Dưới thời nhà Lê thế kỷ XV, xã La Khê có tên trong 67 xã thuộc
huyện Tư Vinh, nằm trong địa phận Hóa Châu và một trong 5 huyện
thuộc phủ Triệu Phong. Năm 1558, Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng
vào trấn thủ Thuận Hóa, làng La Khê nằm trong tổng Mậu Tài huyện
Phú Vang. Từ 1818-1820, La Khê sáp nhập vào tổng Vi Dã.
La Khê trước đây có tên gọi là La Khê Bột, đến năm 1976
đổi thành La Khê. Theo nhân dân địa phương, làng La Khê vốn có
năm làng khác nhau nhưng cùng chung một gốc. Đó là La Khê Bột
(xã Hương Vinh), La Khê Trẹm (xã Hương Thọ), La Khê Bình Lai
Bãi (xã Hương Thọ), La Khê Châu Ê (xã Thủy Bằng), La Khê Truồi
(huyện Phú Lộc).
Làng La Khê nằm giữa cánh đồng với những thửa ruộng nối
liền nhau bất tận. Đường làng dẫn từ đường cái lớn tỉnh lộ 4 chạy
thẳng rồi xuyên qua cổng làng, không chỉ có một trục mà được tách
ra nhiều nhánh, mỗi nhánh đi vào một xóm, chung quanh làng có
luỹ tre xanh bao bọc. Làng La Khê còn có hai con hói: hói Đường
Quan chạy dài từ làng Tri Lễ chảy qua làng La Khê, hói Cồn Bù có
chín khúc cong, ôm choàng lấy thôn La Khê. Những con hói nầy
vừa phục vụ nước sinh hoạt hàng ngày của người dân, đồng thời là
nguồn nước tưới cho đồng ruộng.
Dân cư La Khê sinh sống theo nhiều ngành nghề khác nhau,
đông nhất là làm nghề nông, rồi nghề thủ công nghiệp truyền thống
(nghề mộc dân dụng, nghề cẩn xà cừ...), số còn lại làm nề, may,
buôn bán hàng rong.
Có hai mươi họ tộc cư ngụ ở làng La Khê, gồm Trần, Nguyễn
Công, Lê, Trịnh, Hồ (hai họ Trịnh, Hồ sau đó vô tự), Trương Duy,
Huỳnh, Võ, Cung Trọng, Nguyễn Thượng, Phan Văn, Lương Văn,
Nguyễn Văn, Hồ, Nguyễn Văn (trước đó chữ lót là Nguyễn Đạm),
Trần Quang, Nguyễn Thanh, Đỗ Văn, Đặng.
Ngoài họ khai canh là Trần và khai khẩn là Nguyễn Công và
họ Lê, còn có 17 họ khác tụ cư ở đây trong nhiều thế kỷ. Tất cả đều
là dân chính cư, cũng được hưởng quyền lợi về ruộng đất như các
họ khác của làng.
Ở La Khê còn có một dòng họ người Việt gốc Hoa là họ Cung.
Ngài Thủy tổ họ Cung là Cung Văn Minh, quê quán tại huyện Phan
Ngung, tỉnh Quảng Đông. Trước đây họ Cung ở tại làng Minh
Hương, về sau dời vào làng La Khê cư ngụ, ước tính cho đến nay họ
Cung đã qua 18 đời ở vùng đất này.
Ngày nay, tại chính điện đình làng La Khê thờ 3 họ “Tiền
khai canh, Hậu khai khẩn” là Trần, Lê, Nguyễn Công thần, với các
sắc phong:
“Dực Bảo Trung hưng Linh phò Bổn thổ Khai canh Trần Đại
lang Tôn thần”.
“Dực Bảo Trung hưng Linh phò Khai khẩn tự lập Gia Tằng
Đoan túc Lê Đại lang Tôn thần”.
“Dực Bảo Trung hưng Linh phò Lê Triều, Đô chỉ huy sứ Thiên
sự Nguyễn Phủ Nguyên Tôn thần”.
Ngoài án chính, hai bên tả hữu là án thờ 17 họ khác của làng.
Dân cư ngày nay tại làng La Khê sinh sống tập trung trong 4
xóm: Xóm Đình Ngụ, Xóm Trung, Xóm Giữa, Xóm Rảo (nay thuộc
thôn Minh Thanh).
(trích Văn hóa - lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận và quan hệ với bên ngoài)
huyện Tư Vinh, nằm trong địa phận Hóa Châu và một trong 5 huyện
thuộc phủ Triệu Phong. Năm 1558, Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng
vào trấn thủ Thuận Hóa, làng La Khê nằm trong tổng Mậu Tài huyện
Phú Vang. Từ 1818-1820, La Khê sáp nhập vào tổng Vi Dã.
La Khê trước đây có tên gọi là La Khê Bột, đến năm 1976
đổi thành La Khê. Theo nhân dân địa phương, làng La Khê vốn có
năm làng khác nhau nhưng cùng chung một gốc. Đó là La Khê Bột
(xã Hương Vinh), La Khê Trẹm (xã Hương Thọ), La Khê Bình Lai
Bãi (xã Hương Thọ), La Khê Châu Ê (xã Thủy Bằng), La Khê Truồi
(huyện Phú Lộc).
Làng La Khê nằm giữa cánh đồng với những thửa ruộng nối
liền nhau bất tận. Đường làng dẫn từ đường cái lớn tỉnh lộ 4 chạy
thẳng rồi xuyên qua cổng làng, không chỉ có một trục mà được tách
ra nhiều nhánh, mỗi nhánh đi vào một xóm, chung quanh làng có
luỹ tre xanh bao bọc. Làng La Khê còn có hai con hói: hói Đường
Quan chạy dài từ làng Tri Lễ chảy qua làng La Khê, hói Cồn Bù có
chín khúc cong, ôm choàng lấy thôn La Khê. Những con hói nầy
vừa phục vụ nước sinh hoạt hàng ngày của người dân, đồng thời là
nguồn nước tưới cho đồng ruộng.
Dân cư La Khê sinh sống theo nhiều ngành nghề khác nhau,
đông nhất là làm nghề nông, rồi nghề thủ công nghiệp truyền thống
(nghề mộc dân dụng, nghề cẩn xà cừ...), số còn lại làm nề, may,
buôn bán hàng rong.
Có hai mươi họ tộc cư ngụ ở làng La Khê, gồm Trần, Nguyễn
Công, Lê, Trịnh, Hồ (hai họ Trịnh, Hồ sau đó vô tự), Trương Duy,
Huỳnh, Võ, Cung Trọng, Nguyễn Thượng, Phan Văn, Lương Văn,
Nguyễn Văn, Hồ, Nguyễn Văn (trước đó chữ lót là Nguyễn Đạm),
Trần Quang, Nguyễn Thanh, Đỗ Văn, Đặng.
Ngoài họ khai canh là Trần và khai khẩn là Nguyễn Công và
họ Lê, còn có 17 họ khác tụ cư ở đây trong nhiều thế kỷ. Tất cả đều
là dân chính cư, cũng được hưởng quyền lợi về ruộng đất như các
họ khác của làng.
Ở La Khê còn có một dòng họ người Việt gốc Hoa là họ Cung.
Ngài Thủy tổ họ Cung là Cung Văn Minh, quê quán tại huyện Phan
Ngung, tỉnh Quảng Đông. Trước đây họ Cung ở tại làng Minh
Hương, về sau dời vào làng La Khê cư ngụ, ước tính cho đến nay họ
Cung đã qua 18 đời ở vùng đất này.
Ngày nay, tại chính điện đình làng La Khê thờ 3 họ “Tiền
khai canh, Hậu khai khẩn” là Trần, Lê, Nguyễn Công thần, với các
sắc phong:
“Dực Bảo Trung hưng Linh phò Bổn thổ Khai canh Trần Đại
lang Tôn thần”.
“Dực Bảo Trung hưng Linh phò Khai khẩn tự lập Gia Tằng
Đoan túc Lê Đại lang Tôn thần”.
“Dực Bảo Trung hưng Linh phò Lê Triều, Đô chỉ huy sứ Thiên
sự Nguyễn Phủ Nguyên Tôn thần”.
Ngoài án chính, hai bên tả hữu là án thờ 17 họ khác của làng.
Dân cư ngày nay tại làng La Khê sinh sống tập trung trong 4
xóm: Xóm Đình Ngụ, Xóm Trung, Xóm Giữa, Xóm Rảo (nay thuộc
thôn Minh Thanh).
(trích Văn hóa - lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận và quan hệ với bên ngoài)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét