Bao Vinh được bao bọc bởi hệ thống sông Hương phía đông,
sông Đào phía đông nam, bên kia bờ sông Hương đối diện với Bao
Vinh là ốc đảo Phú Mậu, xa xa về phía hạ lưu là cồn nổi Triều Sơn
và cồn bé Minh Thanh. Những yếu tố thiên nhiên có sẵn, kết hợp với
những yếu tố do con người tạo ra làm cho Bao Vinh trở thành cảng
thương mại, buôn bán của đô thành Phú Xuân dưới thời chúa Nguyễn.
Phố cảng Bao Vinh năm 1920 (Ảnh tư liệu)
Làng Bao Vinh có từ khoảng thế kỷ XV, gồm các tộc cư trú là
Phạm, Ngô, Lê; và sau đó có các dòng họ người Việt gốc Hoa như
họ Âu, họ Vĩnh, họ Vương...
Ngoài ba họ “tiền khai canh, hậu khai khẩn” trên, về sau thêm
phái họ Nguyễn (trong thập nhị tôn phái). Theo gia phả phái nhì là
họ Nguyễn Viện (người giữ gia phả là ông Nguyễn Bích), tính đến
nay đã qua 10 đời. Ngài Thủy tổ Nguyễn Văn Nhiệt quê quán Thanh
Hóa vào lập nghiệp. Sau này khi Bao Vinh trở thành trung tâm buôn
bán dưới thời Nguyễn, thì hàng loạt cư dân các vùng phụ cận ở Thừa
Thiên, Quảng Trị cũng như từ các tỉnh khác đến lập nghiệp.
Con cháu ba họ Phạm, Ngô, Lê và 12 phái được xem là dân
chính cư cũng đều được hưởng quyền lợi ruộng đất công của làng.
Trước đây, sự phân chia đất đai trong làng được tiến hành theo tỷ
lệ 3/2, tức là mỗi người trong ba họ chính được nhận 3 sào còn mỗi người trong 12 phái được nhận 2 sào. Tỷ lệ này được phá bỏ kể từ
sau năm 1945.
(trích Văn hóa - lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận và quan hệ với bên ngoài)
sông Đào phía đông nam, bên kia bờ sông Hương đối diện với Bao
Vinh là ốc đảo Phú Mậu, xa xa về phía hạ lưu là cồn nổi Triều Sơn
và cồn bé Minh Thanh. Những yếu tố thiên nhiên có sẵn, kết hợp với
những yếu tố do con người tạo ra làm cho Bao Vinh trở thành cảng
thương mại, buôn bán của đô thành Phú Xuân dưới thời chúa Nguyễn.
Phố cảng Bao Vinh năm 1920 (Ảnh tư liệu)
Làng Bao Vinh có từ khoảng thế kỷ XV, gồm các tộc cư trú là
Phạm, Ngô, Lê; và sau đó có các dòng họ người Việt gốc Hoa như
họ Âu, họ Vĩnh, họ Vương...
Ngoài ba họ “tiền khai canh, hậu khai khẩn” trên, về sau thêm
phái họ Nguyễn (trong thập nhị tôn phái). Theo gia phả phái nhì là
họ Nguyễn Viện (người giữ gia phả là ông Nguyễn Bích), tính đến
nay đã qua 10 đời. Ngài Thủy tổ Nguyễn Văn Nhiệt quê quán Thanh
Hóa vào lập nghiệp. Sau này khi Bao Vinh trở thành trung tâm buôn
bán dưới thời Nguyễn, thì hàng loạt cư dân các vùng phụ cận ở Thừa
Thiên, Quảng Trị cũng như từ các tỉnh khác đến lập nghiệp.
Con cháu ba họ Phạm, Ngô, Lê và 12 phái được xem là dân
chính cư cũng đều được hưởng quyền lợi ruộng đất công của làng.
Trước đây, sự phân chia đất đai trong làng được tiến hành theo tỷ
lệ 3/2, tức là mỗi người trong ba họ chính được nhận 3 sào còn mỗi người trong 12 phái được nhận 2 sào. Tỷ lệ này được phá bỏ kể từ
sau năm 1945.
(trích Văn hóa - lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận và quan hệ với bên ngoài)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét