduc.com
- http://vietnamhistory.info
- https://tocnguyenhuuthanhquyt.files.wordpress.com/2012/09/lam-son-thuc-luc.pdf
Lịch triều hiến chương loại chí
Lịch triều hiến chương loại chí(chữ Hán: 歷朝憲章類誌) là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Có nghĩa là Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại do Phan Huy Chú soạn trong 10 năm (1809-1819).Mua sách
Xem Online
Download
- www.ebook.edu.vn
- https://sites.google.com/site/sachsuvietnam/lich-trieu-hien-chuong
- https://tocnguyenhuuthanhquyt.files.wordpress.com
- Lịch triều hiến chương loại chí phần 1
- Lịch triều hiến chương loại chí phần 2
Nghiên cứu
- NHÀ BÁC HỌC PHAN HUY CHÚ VÀ TÁC PHẨM “LỊCH TRIỀU HIẾN CHƯƠNG LOẠI CHÍ”
- Lịch triều hiến chương loại chí _ Phan Huy Chú
- Đóng góp của Phan Huy chú đối với địa chí dân tộc.pdf
- Phan Huy Chú - nhiều tác giả.pdf
Phủ biên tạp lục
Phủ biên tạp lục (chữ Hán: 撫邊雜錄) là bộ sách gồm 8 quyển được chia làm 2 phần của Lê Quý Đôn ghi chép lại hầu hết các thông tin quan trọng về kinh tế và xã hội của xứ Đàng Trong trong gần 200 năm từ cuối thế kỷ 16 đến thời kỳ ông làm quan Hiệp trấn xứ Thuận Hóa của chính quyền Lê-Trịnh, vào khoảng năm 1776Download
- http://minhtrietviet.net/lemontee/wp-content/uploads/2014/06/PHU-BIEN-TAP-LUC.pdf
- https://sites.google.com/site/sachsuvietnam/phu-bien-tap-luc
Quốc triều chính biên toát yếu
Tựa sách: Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu.Soạn giả: Tổng tài Quốc Sử Quán Cao Xuân Dục.
Dịch giả: Quốc Sử Quán Triều Nguyễn.
Nhà xuất bản: Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa Việt Nam.
Chuyển sang ấn bản điện tử bởi: Lê Bắc, Doãn Vượng, Công Đệ.
Điều hợp: Lê Bắc - bacle@hotmail.com
Mua sách
Download
- http://www.viethoc.org/eholdings/sach/qtcbty.pdf
- http://www.sugia.vn//assets/file/quoc-trieu-chinh-bien-toat-yeu.pdf
- http://vietnamhistory.info
Ngự Chế Việt Sử Tổng Vịnh
Bản chép tay căn cứ theo bản in tác phẩm thơ vịnh sử Việt Nam của vua Tự Đức. Bài Tựa nói việc biên soạn bộ sách này để người đời sau muốn biết đời trước thì ngoài sách vở còn có lịch sử, vậy mà sách sử của ta đã thất truyền nhiều, nếu có cũng sao chép qua loa, có chỗ còn ngoa tả nên mới khảo cứu sử cũ, lược biên sự tích, phân môn định loại, dịch ra theo lối vịnh thơ thất ngôn tuyệt cú. Nội dung: Quyển 1: Đế vương thượng (Hùng vương, Thục An Dương Vương), Thiệu Vũ Đế, Lý Nam Đế đến Lý Huệ Tông), Đế vương hạ (Trần Thái Tông đến Lê Xuất đế), Hậu phi, Gia Từ Hoàng hậu, Tôn thần (Lê Xương Ngập đến Trần Khôi), Hiền thần (từ Tô Hiến Thành đến Phạm Đình Trọngtrích nomfoundation.org
Đại Nam Quốc sử Diễn ca
Đại Nam Quốc sử Diễn ca (chữ Nho: 大南國史演歌) là một tác phẩm văn vần bằng chữ Nôm sáng tác vào khoảng triều Tự Đức thời nhà Nguyễn.Lê quý dật sử
Lê quý dật sử là cuốn sách lịch sử Việt Nam do danh sĩ Bùi Dương Lịch (1757-1828) biên soạn. Đây là một quyển sử biên chép theo lối biên niên kể lại những biến động lịch sử kể từ năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758) đến năm Cảnh Thịnh (1793).Ô Châu cận lục
Ô Châu cận lục (chữ Hán: 烏州近錄, có nghĩa "ghi chép về Ô Châu gần đây") do Dương Văn An (楊文安) (1514 – 1591) làm từ năm 1553, sửa chữa và ấn hành vào năm 1555, dưới triều vua Mạc Tuyên Tông[1]. Đây là tài liệu "địa phương chí sớm nhất"[2] của Việt Nam, ghi chép về nhiều phương diện như núi sông, thành quách, phong thổ, nhân vật...của dải đất miền Trung từ Quảng Bình trở vào đến Quảng Nam ở thế kỷ 16[3].
Quốc sử di biên
Quốc sử di biên (chữ Hán:國史遺編), tên đầy đủ là Dưỡng Hạo Hiên đỉnh tập Quốc sử di biên (養浩軒鼎輯國史遺編), là một quyển sử tư nhân, viết theo lối Hán văn cổ, ghi chép và bổ sung những sự kiện mà quốc sử của triều Nguyễn (Việt Nam) còn bỏ sót hoặc đề cập chưa chính xác. Sách do Thám hoa Phan Thúc Trực biên soạn bằng chữ Hán, chép theo lối biên niên, thực hiện khoảng năm Tự Đức thứ 4 đến thứ 5 (1851-1852).Mua sách
Download
Đại Nam liệt truyện
Đại Nam liệt truyện là một bộ sách lịch sử ghi chép về gia phả nhà Nguyễn, các sự tích, công trạng của các công thần, liệt nữ và danh tăng..., viết bằng chữ Hán do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn.Đại Nam liệt truyện gồm 87 cuốn, 2000 trang bản thảo, chia làm hai phần chính: Tiền biên và Chính biên.Bộ sách đã được các Viện Sử học phối hợp với Nhà xuất bản Thuận Hóa nghiên cứu biên dịch và đã sắp xếp tại làm 4 tập:
Tập 1: Tiền biên: Từ cuốn đầu tiên cuốn 6.
Tập 2: Chính biên (Sơ tập): Từ cuốn đầu đến cuốn 33.
Tập 3: Chính biên (Nhị tập): Từ cuốn đầu đến cuốn 25.
Tập 4: Chính biên (Nhị tập): Từ cuốn 26 đến cuốn 46.
Mua sách
http://tiki.vn/quoc-su-quan-trieu-nguyen-dai-nam-liet-truyen-tap-1-2-p99713.htmlhttp://tiki.vn/quoc-su-quan-trieu-nguyen-dai-nam-liet-truyen-tap-3-4-p99716.html
http://www.vinabook.com/c430/dai-nam-liet-truyen-tap-1-p20616.html
Download
https://sites.google.com/site/sachsuvietnam/dai-nam-liet-truyenViệt Nam quốc sử khảo
Việt Nam quốc sử khảo (chữ Hán: 越南國史考) là một trong những sáng tác tiêu biểu của nhà cách mạng Phan Bội Châu (1867-1940). Tác phẩm này đã được Georges Boudarel, một tác giả người Pháp, đánh giá là: mặc dù có những thiếu sót không thể tránh khỏi, Việt Nam quốc sử khảo là tác phẩm đầu tiên đã thoát khỏi cách biên niên theo vương triều và lối uyên bác ôm đồm để phân tích những nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội đã tạo nên sự hưng thịnh và suy vong của Việt Nam.[1]Đại Nam nhất thống chí
Đại Nam nhất thống chí (chữ Hán: 大南ー統志)) là bộ sách dư địa chí (địa lý - lịch sử) Việt Nam, viết bằng chữ Hán do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn thời vua Tự Đức. Có thể coi đây là bộ sách lớn nhất và quan trọng nhất về địa chí Việt Nam dưới thời phong kiến [1].Mua sách
- http://www.vinabook.com/c462/bo-sach-dai-nam-nhat-thong-chi-bo-2-cuon-p49592.html
- http://tiki.vn/quoc-su-quan-trieu-nguyen-dai-nam-nhat-thong-chi-quyen-1-p99728.html
- http://tiki.vn/quoc-su-quan-trieu-nguyen-dai-nam-nhat-thong-chi-quyen-2-p99730.html
Download
Gia Định thành thông chí
Gia Định thành thông chí (嘉定城通志) hay Gia Định thông chí (嘉定通志) là một quyển địa chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825) viết về miền đất Gia Định bằng chữ Hán cổ và chữ Nôm, là một sử liệu quan trọng về Nam bộ Việt Nam thời nhà Nguyễn.Bắc Thành dư địa chí
Bắc Thành dư địa chí (chữ Hán: 北城輿地志; còn gọi là Bắc Thành chí lược 北城志略, hay Bắc Thành địa dư chí lục 北城地輿志錄) là một bộ sách dư địa chí của Việt Nam, do Tổng trấn Bắc Thành Lê Chất (còn được gọi là Lê Công Chất) tổ chức biên soạn. Chưa rõ năm khởi soạn và hoàn thành, chỉ biết bộ sách ra đời dưới triều vua Minh Mạng, đến1845, lại được Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý hiệu đính và bổ sung, đồng thời viết bài tựa nói rõ lai lịch công trình ấy.Việt điện u linh tập
Việt điện u linh tập (chữ Hán: 粵甸幽靈集 hoặc 越甸幽靈集, Tập truyện về cõi u linh của nước Việt) là một tập hợp các truyền thuyết về các vị thần linh Việt Nam ở vào thời xa xưa.- http://namkyluctinh.org/a-sachsuvn/VietDienULinhTap[1329].pdf
