Trước đây Minh Thanh gồm hai làng Thanh Hà và Minh
Hương, năm 1962 hai làng sáp nhập lại thành làng Minh Thanh. Bởi
vậy làng Minh Thanh gồm hai làng gốc: Thanh Hà và Minh Hương.
Minh Thanh và một phần nhỏ thuộc đất làng Địa Linh. Từ thế kỷ thứ
XVIII trở về trước, Thanh Hà là một trung tâm buôn bán lớn của xứ
Thuận Hóa. Nhưng lợi thế đó đã mất đi gần 200 năm nay. Ngày nay
Thanh Hà trở lại vùng nông thôn nông nghiệp như bao làng quê cổ
truyền của Việt Nam.
Làng Thanh Hà được thành lập trên cơ sở của quá trình di cư
của các họ phái gốc Việt từ Bắc vào. Đó là họ Lương, Lê, Nguyễn
Văn, Đặng. Hiện nay các họ Lương, Lê, Nguyễn chỉ còn một số hộ
sinh sống tại làng.
Đối chiếu trong gia phả họ Lê, Ngài Thủy tổ là Lê Tấn Duyên,
nguyên gốc người vùng Thanh Hóa vào từ thời Trịnh-Nguyễn phân
tranh (giữa thế kỷ XVI) và tiến hành khai canh lập làng ở đây. Do
lập cư muộn nên làng Thanh Hà mất hẳn ưu thế của một dân cư sống
trong vùng nông nghiệp. Từ ngày thành lập làng, cư dân Thanh Hà
chủ yếu sống bằng nghề buôn bán, chỉ một ít làm nghề nông và số ít
tham gia công việc nhà nước. Với vị trí trên bến dưới thuyền thuận
lợi, cư dân vốn có truyền thống buôn bán, nên Thanh Hà đã là nơi
hội tụ của một chợ làng góp mặt dân cư của nhiều xã lân cận đến để
trao đổi hàng hóa.
Sự lớn lên của thương nghiệp Thanh Hà gắn liền với sự lớn
mạnh của xứ Đàng Trong. Dưới thời chúa Nguyễn, thương nhân
nước ngoài nhất là người Hoa thường đến Thanh Hà, từ đó Thanh
Hà trở thành một thương cảng thu hút nhiều tàu buôn lớn của Trung
Quốc, Nhật Bản, và các nước phương Tây như Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha, Pháp, Anh, Hà Lan. Trong thời kỳ thịnh đạt, phố Thanh
Hà phần lớn nằm trong tay Hoa thương, nên được gọi là “Đại Minh
khách phố”.
Về mặt hành chính, buổi đầu phố Thanh Hà trực thuộc phố
Hội An ở Quảng Nam. Đến thời Tây Sơn 1786-1801, Thanh Hà
mới tách riêng thành đơn vị hành chính độc lập gọi là “Minh Hương
xã-Thanh Hà phố”. Đầu thế kỷ XIX triều Nguyễn đặt làm Thanh
Hà - Chợ Dinh nhị phố Minh Hương xã, một đơn vị hành chính
độc lập. Như vậy, vào khoảng thế kỷ XVII bên cạnh làng Thanh Hà
của người Việt lại xuất hiện một làng mới là làng Minh Hương của
người gốc Hoa.
Do nhu cầu chính trị, quân sự của chúa Nguyễn ở Đàng Trong,
đồng thời do yêu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhất là việc phát triển
kinh tế thương nghiệp liên quốc gia ở Đông Nam Á; chúa Nguyễn
quyết định thành lập cảng Thanh Hà và chính thức thừa nhận vào
năm 1636, lúc chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ từ làng Phước Yên
huyện Quảng Điền vào đóng ở Kim Long (thành phố Huế) hiện nay.
Phố Thanh Hà phát triển trên cơ sở sự phồn thịnh của bến cảng và
chợ Thanh Hà. Thanh Hà trong thế kỷ XVII chỉ là hai dãy phố lợp
bằng tranh đơn sơ nằm về phía tây con đường làng Minh Thanh hiện
nay, hướng chính quay mặt qua bờ sông Hương. Sau khi có được đất
bãi bồi, họ dựng lên dãy nhà đối diện, lấy con đường làng Thanh Hà
làm phố chính quay lưng lại bờ sông. Đến năm 1700 họ mới được
phép xây phố bằng gạch là lợp ngói để tránh hỏa hoạn. Phố bao gồm
những cửa hàng, những đại lý nhập khẩu, cả những nhà kho thuê
dành cho các thương khách ở xa, chủ yếu là thương nhân Trung
Quốc mới đến, hoặc thương nhân giữa hai mùa mậu dịch tháng 10
và tháng 11 cuối năm đến tháng 4 và tháng 5 năm sau.
Cảng Thanh Hà ra đời nằm bên cung phủ Kim Long nhằm đáp
ứng kinh tế trong và ngoài nước. Cảng Thanh Hà nằm trên tả ngạn
sông Hương, cách cửa Thuận An 10km, là nơi lòng sông rộng và
sâu, thẳng bờ kín gió, đạt được điều kiện thiên nhiên lý tưởng cho
hoạt động bến cảng thuận lợi. Về sau, do sự bồi tụ của dòng sông
Hương, các thương thuyền không thể ghé vào cập bến được, phố
cảng Thanh Hà dần dần bị tàn lụi, những thương nhân Hoa Kiều
phải dời đến những vùng khác để sinh sống. Theo tư liệu thì một bộ
phận dời lên Bao Vinh liền kề với Thanh Hà lập phố mới, còn một
bộ phận dời lên phố Gia Hội (nay là Chi Lăng, Bạch Đằng).
Hiện nay Bao Vinh còn dáng dấp của một khu phố cổ với gần
20 nóc nhà của người Hoa còn được bảo lưu, phảng phất bóng dáng
của phố cổ Thanh Hà xưa cũ. Chứng tích cảng Thanh Hà còn lại là
một cồn nhỏ diện tích 10 mẫu chạy dài từ Minh Hương về tới Triều
Sơn Nam.
hậu duệ nhà Minh ở Trung Quốc xảy ra quyết liệt. Một số quan
tướng triều Minh sau khi thất bại không chịu thần phục vương triều
mới, tìm cách di tản ra nước ngoài, tạo ra một làn sóng nhập cư ồ ạt
của người Hoa đến các nước Đông Nam Á, trong đó có Đàng Trong
thời các chúa Nguyễn.
Trong những năm 1645 đến 1862, các cựu thần nhà Minh như
Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên, Mạc Cửu, đã đến Đàng
Trong với trên 60 chiếc thuyền lớn và hơn 50.000 người, trong đó
một số đã đến Thanh Hà. Với nguyện vọng tha thiết muốn định cư
vĩnh viễn trên quê hương thứ hai, tự nguyện nhập tịch Việt, các chúa
Nguyễn đã cho phép những người Hoa này định cư ở những phố
riêng, lập thành xóm Minh Hương, có tên “Minh Hương xã Thanh
Hà phố”. Hiện nay dân làng Minh Hương gồm các họ Trần Tiễn,
Nhan Đại, Lâm, Lưu, Lê, Lý, Hồng, Hoàng, Cam.
Khi những Hoa kiều mới vào xin định cư lập nghiệp, họ
đã sống chung cùng với người Việt ở đây. Người Minh Hương
luôn có ý thức trong sự nghiệp làm giàu từ bàn tay trắng. Từ ý
thức đó, họ dần dần ổn định vị thế của mình, và hình thành nên
những tập đoàn thương gia Hoa kiều giàu có trong vùng. Họ bắt
đầu dùng tiền của tiến hành những cuộc mua bán ruộng đất. Ký
ức của người Thanh Hà còn nhớ rõ vụ bán đất do một người trong
làng vì cờ bạc, nợ nần, nên mang bán cho Hoa kiều một khoảnh
đất quan trọng ở vị trí mặt tiền của làng nằm ven sông Hương,
nơi được nhân dân chọn xây dựng đình làng. Trong hồ sơ lưu trữ
của làng Minh Hương cũng cho biết, vào năm 1657 (niên hiệu
Thịnh Đức thứ 5 đời vua Lê Thần Tông), chúa Nguyễn Phúc Tần
thi ân cho lập phố tại điền thổ thuộc làng Thanh Hà và Địa Linh
1 mẫu 2 sào 5 thước 4 tấc, đó chính là cái rốn đất nổi tiếng của
phố Thanh Hà. Theo một niên biểu tạm chấp nhận được, năm
1685 Hoa thương lập Thiên Hậu Cung (còn gọi là Chùa Bà) ngay
trên địa điểm cư trú, buôn bán của mình để làm nơi tế tự cho các
Hoa kiều, và cũng lấy nó làm mốc giới phía bắc cho phố Thanh
Hà ngày trước. Bên cạnh Thiên Hậu Cung đồ sộ của người Minh
Hương, lại có đình làng Thanh Hà, dấu vết kiến trúc xưa nhất,
là mảnh đất thánh của dân làng Thanh Hà còn lại. Về phía nam
của làng Minh Hương, giáp với đất Địa Linh, có bãi đất được lưu
truyền là chợ Thanh Hà.
Tất cả những dẫn liệu trên cho phép chúng ta kết luận rằng
đất của làng Minh Hương chủ yếu là đất Thanh Hà và một ít đất của
làng Địa Linh. Điều đó cắt nghĩa vì sao Thanh Hà ngày nay chỉ còn
lại một xóm nhỏ, khiêm tốn ẩn mình sau lũy tre làng Minh Hương.
Sau khi mua đất của làng Thanh Hà, Địa Linh lập phố, Hoa
thương lập Đền thờ Quan Thánh (còn gọi là Chùa Ông) ở vị trí phía
nam của phố để làm đền thờ chung, và cũng lấy đó làm mốc giới cho
phần đất của mình. Chùa Ông bấy giờ thuộc làng Địa Linh sau lần
thưa kiện thắng lợi của dân làng dưới thời Tây Sơn.
Người Hoa đến Minh Hương chủ yếu từ các tỉnh nam Trung
Hoa như Quảng Đông, Phúc Kiến. Trên những chiếc Long Đỉnh
được làm vào năm Càn Long thứ 45 đời nhà Thanh (1780) đặt tại
sân Chùa Ông, những ghi chú đã cho biết họ vốn từ các phủ Quỳnh
Châu và Triều Châu đến đây lập nghiệp. Trong các ngôi nhà dọc
ở Chùa Bà còn bảo lưu câu đối cũng cho chúng ta biết rõ hơn về
những cư dân này: họ ở Quỳnh Châu, Triều Châu, Quảng Châu đến
lập nghiệp.
Theo sự ghi chép trong gia phả của họ Trần tại thôn Minh
Thanh, đây là họ có mặt sớm nhất trên đất làng Minh Hương. Nói
đúng hơn, họ Trần là Tiền Khai canh Hậu Khai khẩn làng Minh
Hương, theo gia phả được soạn thảo vào mùa thu năm Kỷ Sửu
(1949). Nội dung gia phả họ Trần có ghi đấng Thủy tổ và Nhị Thế
tổ nguyên từ đất Đại Thanh kế tiếp qua Đại Nam. Ngài Thủy tổ Trần
Dương Thuần sinh ngày 12 tháng 8 năm Vạn Lịch thứ 39 đời nhà
Minh (1611), nguyên tịch Đại Minh tỉnh Phúc Kiến, phủ Thương
Châu, huyện Long Khê, xã Ngọc Châu Thượng; mất ngày 12 tháng
4 năm Mậu Thìn đời nhà Thanh năm Khang Hy thứ 27 (1688). Đời
thứ 7 Văn Nghị Công Trần Tiễn Thành làm quan dưới triều Nguyễn
là một trong tứ trụ triều đình thời vua Tự Đức. Trong gia phả có
đoạn ghi: “Làng Minh Hương ta nguyên trước không có ruộng công,
để chi dụng việc làng, mỗi khi có tế lễ, Ông (tức Trần Tiễn Thành)
đã quyên bổng mua ruộng sung cúng, cả thảy 37 mẫu (tại làng Hòa
An 21 mẫu, tại làng An Quán 10 mẫu, tại làng Triều Thủy 6 mẫu,
đặt làm Hương hỏa tư điền của chùa Thiên Hậu Thánh Mẫu”. Về
sau năm Bảo Đại thứ 2 (1927) dân làng Minh Hương truy niệm công
đức Ngài Trần Tiễn Thành và lập miếu thờ.
Tóm lại, làng Minh Hương cách phía bắc thành phố Huế 3km.
Theo đối chiếu vào gia phả và các sự kiện lịch sử trung đại, đây là
một làng được thành lập vào khoảng giữa thế kỷ XVII. Lúc đầu làng
lấy tên là Đại Minh khách phố hay “Đại Minh khách thuộc Thanh
Hà phố”. Đây là một cảng thị, một khu vực buôn bán nổi tiếng tại
miền Thuận Hóa trong khoảng thế kỉ XVII-XVIII.
Như vậy, sự hình thành làng Minh Thanh gắn liền với sự hình
thành hai làng Thanh Hà và Minh Hương. Xét về thời gian Thanh
Hà được thành lập vào khoảng giữa thế kỷ XVI, cư dân đầu tiên cư
ngụ lập làng đều có nguồn gốc Thanh Hóa, Nghệ An. Đối với làng
Minh Hương nguồn gốc dân cư đều từ các tỉnh ven biển nam Trung
Hoa như Quảng Đông, Phúc Kiến qua sinh sống ở Đàng Trong và
thành lập làng Minh Hương vào khoảng giữa thế kỷ XVII. Cả hai
làng Thanh Hà và Minh Hương từ năm 1962 đến nay đã được hợp
nhất thành làng Minh Thanh.
(trích Văn hóa - lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận và quan hệ với bên ngoài)
Hương, năm 1962 hai làng sáp nhập lại thành làng Minh Thanh. Bởi
vậy làng Minh Thanh gồm hai làng gốc: Thanh Hà và Minh Hương.
Làng Thanh Hà
Thanh Hà là phố cảng ra đời từ thế kỷ XVI, nay thuộc làngMinh Thanh và một phần nhỏ thuộc đất làng Địa Linh. Từ thế kỷ thứ
XVIII trở về trước, Thanh Hà là một trung tâm buôn bán lớn của xứ
Thuận Hóa. Nhưng lợi thế đó đã mất đi gần 200 năm nay. Ngày nay
Thanh Hà trở lại vùng nông thôn nông nghiệp như bao làng quê cổ
truyền của Việt Nam.
Làng Thanh Hà được thành lập trên cơ sở của quá trình di cư
của các họ phái gốc Việt từ Bắc vào. Đó là họ Lương, Lê, Nguyễn
Văn, Đặng. Hiện nay các họ Lương, Lê, Nguyễn chỉ còn một số hộ
sinh sống tại làng.
Đối chiếu trong gia phả họ Lê, Ngài Thủy tổ là Lê Tấn Duyên,
nguyên gốc người vùng Thanh Hóa vào từ thời Trịnh-Nguyễn phân
tranh (giữa thế kỷ XVI) và tiến hành khai canh lập làng ở đây. Do
lập cư muộn nên làng Thanh Hà mất hẳn ưu thế của một dân cư sống
trong vùng nông nghiệp. Từ ngày thành lập làng, cư dân Thanh Hà
chủ yếu sống bằng nghề buôn bán, chỉ một ít làm nghề nông và số ít
tham gia công việc nhà nước. Với vị trí trên bến dưới thuyền thuận
lợi, cư dân vốn có truyền thống buôn bán, nên Thanh Hà đã là nơi
hội tụ của một chợ làng góp mặt dân cư của nhiều xã lân cận đến để
trao đổi hàng hóa.
Sự lớn lên của thương nghiệp Thanh Hà gắn liền với sự lớn
mạnh của xứ Đàng Trong. Dưới thời chúa Nguyễn, thương nhân
nước ngoài nhất là người Hoa thường đến Thanh Hà, từ đó Thanh
Hà trở thành một thương cảng thu hút nhiều tàu buôn lớn của Trung
Quốc, Nhật Bản, và các nước phương Tây như Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha, Pháp, Anh, Hà Lan. Trong thời kỳ thịnh đạt, phố Thanh
Hà phần lớn nằm trong tay Hoa thương, nên được gọi là “Đại Minh
khách phố”.
Về mặt hành chính, buổi đầu phố Thanh Hà trực thuộc phố
Hội An ở Quảng Nam. Đến thời Tây Sơn 1786-1801, Thanh Hà
mới tách riêng thành đơn vị hành chính độc lập gọi là “Minh Hương
xã-Thanh Hà phố”. Đầu thế kỷ XIX triều Nguyễn đặt làm Thanh
Hà - Chợ Dinh nhị phố Minh Hương xã, một đơn vị hành chính
độc lập. Như vậy, vào khoảng thế kỷ XVII bên cạnh làng Thanh Hà
của người Việt lại xuất hiện một làng mới là làng Minh Hương của
người gốc Hoa.
Do nhu cầu chính trị, quân sự của chúa Nguyễn ở Đàng Trong,
đồng thời do yêu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhất là việc phát triển
kinh tế thương nghiệp liên quốc gia ở Đông Nam Á; chúa Nguyễn
quyết định thành lập cảng Thanh Hà và chính thức thừa nhận vào
năm 1636, lúc chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ từ làng Phước Yên
huyện Quảng Điền vào đóng ở Kim Long (thành phố Huế) hiện nay.
Phố Thanh Hà phát triển trên cơ sở sự phồn thịnh của bến cảng và
chợ Thanh Hà. Thanh Hà trong thế kỷ XVII chỉ là hai dãy phố lợp
bằng tranh đơn sơ nằm về phía tây con đường làng Minh Thanh hiện
nay, hướng chính quay mặt qua bờ sông Hương. Sau khi có được đất
bãi bồi, họ dựng lên dãy nhà đối diện, lấy con đường làng Thanh Hà
làm phố chính quay lưng lại bờ sông. Đến năm 1700 họ mới được
phép xây phố bằng gạch là lợp ngói để tránh hỏa hoạn. Phố bao gồm
những cửa hàng, những đại lý nhập khẩu, cả những nhà kho thuê
dành cho các thương khách ở xa, chủ yếu là thương nhân Trung
Quốc mới đến, hoặc thương nhân giữa hai mùa mậu dịch tháng 10
và tháng 11 cuối năm đến tháng 4 và tháng 5 năm sau.
Cảng Thanh Hà ra đời nằm bên cung phủ Kim Long nhằm đáp
ứng kinh tế trong và ngoài nước. Cảng Thanh Hà nằm trên tả ngạn
sông Hương, cách cửa Thuận An 10km, là nơi lòng sông rộng và
sâu, thẳng bờ kín gió, đạt được điều kiện thiên nhiên lý tưởng cho
hoạt động bến cảng thuận lợi. Về sau, do sự bồi tụ của dòng sông
Hương, các thương thuyền không thể ghé vào cập bến được, phố
cảng Thanh Hà dần dần bị tàn lụi, những thương nhân Hoa Kiều
phải dời đến những vùng khác để sinh sống. Theo tư liệu thì một bộ
phận dời lên Bao Vinh liền kề với Thanh Hà lập phố mới, còn một
bộ phận dời lên phố Gia Hội (nay là Chi Lăng, Bạch Đằng).
Hiện nay Bao Vinh còn dáng dấp của một khu phố cổ với gần
20 nóc nhà của người Hoa còn được bảo lưu, phảng phất bóng dáng
của phố cổ Thanh Hà xưa cũ. Chứng tích cảng Thanh Hà còn lại là
một cồn nhỏ diện tích 10 mẫu chạy dài từ Minh Hương về tới Triều
Sơn Nam.
Làng Minh Hương
Vào giữa thế kỷ XVII, cuộc chiến tranh giữa nhà Thanh vàhậu duệ nhà Minh ở Trung Quốc xảy ra quyết liệt. Một số quan
tướng triều Minh sau khi thất bại không chịu thần phục vương triều
mới, tìm cách di tản ra nước ngoài, tạo ra một làn sóng nhập cư ồ ạt
của người Hoa đến các nước Đông Nam Á, trong đó có Đàng Trong
thời các chúa Nguyễn.
Trong những năm 1645 đến 1862, các cựu thần nhà Minh như
Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên, Mạc Cửu, đã đến Đàng
Trong với trên 60 chiếc thuyền lớn và hơn 50.000 người, trong đó
một số đã đến Thanh Hà. Với nguyện vọng tha thiết muốn định cư
vĩnh viễn trên quê hương thứ hai, tự nguyện nhập tịch Việt, các chúa
Nguyễn đã cho phép những người Hoa này định cư ở những phố
riêng, lập thành xóm Minh Hương, có tên “Minh Hương xã Thanh
Hà phố”. Hiện nay dân làng Minh Hương gồm các họ Trần Tiễn,
Nhan Đại, Lâm, Lưu, Lê, Lý, Hồng, Hoàng, Cam.
Khi những Hoa kiều mới vào xin định cư lập nghiệp, họ
đã sống chung cùng với người Việt ở đây. Người Minh Hương
luôn có ý thức trong sự nghiệp làm giàu từ bàn tay trắng. Từ ý
thức đó, họ dần dần ổn định vị thế của mình, và hình thành nên
những tập đoàn thương gia Hoa kiều giàu có trong vùng. Họ bắt
đầu dùng tiền của tiến hành những cuộc mua bán ruộng đất. Ký
ức của người Thanh Hà còn nhớ rõ vụ bán đất do một người trong
làng vì cờ bạc, nợ nần, nên mang bán cho Hoa kiều một khoảnh
đất quan trọng ở vị trí mặt tiền của làng nằm ven sông Hương,
nơi được nhân dân chọn xây dựng đình làng. Trong hồ sơ lưu trữ
của làng Minh Hương cũng cho biết, vào năm 1657 (niên hiệu
Thịnh Đức thứ 5 đời vua Lê Thần Tông), chúa Nguyễn Phúc Tần
thi ân cho lập phố tại điền thổ thuộc làng Thanh Hà và Địa Linh
1 mẫu 2 sào 5 thước 4 tấc, đó chính là cái rốn đất nổi tiếng của
phố Thanh Hà. Theo một niên biểu tạm chấp nhận được, năm
1685 Hoa thương lập Thiên Hậu Cung (còn gọi là Chùa Bà) ngay
trên địa điểm cư trú, buôn bán của mình để làm nơi tế tự cho các
Hoa kiều, và cũng lấy nó làm mốc giới phía bắc cho phố Thanh
Hà ngày trước. Bên cạnh Thiên Hậu Cung đồ sộ của người Minh
Hương, lại có đình làng Thanh Hà, dấu vết kiến trúc xưa nhất,
là mảnh đất thánh của dân làng Thanh Hà còn lại. Về phía nam
của làng Minh Hương, giáp với đất Địa Linh, có bãi đất được lưu
truyền là chợ Thanh Hà.
Tất cả những dẫn liệu trên cho phép chúng ta kết luận rằng
đất của làng Minh Hương chủ yếu là đất Thanh Hà và một ít đất của
làng Địa Linh. Điều đó cắt nghĩa vì sao Thanh Hà ngày nay chỉ còn
lại một xóm nhỏ, khiêm tốn ẩn mình sau lũy tre làng Minh Hương.
Sau khi mua đất của làng Thanh Hà, Địa Linh lập phố, Hoa
thương lập Đền thờ Quan Thánh (còn gọi là Chùa Ông) ở vị trí phía
nam của phố để làm đền thờ chung, và cũng lấy đó làm mốc giới cho
phần đất của mình. Chùa Ông bấy giờ thuộc làng Địa Linh sau lần
thưa kiện thắng lợi của dân làng dưới thời Tây Sơn.
Người Hoa đến Minh Hương chủ yếu từ các tỉnh nam Trung
Hoa như Quảng Đông, Phúc Kiến. Trên những chiếc Long Đỉnh
được làm vào năm Càn Long thứ 45 đời nhà Thanh (1780) đặt tại
sân Chùa Ông, những ghi chú đã cho biết họ vốn từ các phủ Quỳnh
Châu và Triều Châu đến đây lập nghiệp. Trong các ngôi nhà dọc
ở Chùa Bà còn bảo lưu câu đối cũng cho chúng ta biết rõ hơn về
những cư dân này: họ ở Quỳnh Châu, Triều Châu, Quảng Châu đến
lập nghiệp.
Theo sự ghi chép trong gia phả của họ Trần tại thôn Minh
Thanh, đây là họ có mặt sớm nhất trên đất làng Minh Hương. Nói
đúng hơn, họ Trần là Tiền Khai canh Hậu Khai khẩn làng Minh
Hương, theo gia phả được soạn thảo vào mùa thu năm Kỷ Sửu
(1949). Nội dung gia phả họ Trần có ghi đấng Thủy tổ và Nhị Thế
tổ nguyên từ đất Đại Thanh kế tiếp qua Đại Nam. Ngài Thủy tổ Trần
Dương Thuần sinh ngày 12 tháng 8 năm Vạn Lịch thứ 39 đời nhà
Minh (1611), nguyên tịch Đại Minh tỉnh Phúc Kiến, phủ Thương
Châu, huyện Long Khê, xã Ngọc Châu Thượng; mất ngày 12 tháng
4 năm Mậu Thìn đời nhà Thanh năm Khang Hy thứ 27 (1688). Đời
thứ 7 Văn Nghị Công Trần Tiễn Thành làm quan dưới triều Nguyễn
là một trong tứ trụ triều đình thời vua Tự Đức. Trong gia phả có
đoạn ghi: “Làng Minh Hương ta nguyên trước không có ruộng công,
để chi dụng việc làng, mỗi khi có tế lễ, Ông (tức Trần Tiễn Thành)
đã quyên bổng mua ruộng sung cúng, cả thảy 37 mẫu (tại làng Hòa
An 21 mẫu, tại làng An Quán 10 mẫu, tại làng Triều Thủy 6 mẫu,
đặt làm Hương hỏa tư điền của chùa Thiên Hậu Thánh Mẫu”. Về
sau năm Bảo Đại thứ 2 (1927) dân làng Minh Hương truy niệm công
đức Ngài Trần Tiễn Thành và lập miếu thờ.
Tóm lại, làng Minh Hương cách phía bắc thành phố Huế 3km.
Theo đối chiếu vào gia phả và các sự kiện lịch sử trung đại, đây là
một làng được thành lập vào khoảng giữa thế kỷ XVII. Lúc đầu làng
lấy tên là Đại Minh khách phố hay “Đại Minh khách thuộc Thanh
Hà phố”. Đây là một cảng thị, một khu vực buôn bán nổi tiếng tại
miền Thuận Hóa trong khoảng thế kỉ XVII-XVIII.
Như vậy, sự hình thành làng Minh Thanh gắn liền với sự hình
thành hai làng Thanh Hà và Minh Hương. Xét về thời gian Thanh
Hà được thành lập vào khoảng giữa thế kỷ XVI, cư dân đầu tiên cư
ngụ lập làng đều có nguồn gốc Thanh Hóa, Nghệ An. Đối với làng
Minh Hương nguồn gốc dân cư đều từ các tỉnh ven biển nam Trung
Hoa như Quảng Đông, Phúc Kiến qua sinh sống ở Đàng Trong và
thành lập làng Minh Hương vào khoảng giữa thế kỷ XVII. Cả hai
làng Thanh Hà và Minh Hương từ năm 1962 đến nay đã được hợp
nhất thành làng Minh Thanh.
(trích Văn hóa - lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận và quan hệ với bên ngoài)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét