Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ Lễ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ Lễ. Hiển thị tất cả bài đăng

Vang danh tiếng trống O Thương

(CAO) Dành trọn hơn 40 năm cuộc đời cho nghề làm trống, giờ đây, tiếng trống của bàThương đã gắn bó với đời sống đất Cố Đô và được nhiều người biết đến.

Đến đường Lê Thánh Tôn, thành Phố Huế hỏi thăm đến nhà bà Hồ Thị Thương không ai là không biết đến. Bà Thương là người phụ nữ đang giữ lửa cho nghề làm trống nổi tiếng ở Huế bởi vì chỉ có bà là người phụ nữ làm nghề trống cũng là duy nhất ở Huế.
Bà Thương quê gốc ở làng Thủ Lễ, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bà là con gái của nghệ nhân Hồ Khách, một nhạc công và cũng là nghệ nhân làm trống nổi tiếng dưới triều Nguyễn.

Bà Thương là người phụ nữ đang giữ lửa cho nghề làm trống nổi tiếng ở Huế
Năm bà Thương lên 10 tuổi, bà đã theo mẹ bà học nghề, thấy con gái có vẻ yêu nghề nên sau khi cha mất, mẹ truyền cho con gái kỹ thuật và bí quyết để tạo ra những chiếc trống hay có âm thanh vang dội. Sau bao năm nhằn nhọc suy nghẫm, đây là vốn nghề truyền thống để lại bà Thương không đành lòng nên đã quyết định nối nghiệp. Từ đó, mẹ con bà trở thành hai người phụ nữ duy nhất làm trống. Hồi đó, khách đặt cho sản phẩm của nhà bà là trống "Hai O", ý là chỉ có bà Thương và mẹ cùng làm trống (O: cô, dì - PV).
Bà Thương tâm sự: "Trống được chia thành nhiều loại như trống làng, trống họ, trống trường, trống lân, trống nhạc lễ… mỗi loại mang một âm thanh khác nhau. Trống làng, trống họ, trống trường phải điều chỉnh da vừa để có âm thanh dày. Trống dùng múa lân thì da thường dày nhất vì đánh mạnh và cần âm phát to, rõ.

Bà Thương cũng không nhớ là đã làm bao nhiêu chiếc trống cho khách
Bà Thương cũng không nhớ là đã làm bao nhiêu chiếc trống cho khách. Dủ nhoc nhằn, bà Thương vẫn gắn bó miệt mài, gìn giữ nghề làm trống, bởi cái nghề này đã từng nuôi sống bao thế hệ của gia đình và quan trọng hơn là bà không muốn để cái nghề mang tính văn hóa, truyền thống này bị mai một theo thời gian.
Bà Thương kể: "Hồi đó, chưa có công cụ máy móc để bào xẻ gỗ như bây giờ nên bà cùng mẹ bà phải xẻ gỗ bằng phương pháp thủ công rất vất vả. Cả ngày hai mẹ con chỉ xẻ được hơn chục thanh gỗ dăm từ thân cây mít, bào nhẵn để làm thân trống".
Để có được một chiếc trống hoàn chỉnh phải trải qua ba công đoạn và tỷ mĩ, khéo léo: Làm da, làm tang và bưng trống. 
Công đoạn khó nhất trong nghề làm trống khi bào da, cũng phải chú ý tùy theo loại trống để bào, đây là quyết định độ bền, tuổi thọ của trống. Theo bà Thương, phải sử dụng da trâu cái đem bào hết lớp màng, sau đó ngâm nước, khử mùi, chống thối rồi phơi khô ba nắng, không để da trâu ươn.
Làm thân trống phải dùng gỗ mít do loại gỗ này dẻo, mềm, không bị cong vênh, nứt vỡ. Gỗ được cắt thành nhiều khúc sau đó pha thành từng dăm. Tùy theo kích cỡ của trống mới định ra bao nhiêu dăm, cũng như phải tính toán độ cong và độ dẻo của dăm để khi khép với thân trống vừa khít, không có kẽ hở.
Ngày nay, theo thị hiếu của thị trường, trống được sản xuất hàng loạt bằng máy móc hiện đại, tuy nhiên bà Thương vẫn muốn làm trống theo cách thủ công để giữ lại nghề truyền thống của gia đình cho con cháu sau này.

Một chiếc trống được bà Thương làm
Dành trọn hơn 40 năm cuộc đời cho nghề làm trống, giờ đây, tiếng trống của bàThương đã gắn bó với đời sống đất Cố Đô và được nhiều người biết đến. Đó cũng là kết quả của sự kiên nhẫn của một người phụ nữ đảm đang và giữ lữa cho nghề trống gia truyền.
Nghề làm trống thu nhập không cao, nhưng với lòng yêu nghề, niềm tự hào truyền thống quê hương đã khiến bà Thương gắn bó cuộc đời mình với nghề này chưa bao giờ hối tiếc.
"Tính đến thời điểm hiện tại, Thừa Thiên Huế không có mấy cơ sở làm trống. Những người đam mê như chúng tôi cố gắng giữ gìn và phát huy nghề truyền thống này đến khi nào không còn sức để làm", bà Thương chia sẻ.

hội vật làng Thủ Lễ xuân Ất Mùi

Đến hẹn lại lên, mồng 6 tháng Giêng âm lịch, đông đảo bà con thôn Thủ Lễ (xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cùng du khách khắp mọi miền đất nước lại tụ hội về sân đình xem hội vật của làng.
Đánh trống khai hội vật làng Thủ Lễ xuân Ất Mùi.
Nét đẹp văn hóa truyền thống này đã có từ hàng trăm năm nay, góp thêm sắc xuân cho vùng quê bên phá Tam Giang.
Mở đầu hội vật là tiếng trống khai hội thôi thúc người dân làng Thủ Lễ và du khách gần xa tụ về đình làng cùng vui hội vật.
Để khai hội vật đầu năm, hai đô vật cao niên trong làng cùng lên sới vật biểu diễn các đòn thế điêu luyện thể hiện ý muốn lớp trẻ hôm nay nối tiếp truyền thống thượng võ của quê hương, đồng thời gợi nhắc bề dày lịch sử của hội vật làng Thủ Lễ.
Theo các bậc cao niên trong làng, hội vật Thủ Lễ mồng 6 Tết ra đời từ thời các chúa Nguyễn với mục đích tuyển chọn những thanh niên trai tráng, sức vóc cho nhiệm vụ bảo vệ đát nước. Hội vật còn là ngày hội vui đầu xuân mang ý nghĩa tinh thần rất lớn cho nhân dân của làng.
Hội vật truyền thống làng Thủ Lễ xuân Ất Mùi 2015 có sự tham gia của hơn 70 đô vật thuộc hai lứa tuổi: thiếu niên và thanh niên.
Kể từ khi được khôi phục cách đây hơn 10 năm sau một thời gian gián đoạn, hội vật làng Thủ Lễ đã ghi nhận sự tiến bộ về chất lượng chuyên môn qua từng năm thi đấu. Kinh nghiệm và kỹ chiến thuật thi đấu của các đô vật được nâng lên đáng kể.
 

Những lễ hội xuân truyền thống ở Quảng Điền

Tết đến Xuân về là dịp để người dân vùng đất giàu truyền thống văn hóa huyện Quảng Điền Quảng Điền tái hiện các lễ hội dân gian mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống với nhiều ý nghĩa tâm linh và nhân văn của dân tộc.
Là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, Quảng Điền mang trong mình nhiều dấu ấn văn hóa đặc trưng như hò bã trạo, múa náp, đua ghe truyền thống đặc biết vào những ngày đầu xuân năm mới nhiều lễ hội dân gian mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống với nhiều ý nghĩa tâm lý và nhân văn như vật Thủ Lễ, đu tiên Phước Yên và các hoạt động đặc trưng khác như bài chòi, bóng chuyền cũng như đua ghe cũng được triển khai đều đặn.
Mỗi lễ hội ngày tết ở Quảng Điền có nhiều đặc điểm, thể thức, hình thức thể hiện khác nhau, nhưng có chung ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng bội thu.
Theo Công Cường (TRT