- http://www.lyhocdongphuong.org.vn/
- https://tocnguyenhuuthanhquyt.files.wordpress.com/2012/09/viet-dien-u-linh.pdf
Tân sử
Lịch sử Việt Nam (thường là từ giai đoạn trước 1945) được biên soạn lại bởi các nhà nghiên cứu, các sử gia thời hiện đại. Một số tài liệu có thêm những phát hiện mới, nghiên cứu mới (so với cổ sử).Việt Nam sử lược
Việt Nam sử lược (chữ Hán: 越南史略) là tác phẩm do nhà sử học Trần Trọng Kim biên soạn năm 1919. Tác phẩm này là cuốn sách lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt (cho đến thời Pháp thuộc) và được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1920 và được tái bản rất nhiều lần, có lúc đã được dùng làm sách giáo khoa tại miền Nam trước năm 1975.- www.viethoc.org
- www.viethoc.com
- namkyluctinh.org
- http://vietnamhistory.info
- http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/vnsl.zip
Việt sử toàn thư
Việt Sử Toàn Thư là tên của 1 quyển sách về Lịch sử Việt Nam do sử gia Phạm Văn Sơn biên soạn năm 1960. Theo Phạm Văn Sơn thì ông "hy vọng tác phẩm này sẽ hợp với nhu cầu của tình thế một phần nào, góp được ít nhiều công quả cần thiết cho sự phát triển và xây dựng văn học của nước nhà trong giai đoạn mới của lịch sử"Nội dung sách gồm có 4 phần:
Phần thứ nhất (không có tựa)
Bắc thuộc thời đại
Việt Nam trên đường độc lập (939)
Việt Nam mất độc lập về tay Pháp
Việt sử tân biên
Việt sử tân biên là một bộ sách quy mô về Lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do sử gia Phạm Văn Sơn biên soạn và phát hành từng tập từ năm 1956 đến năm 1972 tại Sài Gòn.Sách Văn học và thể loại khác
Một số sách văn học, Địa dư chí viết về lịch sử Việt Nam từ thuở sơ khai đến hiện đại
Hoàng Lê nhất thống chí
Hoàng Lê nhất thống chí (chữ Hán: 皇黎一統志) hay còn gọi là An Nam nhất thống chí (安南一統志), là tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán trong tùng thư của Ngô gia văn phái, một tùng thư bao gồm nhiều tác phẩm văn, sử, triết có giá trị của các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Hà Nội.Xem Online
- http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/hoangle/
- http://www.vinadia.org/hoang-le-nhat-thong-chi/
Download
Lĩnh Nam chích quái
Lĩnh Nam chích quái (chữ Hán: 嶺南摭怪; có nghĩa là "Chọn lựa những chuyện quái dị ở đất Lĩnh Nam". Có sách chép là Lĩnh Nam trích quái, là một tập hợp các truyền thuyết và cổ tích dân gian Việt Nam được biên soạn vào khoảng cuối đời nhà Trần.Mua sách
- http://tiki.vn/cao-thom-truoc-den-linh-nam-chich-quai.html
- http://www.vinabook.com/c419/cao-thom-truoc-den-linh-nam-chich-quai-p48062.html
Download
- http://namkyluctinh.org/a-sachsuvn/LinhNamChichQuai[1492].pdf
- http://www.lyhocdongphuong.org.vn
- https://sites.google.com/site/sachsuvietnam/linh-nam-chich-quai
Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí
Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí chính là bộ địa chí đầu tiên của triều Nguyễn, mở đầu cho các bộ địa chí có qui mô lớn và những phương chí sau này. Đây là bộ sách lớn đến 10 quyển, ghi chép đầy đủ về các mục như trong bài biểu dâng sách của tác giả Lê Quang Định đã nói, nét nổi bật nhất của bộ sách này chính là việc ghi chép một cách tường tận về hệ thống giao thông đường bộ lẫn đường thủy của nước ta vào đầu thế kỷ XIX. -(Trích http://www.vinabook.com)Xem online
Mua sách
Download
- https://sites.google.com/site/sachsuvietnam/hoang-viet-nhat-thong-chi
- Hoang+Viet+nhat+thong+du+dia+chi+-+Le+Quang+Dinh.pdf
Phủ biên tạp lục
Phủ biên tạp lục (chữ Hán: 撫邊雜錄) là bộ sách gồm 8 quyển được chia làm 2 phần của Lê Quý Đôn ghi chép lại hầu hết các thông tin quan trọng về kinh tế và xã hội của xứ Đàng Trong trong gần 200 năm từ cuối thế kỷ 16 đến thời kỳ ông làm quan Hiệp trấn xứ Thuận Hóa của chính quyền Lê-Trịnh, vào khoảng năm 1776- http://minhtrietviet.net/lemontee/wp-content/uploads/2014/06/PHU-BIEN-TAP-LUC.pdf
- https://tocnguyenhuuthanhquyt.files.wordpress.com
Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện
Mua sách
- http://tiki.vn/cao-thom-truoc-den-nam-hai-di-nhan-liet-truyen.html
- http://www.vinabook.com/c419/cao-thom-truoc-den-nam-hai-di-nhan-liet-truyen-p48064.html
- http://sachkhaitam.com/product1/lich-su-250/nam-hai-di-nhan-liet-truyen-450.aspx
Download
Thượng kinh ký sự
Thượng kinh ký sự (上京記事, Ký sự lên kinh đô) là tập ký sự bằng chữ Hán của nhà y học và nhà văn Lê Hữu Trác (biệt hiệu: Hải Thượng Lãn Ông, có nghĩa: Ông già lười Hải Thượng). Theo nhà văn Đoàn Minh Tuấn, thì đây là một thiên phóng sự duy nhất của văn học Việt xưa viết về người thật, việc thật với cách hành văn giản dị, tinh tế và sinh động.Việt sử giai thoại
VIỆT SỬ GIAI THOẠI là bộ sách khai thác những ghi chép của các bộ chính sử xưa. Tuy nhiên, nếu các tập trước, nguyên tắc này được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, thì ở tập này, tập 40 giai thoại từ thời Hùng Vương đến hết thế kỉ thứ X, chúng tôi buộc phải có một vài thay đổi nhỏ. Như bạn đọc đã biết, để viết về thời đại Hùng Vương và An Dương Vương, các bộ chính sử xưa đã dựa chủ yếu vào dã sử hoặc truyền thuyết dân gian. Hẳn nhiên, truyền thuyết dân gian không phải là sử nhưng truyền thuyết dân gian bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở của một sự thực lịch sử nào đó. Một khi trong tay mình có đầy đủ những tài liệu mà chính sử xưa đã khai thác, chúng tôi nghĩ rằng, tốt nhất là mình hãy tự giới thiệu lấy, không nên trích lục những gì mà chính sử xưa đã trích lục. Xưa nay, tam sao thất bản vốn là chuyện chẳng hay. Từ cách nghĩ này, chúng tôi đã viết một số giai thoại trên cơ sở trích dịch một số sách như : Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh tập ...v.v. (Lời tác giả)Xem online
Download
Hoàng Việt Long Hưng chí
Hoàng Việt Long Hưng Chí là truyện kể lịch sử bằng chữ Hán theo thể chương hồi được Ngô Giáp Đậu biên soạn từ năm 1899, hoàn thành năm 1904, nhưng mãi đến 1993 mới được dịch in ra tiếng Việt.Tác phẩm thuật lại công cuộc phục hưng của nước Hoàng Việt - một cách gọi khác về triều Nguyễn. Bối cảnh lịch sử là cuộc nội chiến giữa anh em nhà Tây Sơn và binh tướng Nguyễn Ánh chủ yếu ở chiến trường miền Trung và Nam bộ trong khoảng thời gian 30 năm của nửa cuối thế kỷ XVIII. Đó là những cuộc giao tranh ác liệt, dai dẳng, đẫm máu, đặc biệt là các trận đánh và vây hãm thành Gia Định, Qui Nhơn, các cuộc thủy chiến và phục kích trên bộ với những địa danh như Côn Lôn - Phú Quốc, Rạch Gầm - Xoài Mút, Mỹ Tho, Bình Định, Diên Khánh, Trấn Ninh, Nhật Lệ... Cuộc chiến hao tổn bao nhiêu nhân tài, vật lực của hai bên. Nguyễn Ánh bao phen long đong, nằm gai nếm mật, cầu viện nước ngoài. Sau cái chết đột ngột của Nguyễn Huệ, nhà Tây Sơn suy yếu dần. Năm 1802 Nguyễn Ánh chính thức lên ngôi hoàng đế, thiết lập một triều đại mới trong toàn cõi Việt Nam.
Cùng với “Nam triều công nghiệp diễn chí” của Nguyễn Khoa Chiêm (1659 - 1736) và “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái, Hoàng Việt Long Hưng Chí đã cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về lịch sử Việt Nam đầy biến động khoảng thời gian 300 năm từ thời các chúa Nguyễn Đàng Trong, triều Lê - Trịnh, nhà Tây Sơn, Nguyễn Anh - Gia Long... (trích nhasachphuongnam)
Mua sách
Download
Đồng Khánh địa dư chí (Đồng Khánh Địa Dư Chí)
Biên dịch:Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin, Phan Văn Các, Lê Việt Nga, Dương Thị ThếNhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội, 2003.- https://sites.google.com/site/sachsuvietnam/dhong-khanh-du-dhia-chi
- http://ver2.hoangsa.org/forum/downloads.php?do=file&id=525
- https://tocnguyenhuuthanhquyt.files.wordpress.com/2012/09/dong-khanh-du-dia-chi.pdf
Sài Gòn Năm Xưa
Mua sách
Download
Sử ký Đại Nam Việt (1903)
Sử ký Đại Nam Việt quốc triều, nhứt là doãn tích từ Hiếu Vũ Vương cho đến khi vua Gia Long (Nguyễn Anh) đặng trị lấy cả và nước An Nam.Saigon : Imprimerie de la Mission à Tân Định, 1903, in lần thứ tư.
Sử Liệu Phù Nam
Sử Liệu Phù Nam (NXB Sài Gòn 1974) - Lê Phương, 182 TrangĐông Kinh Nghĩa Thục
Mua sách
Download
- https://sites.google.com/site/sachsuvietnam/dong-kinh-nghia-thuc
- http://www.ebook.edu.vn/?page=1.43&view=10318
Binh thư yếu lược
Binh gia diệu lý yếu lược hay còn gọi là Binh thư yếu lược là một tác phẩm của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn về nghệ thuật quân sự, đến nay đã thất truyền. Những cuốn sách hiện nay được xuất bản dưới tên gọi này chưa có gì kiểm chứng để chứng minh là có nguồn gốc từ tác phẩm của ông. Ví dụ cuốn sách được in bởi nhà xuất bản Xuân Thu, Sài Gòn năm 1969, nhưng người ta cho sách này là giả mạo, vì người ta cho rằng cuốn sách của Hưng Đạo Vương đã bị quân Minh thu về Trung Quốc, như được nhắc đến trong Việt Nam sử lược của Trần Trọng KimĐồng Khánh, Khải Định chính yếu
Thống kê tổng hợp
Thông tin được lấy từ một số nguồn sau đây:
Wiki
Tài liệu khác
- Việt Học thư quán
- http://www.viethoc.com/viet-hoc-thu-quan-1/ho-so-van-ban-dhien-tu
- http://www.sugia.vn/portfolio/cat/19/cac-bo-su-viet-nam.html
- http://namkyluctinh.org/a-sachsuvn/sachsuvn.html
- http://hoavouu.com/a1144/sach-lich-su-29-cuon
- https://tocnguyenhuuthanhquyt.wordpress.com/lich-su/
- http://vietnamhistory.info
- https://sites.google.com/site/sachsuvietnam/home
- https://sites.google.com/site/hoctapvingaymai/
- http://trangtaisach1.blogspot.com/
- http://vietnamhistory.info
Một số thông tin hỗ trợ
các trang web, từ điển giúp bạn đọc tìm kiếm nhanh thông tin
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét