Lịch sử di dân khai canh lập ấp của người Kinh trên địa bàn Quảng Điền ngày nay được biết rõ vào giữa thế kỷ XIV sau cuộc kháng chiến chống Minh của vua Lê Thái Tổ. Làng thành lập được xác định rõ niên đại đầu tiên trên đất Quảng Điền là Thanh Cần (với tên gốc là Cần Kiệm, đổi lại là Thanh Dương) vào năm 1445. Vị tổ khai canh là Trần Chắt, tiếp đó là các họ Lê, Nguyễn đem theo nghề nấu rượu và làm bún truyền thống từ quê hương Thanh Hóa.
Thêm vài chục năm nữa, sau chiến dịch bình định Đồ Bàn năm 1471 của đại quân Việt do vua Lê Thánh Tông đích thân tổng chỉ huy rải rác từ giữa năm 1471 đến năm 1473, khoảng 31 làng mới đã được thành lập. Đó là Toản Vũ (tức Thành Công) ở dải cát duyên hải phía bờ Đông phá Tam Giang; ven phía tây phá là các làng Hoài Lai xuôi xuống cụm ngũ xã của vùng Sịa, gồm Tráng Liệt (tức Tráng Lực), Thạch Bình, ông Gia (tức An Gia), Phò Lê (tức Khuông Phò), Thủ Lễ. Từ đây theo đường thiên lý vào thành Hóa Châu là các làng Lỗ Xá (Mỹ Xá), Đông Xuyên, Sa Ngạn (Phú Ngạn), Sa Đôi, Kim Đôi, Đan Lương (Phú Lương), Tây Pha (quen đọc Tây Ba, tức Tây Thành), Hà Lương (Thanh Hà), Thủy Điền.
Theo trục bờ bắc sông Bồ là các làng Bái Đáp (Phú Lễ), Hà Cảng, Hạ Lang, Bác Vọng, Bao La, Niêm Phò, Lương Cổ, Phò Nam, Nam Phù, La Vân. Nối liền tuyến đường bộ từ Sịa lên sông Bồ là các làng Vân Căn, Phổ Lại, Sơn Tùng, Đông Lâm, Đức Trọng, Nghĩa Lộ, Cổ Tháp, Nam Bì (Nam Dương).
Như vậy, lổ đổ trên một vùng từ bờ Bắc sông Bồ kéo ra đến ven phá Tam Giang là địa bàn căn bản của Quảng Điền đã được khai phá lập làng trong suốt thế kỷ XV.
Sang thế kỷ XVI, ghi nhận được thêm làng Thiên Tùy (tức Xuân Tùy) thành lập năm Hồng Thuận 4 (1512) do thủy tổ họ Đào là Đào Thông Tri và thủy tổ họ Phạm là Phạm Lô khai phá.
Mô tả thành Hóa Châu, vào năm 1553, soạn giả Dương Văn An đã viết trong Ô Châu Cận Lục: “thành Hóa châu tại địa phận huyện Đan Điền, sông cái chảy từ phía Tây, còn có một nhánh sông con chảy vào trong thành. Bên hữu sông này là nơi đặt nha môn đô ty, thừa ty và học xá phủ Triệu Phong. Sông cái Kim Trà rót về Nam. Phá ở phía Bắc, đầm ở phía Đông, ước ngàn vạn khoảnh, bốn mặt đều là sông nước bao quanh. Tòa thành trăm trĩ bao quanh, sừng sững như đám mây dài. Đó là địa hình tụ hội, thợ trời tạo ra hiểm yếu vây”.
Từ năm 1558 trở đi, năm Nguyễn Hoàng vào làm trấn thủ xứ Thuận Hóa, đóng doanh trại ở Ái Tử, rồi dời sang Trà Bát cho đến khi Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh phủ về Phước Yên, vùng đất này đã bổ sung thêm 11 làng gồm Lãnh Tuyền (tức Lãnh Thủy), Ô Sa, Mạc Da (tức Uất Mậu), Mông Tuyền (tức Mông Dưỡng) An Thành, An Xuân, Thành Trung, Đồng Bào, Phước Yên, Lai Xá, Xuân Tử.
Tiếp theo đó đến thế kỷ XVII, việc chia tách các làng lớn đã hình thành các đơn vị mới, như Bác Vọng Đông, Bác Vọng Tây, Đức Trọng Thượng, Đức Trọng Hạ, Cao Xá Hạ, Thủy Điền Thượng, Thủy Điền Hạ, Đông Lam Thượng, Cương Gián Đông, Cương Gián Tây, Thủy Lập.
Đầu thế kỷ XIX, địa bàn Quảng Điền biệt xuất thêm 2 phường, đó là phường Hà Lạc, phường Hà Bạc thuộc xã Vu Lai.
Cho đến hết đời vua Tự Đức, từ các làng chính lại biệt xuất thêm 5 ấp: Mỹ Hòa, Hà Đồ, An Lộc, Cổ Tháo, Đức Nhận, làng Phong Lai và giáp Lai Trung. Số liệu này được ghi nhận qua Đồng Khánh dư địa chí.
Vào đầu thế kỷ XX, biệt xuất thêm 7 ấp: Tân Mỹ, Tráng Lực Đông, An Cư, An Lạc, Tân Thành, Phú An và Phước Thanh Đông. Trong đó nổi bật là ấp Tân Mỹ, gồm 12 dòng họ quê làng Diêm Hà huyện Gio Linh đã từng ngụ cư tại làng Lãnh Thủy xã Quảng Ngạn, bị biết bao phiền nhiễu, thiệt thòi của dân ngụ cư. Năm 1912, làng đã dâng đơn lên vua Duy Tân, được vua chấp thuận cho biệt ấp, thành lập một đơn vị mới. Số liệu trên đây đã phản ánh trong danh sách làng xã Trung Kỳ, do Viện Văn hóa ấn hành trong thời gian sát trước Cách mạng tháng Tám.
Từ sau 1954, chế độ Việt Nam Cộng Hòa thành lập ở miền Nam, số làng ấp tại Quảng Điền đã gia tăng thêm 3 ấp: Phước Lâm, Phước Lý, Mai Dương. Tuy nhiên do chính quyền thành lập thêm quận Hương Điền, cũng như các quận Vinh Lộc và Nam Hòa, vì thế đã cắt các làng, ấp: Lãnh Thủy, Tân Mỹ, Minh Hương, Cương Gián Đông lập xã Điền Mỹ; các làng ấp Thành Công, An Lộc, Cương Gián Tây lập xã Điền Thành, thuộc quận Hương Điền. Ngày 11/3/1977, Quảng Điền hợp nhất với Phong Điền, Hương Trà thành một huyện Hương Điền.
Từ ngày 20/9/1990 với quyết định số 345 - HĐBT đã điều chỉnh địa giới, tái lập huyện Quảng Điền với 10 xã: Quảng Ngạn, Quảng Công, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Phước, Quảng Vinh, Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Thành với 15.696,97 ha diện tích tự nhiên.
Trần Đại Vinh - Sóng nước tam giang
Thêm vài chục năm nữa, sau chiến dịch bình định Đồ Bàn năm 1471 của đại quân Việt do vua Lê Thánh Tông đích thân tổng chỉ huy rải rác từ giữa năm 1471 đến năm 1473, khoảng 31 làng mới đã được thành lập. Đó là Toản Vũ (tức Thành Công) ở dải cát duyên hải phía bờ Đông phá Tam Giang; ven phía tây phá là các làng Hoài Lai xuôi xuống cụm ngũ xã của vùng Sịa, gồm Tráng Liệt (tức Tráng Lực), Thạch Bình, ông Gia (tức An Gia), Phò Lê (tức Khuông Phò), Thủ Lễ. Từ đây theo đường thiên lý vào thành Hóa Châu là các làng Lỗ Xá (Mỹ Xá), Đông Xuyên, Sa Ngạn (Phú Ngạn), Sa Đôi, Kim Đôi, Đan Lương (Phú Lương), Tây Pha (quen đọc Tây Ba, tức Tây Thành), Hà Lương (Thanh Hà), Thủy Điền.
Theo trục bờ bắc sông Bồ là các làng Bái Đáp (Phú Lễ), Hà Cảng, Hạ Lang, Bác Vọng, Bao La, Niêm Phò, Lương Cổ, Phò Nam, Nam Phù, La Vân. Nối liền tuyến đường bộ từ Sịa lên sông Bồ là các làng Vân Căn, Phổ Lại, Sơn Tùng, Đông Lâm, Đức Trọng, Nghĩa Lộ, Cổ Tháp, Nam Bì (Nam Dương).
Như vậy, lổ đổ trên một vùng từ bờ Bắc sông Bồ kéo ra đến ven phá Tam Giang là địa bàn căn bản của Quảng Điền đã được khai phá lập làng trong suốt thế kỷ XV.
Sang thế kỷ XVI, ghi nhận được thêm làng Thiên Tùy (tức Xuân Tùy) thành lập năm Hồng Thuận 4 (1512) do thủy tổ họ Đào là Đào Thông Tri và thủy tổ họ Phạm là Phạm Lô khai phá.
Mô tả thành Hóa Châu, vào năm 1553, soạn giả Dương Văn An đã viết trong Ô Châu Cận Lục: “thành Hóa châu tại địa phận huyện Đan Điền, sông cái chảy từ phía Tây, còn có một nhánh sông con chảy vào trong thành. Bên hữu sông này là nơi đặt nha môn đô ty, thừa ty và học xá phủ Triệu Phong. Sông cái Kim Trà rót về Nam. Phá ở phía Bắc, đầm ở phía Đông, ước ngàn vạn khoảnh, bốn mặt đều là sông nước bao quanh. Tòa thành trăm trĩ bao quanh, sừng sững như đám mây dài. Đó là địa hình tụ hội, thợ trời tạo ra hiểm yếu vây”.
Từ năm 1558 trở đi, năm Nguyễn Hoàng vào làm trấn thủ xứ Thuận Hóa, đóng doanh trại ở Ái Tử, rồi dời sang Trà Bát cho đến khi Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh phủ về Phước Yên, vùng đất này đã bổ sung thêm 11 làng gồm Lãnh Tuyền (tức Lãnh Thủy), Ô Sa, Mạc Da (tức Uất Mậu), Mông Tuyền (tức Mông Dưỡng) An Thành, An Xuân, Thành Trung, Đồng Bào, Phước Yên, Lai Xá, Xuân Tử.
Tiếp theo đó đến thế kỷ XVII, việc chia tách các làng lớn đã hình thành các đơn vị mới, như Bác Vọng Đông, Bác Vọng Tây, Đức Trọng Thượng, Đức Trọng Hạ, Cao Xá Hạ, Thủy Điền Thượng, Thủy Điền Hạ, Đông Lam Thượng, Cương Gián Đông, Cương Gián Tây, Thủy Lập.
Đầu thế kỷ XIX, địa bàn Quảng Điền biệt xuất thêm 2 phường, đó là phường Hà Lạc, phường Hà Bạc thuộc xã Vu Lai.
Cho đến hết đời vua Tự Đức, từ các làng chính lại biệt xuất thêm 5 ấp: Mỹ Hòa, Hà Đồ, An Lộc, Cổ Tháo, Đức Nhận, làng Phong Lai và giáp Lai Trung. Số liệu này được ghi nhận qua Đồng Khánh dư địa chí.
Vào đầu thế kỷ XX, biệt xuất thêm 7 ấp: Tân Mỹ, Tráng Lực Đông, An Cư, An Lạc, Tân Thành, Phú An và Phước Thanh Đông. Trong đó nổi bật là ấp Tân Mỹ, gồm 12 dòng họ quê làng Diêm Hà huyện Gio Linh đã từng ngụ cư tại làng Lãnh Thủy xã Quảng Ngạn, bị biết bao phiền nhiễu, thiệt thòi của dân ngụ cư. Năm 1912, làng đã dâng đơn lên vua Duy Tân, được vua chấp thuận cho biệt ấp, thành lập một đơn vị mới. Số liệu trên đây đã phản ánh trong danh sách làng xã Trung Kỳ, do Viện Văn hóa ấn hành trong thời gian sát trước Cách mạng tháng Tám.
Từ sau 1954, chế độ Việt Nam Cộng Hòa thành lập ở miền Nam, số làng ấp tại Quảng Điền đã gia tăng thêm 3 ấp: Phước Lâm, Phước Lý, Mai Dương. Tuy nhiên do chính quyền thành lập thêm quận Hương Điền, cũng như các quận Vinh Lộc và Nam Hòa, vì thế đã cắt các làng, ấp: Lãnh Thủy, Tân Mỹ, Minh Hương, Cương Gián Đông lập xã Điền Mỹ; các làng ấp Thành Công, An Lộc, Cương Gián Tây lập xã Điền Thành, thuộc quận Hương Điền. Ngày 11/3/1977, Quảng Điền hợp nhất với Phong Điền, Hương Trà thành một huyện Hương Điền.
Từ ngày 20/9/1990 với quyết định số 345 - HĐBT đã điều chỉnh địa giới, tái lập huyện Quảng Điền với 10 xã: Quảng Ngạn, Quảng Công, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Phước, Quảng Vinh, Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Thành với 15.696,97 ha diện tích tự nhiên.
Trần Đại Vinh - Sóng nước tam giang
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét