Thành Hóa Châu là một tòa thành có vai trò rất lớn trong lịch sử, chính vì thế nó đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu từ rất sớm của các sử gia.
Các địa danh liên quan đến thành Hóa Châu.
1. Các địa danh liên quan đến thành Hóa Châu được đề cập trong “Ô Châu cận lục”.
- Huyện Đan Điền: Trong tác phẩm “Ô Châu cận lục”, Dương Văn An có đề cập đến địa danh này: “Thành ở huyện Đan Điền, phía Tây có con sông Đan Điền chảy qua. Và có một nhánh nhỏ chảy vào trong thành”2. Theo “Đại Nam nhất thống chí”, phủ Thừa Thiên3, huyện Quảng Điền thời Trần có tên là huyện Trà Kệ4, thuộc châu Hóa, thời Lê Thánh Tông gọi là huyện Đan Điền, thời chúa Nguyễn Hoàng đổi tên thành huyện Quảng Điền. Như vậy, huyện Đan Điền đề cập trong “Ô Châu cận lục” bao gồm phần đất của huyện Quảng Điền và huyện Phong Điền ngày nay.
- Sông Đan Điền: Sách “Ô châu Cận lục”, môn núi sông viết: “Sông Đan Điền là sông lớn của huyện Đan Điền có nguồn rất xa và dòng rất dài. Đền Minh Uy là ngôi cổ miếu khóa chặt ở đầu nguồn, tòa thành Thuận Hóa giữ vững ở cửa sông”5. Sông Đan Điền mà “Ô Châu cận lục” đề cập nay là sông Bồ, bắt nguồn từ hai nhánh sông Rào Trăng và Rào Lô thuộc huyện Phong Điền và một nhánh sông A Roằng, huyện A Lưới. Ba nhánh hợp lưu tại ngã ba xã Phong Sơn, huyện Phong Điền và xuôi dòng về Hương Trà đến Quảng Điền ngang qua phía Tây thành Hóa Châu, hợp lưu với sông Hương tại ngã Ba Sình.
- Sông Kim Trà: Ở môn núi sông trong “Ô châu cận lục” viết: “Tại sông ngã ba, huyện Kim Trà, sản vật gồm gỗ kiền kiền, cây gió, dây mây, mít nài, chiếu mây, trà lưởi sẻ, trái sa lật”6. Sông Kim Trà hiện nay có tên là sông Hương, được tạo thành bởi hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng (còn gọi là ngã ba Tuần thuộc xã Thủy Bằng), nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương. Từ Bằng Lãng sông xuôi dòng qua giữa thành phố Huế, trước mặt kinh thành, hợp lưu với sông Bồ (Đan Điền) tại ngã ba Sình.
- Sông Linh Giang: “Ô châu cận lục”, môn núi sông viết: “Sông Linh Giang do hai nhánh sông Đan Điền và Kim Trà hợp lưu, sông rộng vô ngần, quanh co hữu tình. Phía Tây Nam có đền thờ tứ vị Thánh Nương, có trạm Địa Linh, phía Đông Bắc có chùa Sùng Hóa, có bia Hoằng Phước, còn như nha thự Hiến ty, Phủ huyện, Vệ sở đều nối liền nhau hai bờ tả hữu”. Như vậy, theo “Ô Châu cận lục”, Linh Giang được tính bắt đầu từ ngã Ba Sình, do 2 dòng: Đan Điền (sông Bồ) và Kim Trà (sông Hương) hợp lưu tại ngã ba Sình và xuôi dòng theo hướng Đông Nam trước thành Hóa Châu ra cửa Eo (cửa Thuận An hiện nay), sau cùng đổ ra biển. Ở đây tác giả cho biết, phía Tây Nam có trạm Địa Linh (làng Địa Linh hiện nay thuộc xã Hương Vinh, huyện Hương Trà). Bia Hoằng Phước7 ở phía Đông Bắc. Hoằng Phước là một làng cổ nằm trong 67 làng của huyện Tư Vinh, phủ Triệu Phong; nay là làng Thanh Phước, xã Hương Phong, huyện Hương Trà. Hiện nay, Thanh Phước là một làng nằm ngoài thành Hóa Châu về phía Đông Nam dọc theo ngã ba sông Bồ và sông Hương.
2. Các địa danh có liên quan đến thành Hóa Châu qua truyền thuyết dân gian.
* Các địa danh liên quan đến chữ “Thành”.
Thành ở đây được hiểu là thành quách, mà đối tượng cụ thể là thành Hóa Châu. Ở khu vực xung quanh thành Hóa Châu vẫn còn tồn tại một số địa danh liên quanh đến từ “Thành” như Sông Tiền Thành, sông Thành Trung, sông Tây Thành, sông An Thành, làng Tiền Thành, làng Tây Thành, làng An Thành, làng Thành Trung.
Sông Tiền Thành chảy sát trước chân thành Ngoại ở phía Nam, từ đầu làng Thanh Phước đến đầu làng Tiền Thành ngày nay, cho nên các bậc tiền bối mới đặt cho làng mình là Tiền Thành. Làng Tiền Thành cũng là một trong 59 làng của huyện Đan Điền thời đó, nay thuộc xã Hương Phong, huyện Hương Trà. Hiện nay, làng Tiền Thành nằm dọc sông Tiền Thành, trải dài theo hướng Đông Tây, làng nằm bên ngoài lũy thành Ngoại phía Nam (xem Sơ đồ 1).
Sông Thành Trung: được tính từ cầu Thợ Rèn đến đầu làng Kim Đôi hiện nay, chiều dài của đoạn sông này khoảng 700m, chảy cắt ngang qua thành Hóa Châu, chia làng Thành Trung làm hai nửa, đến đầu làng Kim Đôi nó hợp lưu với sông Tiền Thành tạo thành dòng Kim Đôi và đổ về Quán Cửa, phá Tam Giang. Nhìn trên bản đồ vệ tinh, đoạn sông này rất thẳng, kích thước đều nhau nên chúng tôi nghĩ nó là sông đào chứ không phải sông tự nhiên.
Sông Tây Thành: Được tính từ cầu Thanh Hà đến cầu Tây Thành hiện nay. Sông này ôm sát chân luỹ phía Tây của thành Hoá Châu nên được gọi là sông Tây Thành.
Sông An Thành: Phía trên Ngã Ba Sình có một nhánh sông đào chảy ngang qua làng Thanh Phước và làng An Thành vào sông Tiền Thành để đến cửa thành, dài khoảng 800m, đoạn sông nối giữa sông Bồ và sông Tiền Thành gọi là sông An Thành. Trên bản đồ vệ tinh, đoạn sông này có dạng hình chữ S.
Làng Tây Thành là một làng cổ trong 59 làng của huyện Đan Điền, vị trí làng ở sát lũy thành phía Tây của Hóa Châu, trải dài từ hướng Tây Nam đến góc thành phía Tây Bắc. Vị trí đó thể hiện làng nằm ở phía Tây của Thành cổ cho nên có tên gọi là làng Tây Thành. Làng Tây Thành có 3 họ lớn: Lê, Trần, Huỳnh. Họ Lê là họ lớn nhất và là họ khai canh làng Tây Thành, đến nay đã được 22 đời tương đương trên dưới khoảng 500 năm. Vì thế, có thể làng Tây Thành hình thành vào thế kỷ thứ XV. “Ô châu Cận lục”, môn phong tục có viết: “Làng La Vân có nếp vằn vật, làng Khúc Ốc có thói xướng ca. Lụa Niêm Phò còn thô, vải Thư Chí đã mịn. Lúa má đầy đồng Đông Giả, gái trai tụ ở Tây Thành. Bát Vọng đóng đăng bắt cá, Thủ Lễ đánh cá bằng lưới giăng, Phò Nam giặc lụa nhiều hồ, Lương Cổ xéo dây to như trướng, trai Lại Bằng nhiều kẻ ăn no, gái Đan Lương (tức Phú Lương) khéo lo chóng đói”8.
Làng An Thành là một làng nằm ở vị trí phía Nam của thành Hóa Châu và bao bọc ở một góc phía ngoài của Thành ngoại. Trước năm 1553, địa danh này không có tên trong “Ô châu cận lục”, mãi sau này mới bổ sung vào môn bản đồ của “Ô Châu cận Lục”. Vì thế có thể cho rằng, làng An Thành thành lập sau khi “Ô Châu cận lục” ra đời (1555). Căn cứ vào địa bạ triều Nguyễn, phủ Thừa Thiên, huyện Quảng Điền thì xã An Thành nằm trong tổng An Thành của huyện Đan Điền.
Làng Thành Trung là một làng không có trong “Ô Châu cận lục”, làng nằm gọn trong thành Hóa Châu nên có tên là Thành Trung. Đây là nơi đất cao nhất, thoáng nhất, phong thủy đề huề, có tiền có hậu, phía trước mặt làng là sông, phía sau lưng làng là lũy thành dọc. Tất cả các nhà trong làng đều quay về hướng Đông Nam, một hướng nhà tốt nhất của nhân dân ở miền Trung. Tên gọi Thành Trung thật ra là Thành Trong, nhân dân địa phương gọi “Trung” là “Trong”. Do ngôn ngữ địa phương nên Thành Trong gọi thành Thành Trung, có nghĩa là làng ở trong thành. Căn cứ vào 7 gia phả của các họ lớn ở trong làng là: Họ Đào, Trần Văn, Trần Hữu, Nguyễn Quang, Nguyễn Đình, Nguyễn Đông, Nguyễn Văn thì Họ Đào, Trần Văn, Nguyễn Quang đến nay đã được 19 đời, tương đương khoảng trên dưới 400 năm. Sách “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn viết: “Năm 1471 khi dẫn binh đi bình Chăm mở nước, vua Lê Thánh Tông sai phát thóc Thuận Hóa làm gạo, phục vụ cho cuộc Nam chinh”. Như vậy, vào thời điểm năm 1471, Thành Hóa Châu có thể là kho lương thực và làng Thành Trung không thể hình thành trong thời điểm này được. Trên cơ sở đó Thành Trung có thể hình thành khi thành Hóa Châu không còn chức năng là thành thời bấy giờ. Căn cứ vào các mốc thời điểm trên thì làng Thành Trung có thể hình thành vào thế kỷ thứ XVII.
Ngoài các tên làng liên quan đến từ “Thành”, nhân dân còn gọi: Thiềng Cụt, Thiềng Ngang, Thiềng Dọc. Đấy là những từ ngữ mang tính địa phương: Thiềng có nghĩa là Thành. Thiềng Ngang (Thành Ngang) là lũy thành phía Tây Nam của Thành Nội, dài khoảng 160m. Thiềng Cụt (Thành Cụt) là lũy thành phía Đông Nam của thành Nội, dài khoảng 300m, kéo dài từ góc Tây Nam (nơi bắt góc với Thành Ngang) đến chùa Thành Trung (Kim Thành tự) thì bị cụt, nên nhân dân gọi là Thiềng Cụt. Như vậy, phạm vi thành Nội kéo dài đến đâu? Thành Nội có đủ 4 lũy hay không? Đó là những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu. Thiềng Dọc (Thành Dọc) theo nhân dân địa phương là vòng thành Ngoại. Hiện nay, vòng thành này đã trở thành vòng nghĩa địa bao bọc hai làng Thành Trung và Thủy Điền. Trên thực tế hiện nay, vòng thành Ngoại vẫn còn đủ 4 lũy thành nối nhau.
Ngoài những địa danh trên, qua nghiên cứu thực tế ở địa phương về tên gọi của từng mảnh đất, thửa ruộng trong nội thành và ngoại thành, còn có những tên gọi khác như:
- “Khổn”: Nay là một dải đất cao sát thành Ngoại, chạy dài từ phía Tây cầu Tây Thành đến cửa nước phía Tây Bắc thành Ngoại (cửa Trại), theo nghĩa Hán Nôm thì từ Khổn là lối đi ngoài thành vào cửa cổng thành. Hiện nay, khu vực Khổn là một vòng nghĩa địa ở góc Tây Bắc, phía ngoài lũy thành ngoại.
- “Ngục”: Nay là một khoảnh đất cao nằm ở hướng Tây Nam thành Ngoại cách thành khoảng 200 mét từ khu vực văn phòng HTX Phú Thanh đến hết xóm 1, làng Tây Thành, “Ngục” là ngục tù, có nghĩa là nơi giam cầm phạm nhân. Theo nhân dân địa phương thì ở nơi này đã từng tồn tại trại giam tù nhân nên có tên như vậy.
- “Ruộng Cung”: Nay là một mảnh ruộng có diện tích 4 ha nằm cách lũy thành phía Tây Bắc khoảng 100m. Theo lời của người dân, ngày xưa mảnh ruộng này được cấp cho cung tần mỹ nữ để canh tác nên mới có tên là ruộng Cung (cung có nghĩa là cung tần mỹ nữ)
- “Ruộng Quan”: Nay là thửa ruộng có diện tích 20 ha nằm sát lũy thành phía Tây kéo dài đến sông Thành Trung, chạy dọc theo lũy thành Đông Nam đến làng Thủy Điền, nằm trong phạm vi thành Ngoại. Tại thửa ruộng quan này có một ngôi mộ nằm sát sông Thành Trung, tên là Mả Ngựa Rạng (theo ngôn ngữ địa phương ở miền Trung mã là mộ). Theo truyền thuyết dân gian, ngày xưa có một vị quan được vua cử đến giữ cánh đồng ruộng quan, do đói kém nên nhân dân đã trộm hết lúa thu hoạch được của ruộng quan nên vua lệnh chém đầu cả ông quan và con ngựa rồi chôn tại đó, dân làng nhớ ơn ông đã cùng nhau đắp nên một ngôi mộ to lớn, gọi là Mã Ngựa Rạng (Ngựa là con ngựa, Rạng là tên vị quan).
- “Vùng Cỏ ngựa, Cồn Dê”: Diện tích Cỏ Ngựa khoảng 6000m2, nằm cách lũy thành phía Tây Nam khoảng 600m, vùng đất này có thể là vùng cỏ để ngựa ăn. Vùng Cồn Dê có diện tích 1,2 ha, nằm phía trong thành Ngoại, sát lũy thành phía Tây Bắc. Có thể ngày xưa vùng này dùng để nuôi dê phục vụ cho triều đình nên có tên gọi như vậy.
- “Ruộng chữ Phạn”: Có diện tích 4000m2 nằm sát ngoài thành dọc chạy dài từ cửa thành phía Tây Bắc (cửa Trại) đến cửa thành Đông Bắc (Thủy Đội/Thủy Đột, hay còn gọi là An Vân). Chiều ngang rộng nhất 35m và hẹp nhất 3m. Sau năm 1975, thửa ruộng này được mở theo đường thẳng, dọc lũy thành. “Chữ Phạn” là một loại văn tự cổ được cư dân Champa sử dụng, do dãy ruộng có địa hình ngoằn ngoèo nên nhân dân địa phương đặt tên là ruộng chữ Phạn.
- “Ruộng Cửa Trại”: là một mảnh đất có diện tích khoảng 6000m2, nằm ở vị trí đối diện với cửa Tây Bắc của thành Ngoại, cách cửa thành khoảng 80m về phía Bắc. Đây là một vùng đất rất cao so với các vùng đất khác trong thành ngoại. Cửa Trại có thể là nơi quân lính đóng trại ở đó để bảo vệ cửa thành nên các bậc tiền bối mới đặt tên vùng đất này là Cửa Trại (Cửa là cửa thành, Trại là trại quân).
- “Ruộng Thủy Đột” có diện tích 3 ha nằm ngay ở đầu cửa thành Ngoại phía Đông Bắc, qua khảo sát thông tin từ các vị bô lão thôn Kim Đôi (còn gọi là Sa Đôi), một trong 59 làng cổ của huyện Đan Điền, được biết tên thửa ruộng này trước kia gọi là ruộng Thủy Đội, qua nhiều thế hệ và tiếng nói của địa phương nên gọi thành Thủy Đột. Trên thực địa, mảnh ruộng này nằm ngay ở cửa thành ngoại, nên đây có thể là nơi đội quân thủy neo đậu thuyền. Trong “Ô Châu cận lục”, Dương Văn An đã viết: “Phá phía Bắc, đầm phía Nam, ước muôn ngàn khoảnh, bao bọc bốn mặt đều là sông nước chảy quanh”. Hóa Châu hồi đó chủ yếu đi bằng đường thủy nên có thể đây là nơi đội thủy quân tập trung, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ thành.
- “Quán Cửa” là một cồn đất rất cao so với mặt nước phá, nằm ở cửa sông Kim Đôi, sát phá Tam Giang, cách lũy phía Đông của thành Hóa Châu khoảng 3,5 km về phía Đông, cách cửa Thuận An 4,5 km về phía Đông Nam, là nơi có thể nhìn thấy cả một vùng phá Tam Giang, từ Quảng Ngạn đến cửa Thuận An. Quán tức là quán canh, Cửa tức là cửa sông. Nếu đi bằng đường biển vào cửa Thuận An đến Hóa Châu thì đây là con đường gần nhất. Như vậy, Quán Cửa có thể là Quán Canh Cửa, quản lí một vùng phá Tam Giang từ cửa Thuận An vào thành Hóa Châu. Có thể, ngày xưa ở đây có một đội quân thường trực canh cửa thành từ xa. Hiện nay, khu vực này là khu dân cư thôn Quán Hòa.
Ngoài các địa danh trên, trong vùng nội thành còn có những địa danh mang tên: Kho Thượng, Kho Trung, Kho Hạ, Kho Chéo. Kho Thượng có diện tích 7500m2, Kho Trung có diện tích 4500m2, Kho Hạ có diện tích 4000m2, Kho Chéo có diện tích 2000m2, tất cả 4 kho nối liền nhau từ góc phía Tây thành Nội đến giáp phía Đông làng Thành Trung. Trong sách “Phủ biên Tạp lục”, Lê Quý Đôn viết: “7 năm sau khi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh, năm 1425 nghĩa quân Lam Sơn đánh các thành Tân Bình, Thuận Hóa để thu phục nhân dân”, thế là Tân Bình, Thuận Hóa lại thuộc về ta. Năm 1471, khi dẫn binh đi bình Chăm mở nước vua Lê Thánh Tông sai “phát thóc kho Thuận Hóa làm gạo”. Như vậy, có khả năng trước năm 1425 thành Hóa Châu vẫn còn giữ chức năng thành lũy theo đúng nghĩa của nó và khi Lê Thánh Tông đánh Chiêm Thành, thành Hóa Châu là nơi tích trữ lương thực vì vậy các vị tiền bối mới đặt tên là Kho.
Hầm Voi: Có diện tích 1,5 ha nằm phía bắc cách Thành ngang khoảng 300m, là một vùng trũng so với các vùng gần đó. Theo dân địa phương hầm có nghĩa là vũng lầy và theo truyền thuyết nhân gian kể lại đây là vũng để voi tắm.
Thượng cảng, Hạ cảng: Thượng cảng có diện tích 4,5 ha là một vùng đất cao hơn Hạ cảng khoảng 40cm, cách Hạ cảng bằng một con kênh khoảng 10m, cách vùng “Thủy Đội” khoảng 15m và cách cửa Thành phía Đông Bắc khoảng 100m. Hạ cảng có diện tích 4 ha, là một vùng đất thấp so với Thượng cảng khoảng 40cm, cách cửa thành Đông Bắc 100m. Cách Thượng Cảng một con kênh khoảng 10m và cách vùng Thủy Đội khoảng 20m. Nói chung vùng Thượng cảng, Hạ cảng là một vùng nối liền nhau nằm ở hướng đông bắc cách cửa thành phía đông khoảng 100m (Thượng: trên, cao; Hạ: dưới, thấp; Cảng: là nơi tàu bè giao lưu, trú ngụ, là nơi trao đổi xuất, nhập hàng hóa...). Có thể, đây là vùng ngày xưa Hóa Châu lấy làm cảng để phục vụ cho quan quân châu Hóa.
Cũng như các địa danh khác, mỗi địa danh ở khu vực thành Hóa Châu đều có liên quan đến một dấu ấn nào đó trong lịch sử. Những địa danh đó thường gắn với tên làng, tên ruộng, một mô đất hay một con sông và phản ánh những dấu ấn liên quan đến thành cổ Hóa Châu. Có thể, đây là những địa danh mà các bậc tiền bối nhắc nhở chúng ta ghi nhớ những gì còn lại của một tòa thành cổ mà một thời là trung tâm quân sự - chính trị - kinh tế - văn hóa phát triển mạnh mẽ. Cho đến nay, dù không còn nguyên vẹn, nhưng chúng ta vẫn tự hào trong lòng đất của Quảng Điền một thời, Hóa Châu là phên dậu vững chắc của Đại Việt và cũng là nơi đặt nền móng cho việc mở mang bờ cõi vào phương Nam. Những chiến công lừng lẫy ở Hóa Châu, chắc chắn có sự đóng góp của nhân dân Trà Kệ/Đan Điền thời đó. Một điều làm cho chúng ta nuối tiếc là một “ngôi thành cao trăm trĩ”, là nơi đặt “Nha môn học đô Thừa Phủ của phủ Triệu Phong”, “Nha thự Hiến ti, Phủ huyện, Vệ sở đều nối liền nhau hai bờ tả hữu” cho đến bây giờ không còn một vết tích gì đáng kể trên thực địa. Tuy nhiên, dưới lòng đất Hóa Châu chắc chắn vẫn còn một kho tàng văn hóa đồ sộ, đòi hỏi chúng ta phải đầu tư nghiên cứu, nhất là dưới góc độ khảo cổ học, nhằm khôi phục lại phần nào diện mạo của thành Hoá Châu.
Quảng Thành, tháng 7 năm 2011
N.V.Q - Đ.L
(SH287/01-13)
----------------------------
1. Dương Văn An (2001), Ô Châu cận lục, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr.91.
2. Dương Văn An (2001), Ô Châu cận lục, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr.91.
3. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, phủ Thừa Thiên, tập I và II, bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, Sài Gòn, 1960, tr. 84.
4. Dương Văn An (2001), Ô Châu cận lục, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr.26.
5. Dương Văn An (2001), Ô Châu cận lục, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr.27.
6. Bia Hoằng Phước được đề cập ở đây có thể là để chỉ cho tác phẩm điêu khắc Champa hiện được thờ trong miếu Bà ở làng Thanh Phước.
7. Dương Văn An (2001), Ô Châu cận lục, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr.69.
8. Dương Văn An (2001), Ô Châu cận lục, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr.69.
Trích từ Tạp chí sông Hương , bài viết của bác NGUYỄN VĂN QUẢNG - ĐÀO LÝ
Theo “Ô Châu cận lục” của Dương Văn An, “thành ở địa phận huyện Đan Điền, phía Tây có con sông Đan Điền chảy qua. Sông ấy lại có một nhánh nhỏ chảy vào trong thành. Bên phải sông là nơi đặt nha môn học đô thừa phủ của phủ Triệu Phong. Sông Kim Trà chảy ở phía Nam Kinh thành, phá phía Bắc, đầm phía Nam, ước muôn ngàn khoảnh, bao bọc 4 mặt là sông nước chảy quanh. Thành cao trăm trĩ, sừng sững như đám mây dài. Thế đất tụ tập, thợ trời tạo ra nơi hiểm yếu vậy”1. Hơn 200 năm sau, Lê Quý Đôn khi viết “Phủ biên Tạp lục” đã lấy nó làm tài liệu tham khảo. “Lịch triều Hiến chương Loại chí”, “Đại Nam Nhất thống chí” của triều Nguyễn cũng đã đề cập đến thành Hóa Châu trên cơ sở những thông tin từ “Ô Châu Cận lục”. Từ đó đến nay, thành Hóa Châu vẫn là nơi thu hút các nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử, khảo cổ học trong và ngoài nước với mong muốn làm rõ chức năng, vị trí, chủ nhân và niên đại. Mặc dù được nghiên cứu nhiều, nhưng vấn đề địa danh liên quan đến thành Hóa Châu vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập. Nhằm góp một phần nhỏ trong việc tìm hiểu về thành Hóa Châu, bài viết đề cập đến những địa danh liên quan đến tòa thành này trên cơ sở khảo cứu các nguồn tư liệu cổ và đặc biệt là qua các truyền thuyết dân gian của nhân dân quanh vùng, cũng như qua kết quả khảo sát thực địa.
Sơ đồ thành Hoá Châu và một số địa danh liên quan - Ảnh: Ths. Nguyễn Văn Quảng |
Các địa danh liên quan đến thành Hóa Châu.
1. Các địa danh liên quan đến thành Hóa Châu được đề cập trong “Ô Châu cận lục”.
- Huyện Đan Điền: Trong tác phẩm “Ô Châu cận lục”, Dương Văn An có đề cập đến địa danh này: “Thành ở huyện Đan Điền, phía Tây có con sông Đan Điền chảy qua. Và có một nhánh nhỏ chảy vào trong thành”2. Theo “Đại Nam nhất thống chí”, phủ Thừa Thiên3, huyện Quảng Điền thời Trần có tên là huyện Trà Kệ4, thuộc châu Hóa, thời Lê Thánh Tông gọi là huyện Đan Điền, thời chúa Nguyễn Hoàng đổi tên thành huyện Quảng Điền. Như vậy, huyện Đan Điền đề cập trong “Ô Châu cận lục” bao gồm phần đất của huyện Quảng Điền và huyện Phong Điền ngày nay.
Sông Bồ/Đan Điền - Ảnh: tác giả |
- Sông Đan Điền: Sách “Ô châu Cận lục”, môn núi sông viết: “Sông Đan Điền là sông lớn của huyện Đan Điền có nguồn rất xa và dòng rất dài. Đền Minh Uy là ngôi cổ miếu khóa chặt ở đầu nguồn, tòa thành Thuận Hóa giữ vững ở cửa sông”5. Sông Đan Điền mà “Ô Châu cận lục” đề cập nay là sông Bồ, bắt nguồn từ hai nhánh sông Rào Trăng và Rào Lô thuộc huyện Phong Điền và một nhánh sông A Roằng, huyện A Lưới. Ba nhánh hợp lưu tại ngã ba xã Phong Sơn, huyện Phong Điền và xuôi dòng về Hương Trà đến Quảng Điền ngang qua phía Tây thành Hóa Châu, hợp lưu với sông Hương tại ngã Ba Sình.
- Sông Kim Trà: Ở môn núi sông trong “Ô châu cận lục” viết: “Tại sông ngã ba, huyện Kim Trà, sản vật gồm gỗ kiền kiền, cây gió, dây mây, mít nài, chiếu mây, trà lưởi sẻ, trái sa lật”6. Sông Kim Trà hiện nay có tên là sông Hương, được tạo thành bởi hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng (còn gọi là ngã ba Tuần thuộc xã Thủy Bằng), nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương. Từ Bằng Lãng sông xuôi dòng qua giữa thành phố Huế, trước mặt kinh thành, hợp lưu với sông Bồ (Đan Điền) tại ngã ba Sình.
- Sông Linh Giang: “Ô châu cận lục”, môn núi sông viết: “Sông Linh Giang do hai nhánh sông Đan Điền và Kim Trà hợp lưu, sông rộng vô ngần, quanh co hữu tình. Phía Tây Nam có đền thờ tứ vị Thánh Nương, có trạm Địa Linh, phía Đông Bắc có chùa Sùng Hóa, có bia Hoằng Phước, còn như nha thự Hiến ty, Phủ huyện, Vệ sở đều nối liền nhau hai bờ tả hữu”. Như vậy, theo “Ô Châu cận lục”, Linh Giang được tính bắt đầu từ ngã Ba Sình, do 2 dòng: Đan Điền (sông Bồ) và Kim Trà (sông Hương) hợp lưu tại ngã ba Sình và xuôi dòng theo hướng Đông Nam trước thành Hóa Châu ra cửa Eo (cửa Thuận An hiện nay), sau cùng đổ ra biển. Ở đây tác giả cho biết, phía Tây Nam có trạm Địa Linh (làng Địa Linh hiện nay thuộc xã Hương Vinh, huyện Hương Trà). Bia Hoằng Phước7 ở phía Đông Bắc. Hoằng Phước là một làng cổ nằm trong 67 làng của huyện Tư Vinh, phủ Triệu Phong; nay là làng Thanh Phước, xã Hương Phong, huyện Hương Trà. Hiện nay, Thanh Phước là một làng nằm ngoài thành Hóa Châu về phía Đông Nam dọc theo ngã ba sông Bồ và sông Hương.
2. Các địa danh có liên quan đến thành Hóa Châu qua truyền thuyết dân gian.
* Các địa danh liên quan đến chữ “Thành”.
Thành ở đây được hiểu là thành quách, mà đối tượng cụ thể là thành Hóa Châu. Ở khu vực xung quanh thành Hóa Châu vẫn còn tồn tại một số địa danh liên quanh đến từ “Thành” như Sông Tiền Thành, sông Thành Trung, sông Tây Thành, sông An Thành, làng Tiền Thành, làng Tây Thành, làng An Thành, làng Thành Trung.
Sông Tiền Thành chảy sát trước chân thành Ngoại ở phía Nam, từ đầu làng Thanh Phước đến đầu làng Tiền Thành ngày nay, cho nên các bậc tiền bối mới đặt cho làng mình là Tiền Thành. Làng Tiền Thành cũng là một trong 59 làng của huyện Đan Điền thời đó, nay thuộc xã Hương Phong, huyện Hương Trà. Hiện nay, làng Tiền Thành nằm dọc sông Tiền Thành, trải dài theo hướng Đông Tây, làng nằm bên ngoài lũy thành Ngoại phía Nam (xem Sơ đồ 1).
Sông Thành Trung: được tính từ cầu Thợ Rèn đến đầu làng Kim Đôi hiện nay, chiều dài của đoạn sông này khoảng 700m, chảy cắt ngang qua thành Hóa Châu, chia làng Thành Trung làm hai nửa, đến đầu làng Kim Đôi nó hợp lưu với sông Tiền Thành tạo thành dòng Kim Đôi và đổ về Quán Cửa, phá Tam Giang. Nhìn trên bản đồ vệ tinh, đoạn sông này rất thẳng, kích thước đều nhau nên chúng tôi nghĩ nó là sông đào chứ không phải sông tự nhiên.
Sông Tây Thành: Được tính từ cầu Thanh Hà đến cầu Tây Thành hiện nay. Sông này ôm sát chân luỹ phía Tây của thành Hoá Châu nên được gọi là sông Tây Thành.
Sông An Thành: Phía trên Ngã Ba Sình có một nhánh sông đào chảy ngang qua làng Thanh Phước và làng An Thành vào sông Tiền Thành để đến cửa thành, dài khoảng 800m, đoạn sông nối giữa sông Bồ và sông Tiền Thành gọi là sông An Thành. Trên bản đồ vệ tinh, đoạn sông này có dạng hình chữ S.
Làng Tây Thành là một làng cổ trong 59 làng của huyện Đan Điền, vị trí làng ở sát lũy thành phía Tây của Hóa Châu, trải dài từ hướng Tây Nam đến góc thành phía Tây Bắc. Vị trí đó thể hiện làng nằm ở phía Tây của Thành cổ cho nên có tên gọi là làng Tây Thành. Làng Tây Thành có 3 họ lớn: Lê, Trần, Huỳnh. Họ Lê là họ lớn nhất và là họ khai canh làng Tây Thành, đến nay đã được 22 đời tương đương trên dưới khoảng 500 năm. Vì thế, có thể làng Tây Thành hình thành vào thế kỷ thứ XV. “Ô châu Cận lục”, môn phong tục có viết: “Làng La Vân có nếp vằn vật, làng Khúc Ốc có thói xướng ca. Lụa Niêm Phò còn thô, vải Thư Chí đã mịn. Lúa má đầy đồng Đông Giả, gái trai tụ ở Tây Thành. Bát Vọng đóng đăng bắt cá, Thủ Lễ đánh cá bằng lưới giăng, Phò Nam giặc lụa nhiều hồ, Lương Cổ xéo dây to như trướng, trai Lại Bằng nhiều kẻ ăn no, gái Đan Lương (tức Phú Lương) khéo lo chóng đói”8.
Làng An Thành là một làng nằm ở vị trí phía Nam của thành Hóa Châu và bao bọc ở một góc phía ngoài của Thành ngoại. Trước năm 1553, địa danh này không có tên trong “Ô châu cận lục”, mãi sau này mới bổ sung vào môn bản đồ của “Ô Châu cận Lục”. Vì thế có thể cho rằng, làng An Thành thành lập sau khi “Ô Châu cận lục” ra đời (1555). Căn cứ vào địa bạ triều Nguyễn, phủ Thừa Thiên, huyện Quảng Điền thì xã An Thành nằm trong tổng An Thành của huyện Đan Điền.
Làng Thành Trung là một làng không có trong “Ô Châu cận lục”, làng nằm gọn trong thành Hóa Châu nên có tên là Thành Trung. Đây là nơi đất cao nhất, thoáng nhất, phong thủy đề huề, có tiền có hậu, phía trước mặt làng là sông, phía sau lưng làng là lũy thành dọc. Tất cả các nhà trong làng đều quay về hướng Đông Nam, một hướng nhà tốt nhất của nhân dân ở miền Trung. Tên gọi Thành Trung thật ra là Thành Trong, nhân dân địa phương gọi “Trung” là “Trong”. Do ngôn ngữ địa phương nên Thành Trong gọi thành Thành Trung, có nghĩa là làng ở trong thành. Căn cứ vào 7 gia phả của các họ lớn ở trong làng là: Họ Đào, Trần Văn, Trần Hữu, Nguyễn Quang, Nguyễn Đình, Nguyễn Đông, Nguyễn Văn thì Họ Đào, Trần Văn, Nguyễn Quang đến nay đã được 19 đời, tương đương khoảng trên dưới 400 năm. Sách “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn viết: “Năm 1471 khi dẫn binh đi bình Chăm mở nước, vua Lê Thánh Tông sai phát thóc Thuận Hóa làm gạo, phục vụ cho cuộc Nam chinh”. Như vậy, vào thời điểm năm 1471, Thành Hóa Châu có thể là kho lương thực và làng Thành Trung không thể hình thành trong thời điểm này được. Trên cơ sở đó Thành Trung có thể hình thành khi thành Hóa Châu không còn chức năng là thành thời bấy giờ. Căn cứ vào các mốc thời điểm trên thì làng Thành Trung có thể hình thành vào thế kỷ thứ XVII.
Ngoài các tên làng liên quan đến từ “Thành”, nhân dân còn gọi: Thiềng Cụt, Thiềng Ngang, Thiềng Dọc. Đấy là những từ ngữ mang tính địa phương: Thiềng có nghĩa là Thành. Thiềng Ngang (Thành Ngang) là lũy thành phía Tây Nam của Thành Nội, dài khoảng 160m. Thiềng Cụt (Thành Cụt) là lũy thành phía Đông Nam của thành Nội, dài khoảng 300m, kéo dài từ góc Tây Nam (nơi bắt góc với Thành Ngang) đến chùa Thành Trung (Kim Thành tự) thì bị cụt, nên nhân dân gọi là Thiềng Cụt. Như vậy, phạm vi thành Nội kéo dài đến đâu? Thành Nội có đủ 4 lũy hay không? Đó là những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu. Thiềng Dọc (Thành Dọc) theo nhân dân địa phương là vòng thành Ngoại. Hiện nay, vòng thành này đã trở thành vòng nghĩa địa bao bọc hai làng Thành Trung và Thủy Điền. Trên thực tế hiện nay, vòng thành Ngoại vẫn còn đủ 4 lũy thành nối nhau.
Ngoài những địa danh trên, qua nghiên cứu thực tế ở địa phương về tên gọi của từng mảnh đất, thửa ruộng trong nội thành và ngoại thành, còn có những tên gọi khác như:
Một phần địa danh Khổn - Ảnh: tác giả |
- “Khổn”: Nay là một dải đất cao sát thành Ngoại, chạy dài từ phía Tây cầu Tây Thành đến cửa nước phía Tây Bắc thành Ngoại (cửa Trại), theo nghĩa Hán Nôm thì từ Khổn là lối đi ngoài thành vào cửa cổng thành. Hiện nay, khu vực Khổn là một vòng nghĩa địa ở góc Tây Bắc, phía ngoài lũy thành ngoại.
Địa danh Ngục - Ảnh: tác giả |
- “Ngục”: Nay là một khoảnh đất cao nằm ở hướng Tây Nam thành Ngoại cách thành khoảng 200 mét từ khu vực văn phòng HTX Phú Thanh đến hết xóm 1, làng Tây Thành, “Ngục” là ngục tù, có nghĩa là nơi giam cầm phạm nhân. Theo nhân dân địa phương thì ở nơi này đã từng tồn tại trại giam tù nhân nên có tên như vậy.
Ruộng Cung - Ảnh: tác giả |
- “Ruộng Cung”: Nay là một mảnh ruộng có diện tích 4 ha nằm cách lũy thành phía Tây Bắc khoảng 100m. Theo lời của người dân, ngày xưa mảnh ruộng này được cấp cho cung tần mỹ nữ để canh tác nên mới có tên là ruộng Cung (cung có nghĩa là cung tần mỹ nữ)
Ruộng Quan - Ảnh: tác giả |
- “Ruộng Quan”: Nay là thửa ruộng có diện tích 20 ha nằm sát lũy thành phía Tây kéo dài đến sông Thành Trung, chạy dọc theo lũy thành Đông Nam đến làng Thủy Điền, nằm trong phạm vi thành Ngoại. Tại thửa ruộng quan này có một ngôi mộ nằm sát sông Thành Trung, tên là Mả Ngựa Rạng (theo ngôn ngữ địa phương ở miền Trung mã là mộ). Theo truyền thuyết dân gian, ngày xưa có một vị quan được vua cử đến giữ cánh đồng ruộng quan, do đói kém nên nhân dân đã trộm hết lúa thu hoạch được của ruộng quan nên vua lệnh chém đầu cả ông quan và con ngựa rồi chôn tại đó, dân làng nhớ ơn ông đã cùng nhau đắp nên một ngôi mộ to lớn, gọi là Mã Ngựa Rạng (Ngựa là con ngựa, Rạng là tên vị quan).
Mã Ngựa Rạng - Ảnh: tác giả |
- “Vùng Cỏ ngựa, Cồn Dê”: Diện tích Cỏ Ngựa khoảng 6000m2, nằm cách lũy thành phía Tây Nam khoảng 600m, vùng đất này có thể là vùng cỏ để ngựa ăn. Vùng Cồn Dê có diện tích 1,2 ha, nằm phía trong thành Ngoại, sát lũy thành phía Tây Bắc. Có thể ngày xưa vùng này dùng để nuôi dê phục vụ cho triều đình nên có tên gọi như vậy.
Ruộng chữ Phạn - Ảnh: tác giả |
- “Ruộng chữ Phạn”: Có diện tích 4000m2 nằm sát ngoài thành dọc chạy dài từ cửa thành phía Tây Bắc (cửa Trại) đến cửa thành Đông Bắc (Thủy Đội/Thủy Đột, hay còn gọi là An Vân). Chiều ngang rộng nhất 35m và hẹp nhất 3m. Sau năm 1975, thửa ruộng này được mở theo đường thẳng, dọc lũy thành. “Chữ Phạn” là một loại văn tự cổ được cư dân Champa sử dụng, do dãy ruộng có địa hình ngoằn ngoèo nên nhân dân địa phương đặt tên là ruộng chữ Phạn.
Ruộng Cửa Trại - Ảnh: tác giả |
- “Ruộng Cửa Trại”: là một mảnh đất có diện tích khoảng 6000m2, nằm ở vị trí đối diện với cửa Tây Bắc của thành Ngoại, cách cửa thành khoảng 80m về phía Bắc. Đây là một vùng đất rất cao so với các vùng đất khác trong thành ngoại. Cửa Trại có thể là nơi quân lính đóng trại ở đó để bảo vệ cửa thành nên các bậc tiền bối mới đặt tên vùng đất này là Cửa Trại (Cửa là cửa thành, Trại là trại quân).
Khu vực Thuỷ Đột/Thuỷ Đội - Ảnh: tác giả |
- “Ruộng Thủy Đột” có diện tích 3 ha nằm ngay ở đầu cửa thành Ngoại phía Đông Bắc, qua khảo sát thông tin từ các vị bô lão thôn Kim Đôi (còn gọi là Sa Đôi), một trong 59 làng cổ của huyện Đan Điền, được biết tên thửa ruộng này trước kia gọi là ruộng Thủy Đội, qua nhiều thế hệ và tiếng nói của địa phương nên gọi thành Thủy Đột. Trên thực địa, mảnh ruộng này nằm ngay ở cửa thành ngoại, nên đây có thể là nơi đội quân thủy neo đậu thuyền. Trong “Ô Châu cận lục”, Dương Văn An đã viết: “Phá phía Bắc, đầm phía Nam, ước muôn ngàn khoảnh, bao bọc bốn mặt đều là sông nước chảy quanh”. Hóa Châu hồi đó chủ yếu đi bằng đường thủy nên có thể đây là nơi đội thủy quân tập trung, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ thành.
Khu vực Quán Cửa - Ảnh: tác giả |
- “Quán Cửa” là một cồn đất rất cao so với mặt nước phá, nằm ở cửa sông Kim Đôi, sát phá Tam Giang, cách lũy phía Đông của thành Hóa Châu khoảng 3,5 km về phía Đông, cách cửa Thuận An 4,5 km về phía Đông Nam, là nơi có thể nhìn thấy cả một vùng phá Tam Giang, từ Quảng Ngạn đến cửa Thuận An. Quán tức là quán canh, Cửa tức là cửa sông. Nếu đi bằng đường biển vào cửa Thuận An đến Hóa Châu thì đây là con đường gần nhất. Như vậy, Quán Cửa có thể là Quán Canh Cửa, quản lí một vùng phá Tam Giang từ cửa Thuận An vào thành Hóa Châu. Có thể, ngày xưa ở đây có một đội quân thường trực canh cửa thành từ xa. Hiện nay, khu vực này là khu dân cư thôn Quán Hòa.
Ngoài các địa danh trên, trong vùng nội thành còn có những địa danh mang tên: Kho Thượng, Kho Trung, Kho Hạ, Kho Chéo. Kho Thượng có diện tích 7500m2, Kho Trung có diện tích 4500m2, Kho Hạ có diện tích 4000m2, Kho Chéo có diện tích 2000m2, tất cả 4 kho nối liền nhau từ góc phía Tây thành Nội đến giáp phía Đông làng Thành Trung. Trong sách “Phủ biên Tạp lục”, Lê Quý Đôn viết: “7 năm sau khi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh, năm 1425 nghĩa quân Lam Sơn đánh các thành Tân Bình, Thuận Hóa để thu phục nhân dân”, thế là Tân Bình, Thuận Hóa lại thuộc về ta. Năm 1471, khi dẫn binh đi bình Chăm mở nước vua Lê Thánh Tông sai “phát thóc kho Thuận Hóa làm gạo”. Như vậy, có khả năng trước năm 1425 thành Hóa Châu vẫn còn giữ chức năng thành lũy theo đúng nghĩa của nó và khi Lê Thánh Tông đánh Chiêm Thành, thành Hóa Châu là nơi tích trữ lương thực vì vậy các vị tiền bối mới đặt tên là Kho.
Hầm Voi: Có diện tích 1,5 ha nằm phía bắc cách Thành ngang khoảng 300m, là một vùng trũng so với các vùng gần đó. Theo dân địa phương hầm có nghĩa là vũng lầy và theo truyền thuyết nhân gian kể lại đây là vũng để voi tắm.
Thượng cảng, Hạ cảng: Thượng cảng có diện tích 4,5 ha là một vùng đất cao hơn Hạ cảng khoảng 40cm, cách Hạ cảng bằng một con kênh khoảng 10m, cách vùng “Thủy Đội” khoảng 15m và cách cửa Thành phía Đông Bắc khoảng 100m. Hạ cảng có diện tích 4 ha, là một vùng đất thấp so với Thượng cảng khoảng 40cm, cách cửa thành Đông Bắc 100m. Cách Thượng Cảng một con kênh khoảng 10m và cách vùng Thủy Đội khoảng 20m. Nói chung vùng Thượng cảng, Hạ cảng là một vùng nối liền nhau nằm ở hướng đông bắc cách cửa thành phía đông khoảng 100m (Thượng: trên, cao; Hạ: dưới, thấp; Cảng: là nơi tàu bè giao lưu, trú ngụ, là nơi trao đổi xuất, nhập hàng hóa...). Có thể, đây là vùng ngày xưa Hóa Châu lấy làm cảng để phục vụ cho quan quân châu Hóa.
Cũng như các địa danh khác, mỗi địa danh ở khu vực thành Hóa Châu đều có liên quan đến một dấu ấn nào đó trong lịch sử. Những địa danh đó thường gắn với tên làng, tên ruộng, một mô đất hay một con sông và phản ánh những dấu ấn liên quan đến thành cổ Hóa Châu. Có thể, đây là những địa danh mà các bậc tiền bối nhắc nhở chúng ta ghi nhớ những gì còn lại của một tòa thành cổ mà một thời là trung tâm quân sự - chính trị - kinh tế - văn hóa phát triển mạnh mẽ. Cho đến nay, dù không còn nguyên vẹn, nhưng chúng ta vẫn tự hào trong lòng đất của Quảng Điền một thời, Hóa Châu là phên dậu vững chắc của Đại Việt và cũng là nơi đặt nền móng cho việc mở mang bờ cõi vào phương Nam. Những chiến công lừng lẫy ở Hóa Châu, chắc chắn có sự đóng góp của nhân dân Trà Kệ/Đan Điền thời đó. Một điều làm cho chúng ta nuối tiếc là một “ngôi thành cao trăm trĩ”, là nơi đặt “Nha môn học đô Thừa Phủ của phủ Triệu Phong”, “Nha thự Hiến ti, Phủ huyện, Vệ sở đều nối liền nhau hai bờ tả hữu” cho đến bây giờ không còn một vết tích gì đáng kể trên thực địa. Tuy nhiên, dưới lòng đất Hóa Châu chắc chắn vẫn còn một kho tàng văn hóa đồ sộ, đòi hỏi chúng ta phải đầu tư nghiên cứu, nhất là dưới góc độ khảo cổ học, nhằm khôi phục lại phần nào diện mạo của thành Hoá Châu.
Quảng Thành, tháng 7 năm 2011
N.V.Q - Đ.L
(SH287/01-13)
----------------------------
1. Dương Văn An (2001), Ô Châu cận lục, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr.91.
2. Dương Văn An (2001), Ô Châu cận lục, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr.91.
3. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, phủ Thừa Thiên, tập I và II, bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, Sài Gòn, 1960, tr. 84.
4. Dương Văn An (2001), Ô Châu cận lục, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr.26.
5. Dương Văn An (2001), Ô Châu cận lục, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr.27.
6. Bia Hoằng Phước được đề cập ở đây có thể là để chỉ cho tác phẩm điêu khắc Champa hiện được thờ trong miếu Bà ở làng Thanh Phước.
7. Dương Văn An (2001), Ô Châu cận lục, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr.69.
8. Dương Văn An (2001), Ô Châu cận lục, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr.69.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét