Long Hồ Nguyễn Hữu Chung (02-9-1919 - 09-6-2011), trưởng đời 5 Tiền Lê Hậu Nguyễn. Ông sống mẫu mực, coi trọng bằng hữu, đùm bọc xóm làng và hết lòng chăm lo, thương yêu con cháu. Nhiều bài viết, thơ của ông đã đăng trên nhiều báo, tạp chí ngày trước. Các tập Hồi ký viết tay của ông giúp con cháu hiểu thêm không chỉ về một thời kỳ chuyển tiếp trong phả tộc mà còn về biến động lịch sử đất nước.
Việt Minh giao chiến với Nhật. Nhân lúc Nhật hoàng đầu hàng đồng minh do bom nguyên tử Mỹ thả vào hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật. Quân Tàu tràn sang Việt Nam tước khí giới Nhật. Nhật thì lại trao khí giới cho Pháp đánh Việt Minh. Lúc này Việt Minh đánh cả Nhật và Pháp.
Tàu đến xài hai loại bạc: một là quang kim, hai là bạc quốc tế(tàu), cùng với bạc đông dương. Hai lọai bạc cao hạ khác nhau, đổi chác khó khăn trong thời chính phủ Nam triều Bảo Đại. Quân Tàu ô hợp, ốm yếu, đói khát. Có người quá đói ngồi ăn ở quán bún không đứng dậy được, chết luôn.
Tàu đến tước khí giới Nhật nhưng khi Nhật hô tập trung quân để giải giới, giọng lớn, hùng hổ, vậy mà quan Tàu khiếp run.
Thời cơ đến, xa gần dân chúng nổi dậy. Các cơ quan, viên chức nội thành tiếp ứng cuộc khởi nghĩa, phản công. Các đoàn biểu tình kéo đi rầm rộ, có trống, nhạc, múa lân. Ban đêm đèn đuốc sáng choang, rần rật kéo qua lầu Tây hô vang dậy trời, dẫn đến sự thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại.
Tại lầu Ngọ Môn, mùa thu 1945, trời mưa bay. Ba giờ chiều, dân Huế đứng chật đường, cả trên bờ cỏ, trước sau Ngọ Môn. Dưới chiếc áo dài, đầu đội khăn vàng, Hoàng đế Bảo Đại tay bưng ấn kiếm trao lại cho Hội đồng Cách mạng lâm thời, giọng nói của ông khàn khàn như cảm qua ống phát:
“Tôi thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ” (Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy)
Lá cờ vàng chữ Ly đỏ hạ xuống, lá cờ đỏ sao vàng hớn hở kéo lên giữa tiếng súng lệnh xé trời, tiếng hoan hô dậy đất.
Mặt trận Việt Minh phát động phong trào dựng nước, giữ nước dậy khắp Cố đô. Toàn dân hưởng ứng. Mọi tổ chức tôi đều tham gia, gánh vác, bên cạnh có các bạn: Tích (Đò Cồn), Duyệt, Tú (kiệt 3), Đăng, Ẩn (Chùa bà), Minh, Thái (Thanh Bình), Quyền, Giang, Liên (Chi Lăng)…Các trụ sở: Ủy Ban Chi Lăng, Chùa Bà, Kiệt 1. Tôi là đoàn viên Thanh niên cứu quốc, huấn viên Bình dân học vụ, trưởng ban Phòng vệ 1,3, hội viên liên hiệp nghiệp đoàn: trụ sở Trung bộ Tổ Phan Đán, may cờ và áo chiến sĩ, ngày đêm hăng say với nhiệm vụ của mình, tự hào được sống độc lập-tự do, tổ chức thi đua, vượt lên, nhận lảnh nhiều nhiệm vụ trong kháng chiến chống pháp.
Chuyện chính trị quân sự phức tạp: Nhật trói Pháp, Tàu trói Nhật, còn các nơi rộ lên phong trào giải phóng đánh Pháp, đánh Nhật. Sau thời gian lại thấy Tàu, Nhật đứng gác chung với Việt Nam ở góc cầu. Khi Tàu, Nhật rút đi, súng đạn để lại cho Pháp. Pháp tiếp tục làm rối.
Quyết tâm giành chính quyền, quân dân Việt Nam ngày đêm bao vây Pháp từ Đập Đá đến cầu Ga, bờ sông Hương qua An Cựu. Vòng vây ngày càng thu hẹp. Cuối cùng dồn Pháp về Morin, cô lập trên lầu. Pháp tăng thêm quân viện miền Nam (SàiGòn) và đổ bộ tiếp quân đến Huế. Hàng ngày máy bay cánh chuồng (còn gọi là máy bay ông già) của Pháp lượn trên bầu trời thám thính, đem đồ tiếp tế cho Pháp ở vòng vây…
Vừa dồn Pháp, quân dân VN vừa lo thêm phòng tuyến. Chúng tôi đào hầm, giao thông hào dọc bờ sông Hương, từ cầu Tràng Tiền lên cầu Bạch Hổ. Ở phố, đục thủng thành hông từ nhà này qua nhà nọ, thông từ dưới lên để kéo quân, tiếp tế. Đi phía trong nhà tránh được đạn, máy bay, và những đôi mắt dòm ngó của Pháp bên kia lầu. Khu chợ Đông Ba vắng ngắt, dãy nhà cửa đóng then cài. Đường bộ và bến sông lặng phắt như tờ. Thế mà hàng ngàn thanh niên chúng tôi có mặt, chia nhiều đội tự vệ, nhận phận sự, dưới sự bố trí, điều động của Vệ quốc quân, kéo đi trong hầm sâu, ăn ở dưới hầm, trong phố.
Nhân ngày tết Nguyên Đán, các đoàn thể gửi bánh tét, quà tới tuyến trường tấp nập. Tuyến trường không xa, nằm trong vườn hoa thành phố, có bờ đất cao bị nhiều loại đạncày nát, hàng trăm thanh niên xung kích, tự vệ chiến đấu cứ việc ăn và lo đánh giặc. Đêm đêm (đôi khi có ngày) lội qua sông kiếm chát như mấy chú mèo tìm chuột. Số Pháp cố thủ trong một khu nhỏ hẹp tỏ ra sợ sệt, thỉnh thoảng bắn vu vơ phòng ngừa. Thanh niên chơi khăm, lấy lon thùng thiếc lội qua đặt ở bờ thành rồi núp kỹ, cầm dây kéo giựt gây tiếng động khiến Pháp hoảng hốt nổ súng tứ tung. Có khi nép xuống hố rồi đồng thanh hô "Xung phong!"
vang trời, Pháp càng khiếp, bắn xối xả. Thanh niên lấy làm khoái chí, súng nổ nghe dòn như pháo, chờ chúng hết đạn là xông vào bắt.
Chuyện đánh Pháp khác chi trò chơi. Để khủng bố tinh thần, thanh niên còn tập trung rơm và ớt đặt dưới tầng Morin mà đốt làm chúng ngột cay (gọi là trò chơi hỏa công xích bích), chứ dân Huế, mỗi người mỗi nắm rơm cũng đủ biến Morin thành tro.
Qua n, lính Pháp trên lầu đặt ống dòm theo dõi, dùng súng bắn sẻ. Một buổi sáng khoảng 8 giờ, vừa lúc mặt trời rọi lên, chúng bắn chết chị chèo đò tại bến đò Cồn (là vợ của Dư, bạn tôi). Từ đó bến đò Cồn tạm dời về bến Phủ, lo xa hơn, mọi người còn đục thủng cây sung bến trại (Thanh Bình) đặt trục dây cuốn qua Cồn phòng trường hợp đò không chèo nhưng vẫn kéo dây qua được, hoặc bơi, hoặc lội bộ qua Cồn, tay vịn vào dây đỡ đuối. BếnPhủ xa tầm súng trường của chúng.
Để tránh đạn bắn xẻ và máy bay dò, dân thường sinh họat trong khu vực đò Cồn vì có nhiều nhà và cây cối che chắn. Chợ kháng chiến đông tấp ở lề đường, tuy nhộn nhịp mà không trật tự, có khi là những sân nhà rộng, chòm xóm. Thời gian sau chợ đông vào cửa Phủ cạnh chùa tàu Phú Cát và khu vục chợ Dinh cố định từ đó cho đến nay.
Đồng bào tránh máy bay cũng tùy loại. Mỗi lần nghe máy bay tiếp tế đến là ùa ra. Khi thả dù (thả một khối lớn thức ăn, nước uống) xuống vòng vây, máy bay phải bay thấp là đà, đồng bào chạy theo la lối "bắt giặc"om sòm, đưa cao mái lào, mã tấu, trường kiếm. Bên dưới súng trường nả lên làm chúng khiếp. Các vùng hữu ngạn sông Hương thường được nhiều lợi phẩm chia nhau, nhất là thực phẩm. Chúng tôi ở phía tả ngạn do sông rộng khóqua nên việc thu được lợi phẩm là rất hiếm.
Một buổi chiều về thăm quê ngoại Chiếc Bi, tôi rảo bước chuyện trò cùng người quen trong xóm dọc con đường hẹp bờ sông Dưỡng Mong.. Phía sau vài người vội vã chạy vượt lên cho kịp chiếc đò dọc có mui đậy bừng(bửng) đang chèo dưới sông. Chúng tôi cũng vội theo, thì ra mấy người bám đò bắt Pháp và Việt gian. Thê là chúng tôi nhanh chóng báo động để bà con tăng cường vây bắt. Người trên bờ càng gọi, đò dưới sông càng chèo mạnh, đồng bào cầm khí giới mỗi lúc mỗi đông, một số đứng ngay giữa cầu Chợ Hôm ngăn lại. Túng đường, đò phải tấp vào bợt (bờ) cạnh cầu phía Dưỡng Mong.
Hai người chèo chối quanh, còn người ở trong mui đò đang cầm súng. Phòng nguy hiểm, chúng tôi giãn bớt người, nhưng đồng bào vì tinh thần kháng Pháp sôi sục nên cứ gậy gộc trên tay xông vào, xét hỏi hai người chèo và mở bừng lụt soát. Đò trống, người chèo vẫn chối. Đồng bào tiếp tục lục soát kỹ mới phát hiện ra một tên Tây trắng nằm sát lòng đò, được che kín bởi một tấm ván ở trên. Cả ba người đò mặt trắng bệt vì quá sợ. Đồng bào nện gậy gộc vào hai tên Việt gian, dí gươm giáo muốn giết cả ba cùng lúc. Sau cùng đồng bào đồng tâm với ý kiến trói kỹ, bố trí lực lượng dẫn giao lên cấp trên.
Đoàn người theo rất đông. Trời gần tối
Vì gần tuyến trường, nên khu vực chúng tôi bố phòng rất cẩn trọng. Có hai điểm trực gác và tuần phòng. Điểm một, từ đò Cồn đến Chùa bà, điểm hai từ Chùa bà trở xuống, baoqua nh cả mặt sau(còn gọi là ô). Nhiệm vụ tôi ở điểm một. Điểm có hai ban canh tuần, mỗi ban năm người. Ban đầu từ 7 giờ tối đến 1 giờ khuya hôm sau, ban nhì từ 1 giờ khuya đến 6 giờ sáng. Mỗi tối tập trung đủ mặt, kể cả ban canh sau cũng đến điểm mà ngủ. Đúng giờ đổi phiên. Khi canh, chia ra ba người rảo quanh ô tuần tiểu, hai người ngồi tại điểm.
Một buổi sáng, dậy sớm, tôi bỗng giật mình, bởi cả sạp canh 9 người vẫn nằm ngủ mà khí giới, dây, mỏ đều biến mất, kể cả chiếc bàn ngồi làm việc không cánh mà bay. Tôi đánh thức hết, ai cũng lo. Đến 8 giờ, chúng tôi bị gọi đến khiển trách, thì ra lúc hai giờ sáng ban tuần tra đi kiểm soát, thấy mọi người ngủ say như chết, liền khuân sạch đồ về nhà nằm ngủ. Sáng dậy ban tuần tra làm báo cáo lên cấp trên. Thực ra, ban canh nhì có lỗi, vì ban nhất chúng tôi đã bàn giao, thí luôn cả 5 mạng mình thay phiên ngủ cho họ canh giữ, dè đâu họ cũng ngủ luôn. Lại nữa, ban tuần tra không gọi dậy lúc ấy mà lấy luôn khí giới, dụng cụ báo động đem về nhà thật đáng phê phán.Bởi nếu đêm ấy có gì xảy ra thì biết sao mà lường!
Năm 1945-1946, đa số bà con mù tịt chữ nghĩa. Thanh nam, thanh nữ ít biết chữ huống trẻ nít, ông bà già! Thế là bùng nổ rộng khắp phong trào chống ba thứ giặc (giặc ngoại xâm, giặc đói và giặc dốt).
Chúng tôi họp nhau lại bàn bạc việc chống giặc dốt. Việc điều động bà con đi học quả khó khăn. Còn giáo viên cũng được huấn luyện thêm nhiều. Chủ trương làm thế nào để lớp học tuy phức tạp nhưng vẫn có hào khí, dễ nhớ, khi đến lớp thì tấp nập, khi về thì cởi mở tất lòng.
Có giai đọan việc khuyến học tổ chức như sau: Treo bảng ở nhà, số người trong vòng đen trắng., ai thấy vòng mình đen không muốn trắng, xóa đi thì gắng học. Có giai đọan phân làm nút chận, bảng dựng ở ngã đường cho người đứng đọc. Các cô cậu trẻ đỏ mặt khi bị giữ lại học giữa đường. Còn mấy cụ già thường cười trừ hẹn đi kịp chợ về sẽ học. Việc học có tuyên dương khen thưởng.
Bài học vui, dễ nhớ như i tờ, đọc là i ngắn có chấm, tờ dài có ngang. O tròn như quả trứng gà, ô thời đội mũ, ơ là thêm râu…
Khi dạy, giáo viên còn pha chuyện khôi hài để mau thuộc: O, o này đi chợ, gặp chú lấy móc, móc vào mình. O nói a! la lên, thế là o thêm móc là a. Còn chữ Ô, giáo viên dùng phấn vẽ mặt người, có mắt, mũi, miệng, rồi kể rằng bác thợ cạo, cạo râu cho cậu trai, lại để bộ râu trên, cậu soi gương thấy trên môi mình có râu ngồ ngộ bèn ô lên. Đến chữ Ơ, bác thợ cạo lại gọt đi, làm mất đi một bên, cậu trai soi gương thấy sứt râu thốt lên ngạc nhiên: ơ.
Chuyện học , bà con còn đem ra tận đồng nói, cười, nhờ vậy nhớ dai.
Nạn dốt chống ban đêm, giờ rảnh. Nạn đói chống mọi lúc mọi nơi. Chúng tôi chia nhau từng khoảng đất trồng sắn, trồng khoai, tâm niệm tất đất là tất vàng. Ngoài ra chúng tôi còn có bổn phận đi nhận thu lương thực khoai, sắn, bắp, đậu, gạo của bà con dồn ra tuyến trường.
Phong trào đồng, vàng, tuần lễ đồng, tuần lễ vàng, nhằm góp tiền mua đúc súng, đạn. Chúng tôi, cả trăm đứa hè nhau đào ống nước các con đường lấy sắt thép rồi gánh về quê lo đúc súng đạn. Đường Chi Lăng từ trên cầu xuống đào sâu tợ giao thông hào, bày ra cả ống nước lớn đường kính bằng thúng gánh nước, đen ngòm, bề dài 4-5 sải tay, thay nhau gánh, chuyền ì ạch.
Nhiều đêm thay phiên các toán vượt sông qua Morin chơi trò “mèo rình chuột” nghĩa là theo dõi, tìm sơ hở diệt Pháp. Hôm ấy, đến lượt T, điều mơ ước lâu nay, giờ mới được toại nguyện. T đi cùng ba người khác mang theo súng trường, lựu đạn và dao găm. T rất vững tâm, vì ngoài khí giới được trang bị, T có võ nghệ cao cường đủ sức quật ngã 4-5 ngườimột lúc. Bốn anh em lên kế hoạch, mỗi người một việc nhưng phải hỗ trợ trông nhau vì địa bàn rộng.
Qua đến Morin, các bạn bắn sẻ, trúng vài tên. Thấy con đường trước bồn hoa vắng người, T trườn qua, nhanh nhẹn nép vào bóng tối ở mép thềm. Trước kia nơi đây có tấm gương rộng đặt hàng bán nhưng nay chỉ còn cái giá phía trong làm nơi che bóng T. T biết Pháp đang tập trung đông, dự định sẽ quăng lựu đạn vào qua tấm gương vỡ (có lỗ trống). T vừa rút chốt quả lựu đạn, ngay tức khắc một loạt đạn từ phía Pháp nả vào T, T quằn lên, ngả xuống, quả lựu đạn trong tay T tóe lửa gầm vang, xé nát thân T. Các bạn T bắn trả, mộttên Pháp rớt xuống. Trước tình thế bất ổn, ba bạn bò sát thảm cỏ, lần xuống mé sông rồi ngâm mình dưới nước, dùng ống nứa cạnh chân bèo để thở, cố giữ yên, không một chút gợn mặt nước sông Hương.
Bên này, anh em đoán biết sự việc, lo lắng. Chờ đến khi ba bạn trở về, xúm nhau hỏi chuyện, mừng mà bùi ngùi một người bạn đã hy sinh.
Một đêm khoảng 19 giờ bỗng có báo động liên hồi, khác nhiều so với những lần trước. Báo đỏ, khẩn cấp, tiếng súng, tiếng pháo xen kẻ ầm trời. Chúng tôi đang ở cầu Gia Hội chưa biết chuyện gì xảy ra, lát sau mới nắm được chính xác bên mình cho nổ mìn phá cầu Tràng Tiền ngăn Pháp tràn qua. Pháp có tiếp viện quân nên đang dồn lực tấn công.
Tháng 12 năm 1946, lửa đạn sôi sục phố Huế. Tờ mờ sáng đã loan đi lệnh di tản ông bà già, trẻ nít. Chúng tôi nhanh chóng sắp xếp, hướng dẫn bà con qua các bến đò Chợ Dinh, Bao Vinh, Thanh Phước, kể cả Nam Phổ, Dưỡng Mong. Một số đồng bào không đi, quyết ở lại chiến đấu giữ làng, giữ nước đến cùng. Chúng tôi lập phòng cố thủ, súng đạn được đem đến thêm lực, thêm tinh thần.
Mấy ngày liền Pháp không cách nào tràn qua phía tả ngạn (Bắc Sông Hương). Còn chúng tôi (và các đơn vị khác cũng vậy), đêm đêm tìm cách đốt nhà kho, nhà chứa làm Pháp tiêu hao. Pháp dùng tàu thủy đổ bộ nhiều nơi giải vây Morin. Từ Gia Hội, chúng tôi rút về Bao Vinh, xuống La Sơn. Số ít ở lại, hoặc đi xa hơn.
Đêm đó, một nhóm hỗn hợp gồm chúng tôi và số người không quen biết. Tôi nghĩ họ là Vệ quốc quân đặc trách cầm chân giặc. Các anh hóa trang các ăn mặc, giấu súng. Cách vài giờ là có người khác đến trao đổi bí mật. Khuya, anh bàn chúng tôi giải tán mặc dù chưa có lệnh nhưng tin chiến sự đã cho anh biết. Anh nói Pháp đã tràn khắp Huế, sẽ nguy hiểm tính mạng cho thanh niên chúng tôi, riêng anh phải ở lại.
Chúng tôi, mỗi người mỗi đường, buồn và lo cho anh. Tôi về phía tài Ba, Phàn Thành rồi thẳng xuống Kim Đôi. Dọc đường, thấy bà con ai cũng chuẩn bị chiến đấu. Đi khá xa, tôi vẫn còn nghe tiếng súng ở vạt trên. Không biết các chiến sĩ tử thủ ngăn giặc cho anh em đi xa giờ ra sao!?
Ở Kim Đôi 1 ngày rưỡi, tôi nôn nóng trở lại xem gia đình mình ra sao, đang ở đâu? Gia đình tôi gồm ông bà già, con trẻ khi chạy loạn có cho tôi biết sẽ về ngõ Bao Vinh. Bao Vinh bây giờ hỗn loạn. Trên đường từ La Sơn lên cổng bao Vinh cảnh tượng thật tang tóc, xác người rải rác, áo quần, xách gói, quang gáng, nón mũ… ngổn ngang trên bờ, dưới ruộng. Về chiều, trời càng lạnh, tôi vẫn không ngừng bước, tâm can tan tác, xót xa…
Rất may, buổi tối, tôi gặp lại gia đình ôn mệ tại bờ thêm ngôi nhà ngói gần chợ Bao Vinh. Mừng ra nước mắt. Kể chuyện kề bên miệng chết, con người trong cơn rét, đói rách, gia đình che manh chiếc xơ ngăn gió. Gia đình dặn dò tôi hãy giữ lấy thân vì thanh niên là mục tiêu của súng giặc. Còn bác tôi nay già yếu, đau, đói rách, chẳng có vợ con, cô thânđộc mã đang vắng mặt, gia đình càng lo lắng hơn.
Cách đây 10 hôm(mồng 3 tết ÂL), cả nhà ôn mệ thức nói chuyện dài ngày đạn lửa khiến cuộc sống điêu linh. Bác và tôi cùng nằm trên chiếc rương. Bác nói, nếu có chạy tản ra ngoại ô thì bác theo Ủy Ban lo nấu cơm tiếp tế người ăn đánh giặc, bác sẽ no. Khoảng 3 giờ sáng, tiếng súng nổ nghe như pháo đốt giao thừa. Đứng trước sân nhìn qua phía lầu Tây thấy đỏ rợn lên.Bác chống gậy theo UB tiếp tế là no, nhưng biết sức bác có băng suối vượt đèo được không? Ai dìu, cõng bác trong lúc súng, đạn bên sườn? Chắc chắn bác cũng rời mà theo làn sóng người đang chạy. Gia đình trông ngóng, nôn nao…
(*)Chợ Cầu: Ở làng Phú Lương, huyện Quảng Điền bên sông Bồ, là nơi nổi tiếng về nghề rèn và làm vôi ăn trầu. Vôi được làm bằng loại sò trắng được rửa rất sạch để loại cát sạn và nung kỹ để cho bột thật mịn.
Ru em cho thét cho muồi
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh….(hò ru em)
(Từ điển HUẾ XƯA)
Trở về Kim Đôi, tôi cứ bồn chồn về nỗi cơ cực trong gia đình, 7 người phải sống vất vơ với gánh đồ mang theo gồm manh chiếu rách, vài thứ áo vải không bán được 1 đồng, dăm ba chén bát sứt mẻ, đôi cái soong nồi muốn vứt, cây đèn dầu bóng vỡ. Gạo không, dầu không…sống giữa gió mưa đạn lửa không biết ngày nào ngơi. Gặp gia đình biết người còn sống là mừng. Sau nhiều phút đắn đo, tôi đưa cho ôn mệ 4 đồng bạc của mình(dù chỉ mua được hai lon gạo) bởi lúc này tôi cũng đang rất cần tiền để sống, trong khi chẳng có là bao, còn bác tôi thì đang nơi đâu không rõ. Anh Chín biết tôi phân vân, buồn lo nên bao tôi ăn, ở. Anh còn mướn đò lên Huế giúp tôi chở lư hương, bát nước gồm 3 ghế và đồ thờ, 1 bộ bàn, ghế tròn xoay, 1 giường vuông lớn về đây.
12 giờ trưa, máy bay bắn gắt phía Hương Cần. Chợ Cầu bị cháy, khói ngùn ngụt. Tôi nôn nóng muốn đến xem dẫu biết nơi đo đang rất hỗn loạn, dân di tản, chết chóc bao trùm. Anh Chín đồng ý sáng hôm sau để tôi đi.
Qua loa buổi ăn sáng, tôi ôm gọn 1 bao xách gồm 1 bộ quần áo cũ, 1 cái mền quấn theo 1 dao găm . Sợ Pháp chặn xét hỏi, tôi chuẩn bị câu trả lới rằng dao mang để hộ thân vì phòng cướp giật lúc này. Tôi mang theo giấy thông hành của chính phủ , giấy khám bệnh của BS Pháp, giấy làm nghề…Còn giấy đoàn thanh niên (mỏng) xếp nhỏ giấu sau cổ áo.
Từ Kim Đôi lên chợ Cầu khoảng 15 cây số, đường đi khó, nhiều chướng ngại, hầm hố. Tôi cố bước nhanh, hỏi đường dù anh Chín đã vạch ra khi ở nhà. Đến chợ Cầu vào giữa trưa, nực mùi cháy khét, nhà nứt, loang lổ. Một nhà ngói trúng đạn lửa của Pháp, người trong nhà chết cháy đen quay. Hỏi thăm, họ bùi ngùi kể về sự chết chóc hôm kia, đa số là người ở phố.
Tôi tiếp tục hướng về Hương Cần(**), dù đường từ Chợ Cầu đến Hương Cần xa bằng Kim Đôi- Chợ Cầu. Tôi vừa đi nhanh, vừa hỏi người đi đường, chân không dừng nghỉ, cho kịp đến trước khi trời tối. Tôi đến chợ lúc 6 giờ chiều, con đường trước chợ rộng 4m, đối diện chợ có cái am ngói. Qua 3 dãy đình, quán toàn tranh thấp thỏi. Phía sau chợ có con sôngrộng, vài chiếc đò tấp vào cơm nước.
Cầu Hương Cần, Gần thành phố Huế 10 km về phía Bắc, bắc qua Sông Bồ.
Quanh chợ là nhà, vườn xúm xít. Chợ có vẻ tầm cỡ lớn nhưng lúc này vắng người, chỉ vài giường, chõng, sạp, gạch gỗ kê lót. Cạnh dãy cột tre, đôi ba cụ bà ẳm cháu đỗ ăn cơm. Các cụ cho biết hôm kia tại đây, nhiều người bị tàu bay(máy bay) bắn chết, chìm mộtchiếc đò khoảng 6- 7 người, chủ yếu dân thành phố chạy loạn, một số có thân nhân nhận chôn, số khác người trong làng lo liệu. Ngay tại quán, cũng có 1 cụ già nằm chết, có lẽ do rét quá. Không ai biết tên tuổi của ông, dân làng đã chôn cùng những người chìm đò.
Nghe kể, tôi cứ chập chờn hình ảnh cụ già co ro ngàn thu trên cái sạp đơn côi lạnh giá. Bác mình cũng đơn chiếc tha phương. Còn những phận người oan ức trên con đò định mệnh là ai? Gia đình ôn mệ có qua đò này không?
Nhá nhem tối, lại bắt đầu tiếng súng chát chúa lùng quét của Pháp.
Nói về bác tôi. Bác không chạy với gia đình chú(tôi gọi là ôn mệ), bác theo UB cách mạng nấu cơm tiếp tế. Bác không vợ, con, thỉnh thoảng bác ghé nhà thăm rồi lại đi.Ngày cuối, bác đi, tôi nghe bác nói với người em:
-Chú cứ lo gia đình chú, còn tôi một mình chạy theo UB nấu cơm cho bộ đội, một số già yếu như tôi cũng theo UB. Khi mô bộ đội đói, tôi mới đói.
Rồi UB rút, bác cũng biền biệt. Sau 3 hôm cụ già vô danh tính yên nghỉ(15/1 ÂL), tôi đến chợ Hương Cần, phải chăng bác tôi đã không theo kịp UB nên dừng lại quá vãng nơi này. Tôi không thể trở lại Hương cần tìm thêm tin tức(tông tích) vì súng đạn lùng bố suốt ngày đêm. Mãi sau, có người từ Hương Cần chạy loạn cho biết đã gặp bác tôi tại quán sạp, lúc ấy rét thấu xương, bom đạn không ngớt, UB phân tán, hay rút vào chiến khu. Đói lạnh, già yếu làm bác kiệt sức. Tôi đau xót…ôi, Hương Cần là điểm cuối cùng một đời tha phương của bác. Một nấm mồ vô danh…
Tôi ngược trở lại Bao Vinh trong đêm tối để tìm gia đình và báo tin này cho nhà biết. Bao Vinh vừa bị đốt phá tàn khốc, gia đình ôn mệ lại chạy tản nơi khác. Dân nơi đây mấy ngày nắm vơ vất đã chạy về Cù Bi, Hiền Sĩ, Mỹ Xá…máy bay Pháp đang rượt bắn. Làng chánh của mệ ở Mỹ Xá, nên nhiều khả năng ôn mệ đang về hướng đó, tôi cũng nhắm hướng Mỹ Xá, chạy về.
Cảnh tượng thê thảm vô cùng, dồng bào gồng gánh, bồng bế, bơ phờ, xơ xác, dọc đường nhiều đám tro còn ngún khói khét lẹt. Người chạy tản tập trung đông ở chợ, gần sông, cầu… Tôi đi dọc bờ tre làng Mỹ Xá, người già, trẻ nít ngồi dày trên chiếu, thùng, giõ nhốt gà vịt lổn chổn. Họ hỏi chuyện nhau như đã từng quen biết. Nhiều người cũng đang tìmthân nhân như tôi.
Qua chiếc cầu đúc nhỏ hẹp, có lan can đẹp, tôi quẹo trái tới chợ. Từ móng cầu lên nơi nào cũng chật ních người di tản. Nơi đây tôi gặp số người quen, họ gọi gia đình tôi đến. Thì ra gia đình ôn mệ ngồi dưới mái tranh bợt bến trước chợ(đây là một quán nhỏ đã nghỉ bán hàng). Nghe tôi kể lại chuyện cụ già chết ở Hương Cần nghi là bác, cả nhà ngậm ngùi, ray rứt nhưng đành cam, chiến tranh biết ngày nào nguôi lạnh để về tìm nấm mồ ở Hương Cần? Bây giờ cái chết đang rình rập hàng ngàn gia đình. Sống chỉ là tia hy vọng mong manh…
Mỹ Xá, nơi ôn mệ tìm về mong chút an lành nhưng giờ đây không khác gì lội vào biển lửa. Ôn mệ quyết định không vào nhà ngoại nữa mà nghỉ tạm bờ đường đôi bửa sẽ quay về nhà, thà chết tại nhà hơn chết tha phương.
Về lại Kim Đôi, tôi kể hết cho anh Chín nghe, nói anh cần đề phòng giặc Pháp tràn về miệt quê càn quét. Anh Chín là bạn thân, anh có vợ, 3 con, nghèo, đạp xích lô kiếm sống. Anh gửi con trai tên là Lại (13 tuổi) học may nơi tôi. Mỗi khi gia đình anh làm ăn khó khăn hay đau ốm, tôi hay giúp. Huế bất ổn, anh Chín về quê (Kim Đôi) sinh sống, không quên cho tôi địa chỉ. Cuộc chiến dồn vào Huế, tôi về Kim Đôi ở với anh, chưa đầy 2 ngày tôi theo đò anh chị Hai(cũng là bạn và có hẹn trước) sống dạt theo sông nước. Anh Chín quyết giữ tôi lại nhưng lúc này tôi chưa thể.
Pháp càn quét, bố ráp khắp nơi. Súng đạn nơi đâu cũng rền vang, không trước thì sau, nơi ít, nơi nhiều. Sau cùng, tôi trở lại Kim Đôi ở với anh khoảng nửa năm.
Nhớ ngày trở lại Kim Đôi, khoảng 4 giờ chiều, anh Chín đang bệnh, trùm chiếu nằm không ăn uống gì cả. Thấy tôi đến, anh choàng dậy, mũi sụt sịt, nói:
- Thấy anh, tôi hết đau!
Dù dang bệnh, anh khăng khăng tôi phải nói ra những điều cần anh giúp. Trước hết, anh tìm cho tôi một nơi tốt gần chợ để tạm bày hàng may làm ăn sinh sống. Anh dắt tôi ra chợ cách nhà khoảng nửa cây số. Chợ Kim Đôi có độ 6, 7 nhà ngói chứa và bán hàng hóa, anh ghé nói chuyện, giới thiệu tôi, kiếm chỗ bày may.. Thật mới biết, anh nghèo nhưng có uy tín, tình cảm với anh qua n trọng hơn mọi thứ, nên ai cũng quý trọng và thương anh, nhờ đó tôi cũng được thơm lây. Mọi người sẳn lòng giúp tôi. Tôi tìm được một căn nhà ngói cạnh chợ rất thuận lợi, anh Chín vui lắm, anh cởi trần dọn dẹp, khuân từng bó củi, lu hàng, lấy cót làm phên ngăn. Ăn cơm xong, chưa uống nước, anh lại bắt tay vào việc.. Hai ngày sau, anh và tôi tìm đò ra Lãnh Thủy, anh chị Hai rất mừng được có người chèo đòqua phá, vì từ lâu đò nằm cạnh rạp cá không đi đâu nên chẳng mướn người chèo. Đò neo tại bến trước mặt đình Kim Đôi, tôi và gia đình anh chị Hai sống ở đây một thời gian. Ban ngày, Trung( con anh chị Hai) may ở hàng may, tối về nhà anh Chín ăn cơm và ngủ nghỉ, có khi ngủ tại hàng may. Chị Hai bày hàng bán áo quần trẻ em ở chợ này vài tháng, rồi chèo lên bán tại chợ Đông Ba, Huế.
Huế tán loạn, ôn mệ phải rời nhà. Tôi nhờ anh Chín chở bàn thờ theo. Đò đậu ở bến Phủ, anh vác mọi thứ xuống đò, còn tôi chạy ra, chạy vào bán sắn( do anh Chính bày mua sắn theo bán lấy tiền để trả tiền đò). 3 giờ chiều mới về Kim Đôi. Bác K ở trước mặt nhà anh Chín đồng ý cho tôi để tạm đồ đạt kể cả bàn thờ gia tiên. Bác K thật tốt, bác đặt bàn thờ gia tiên tôi bên cạnh bàn thờ gia tiên bác. Lúc nào đốt hương, tôi cũng kính cẩn cắm cả bên bác.
Thắp nén hương vào bát lư hương hội đồng, tôi khấn nguyện đến hồn bác tôi là Lê Văn Nguyện(Trìa), nếu thật bác quá vãng trong cảnh loạn ly này xin chung cùng với tổ tiên an vui miền giới khác, thông cảm cảnh ngộ con cháu đang đau khổ triền miên.
Năm 1947, tôi nhờ anh Chín chở đồ đạc, bàn thờ và đồ thờ lên.
Người dân Kim Đôi kiên quyết chống Pháp. Bà con dựng hàng rào, canh phòng cẩn mật. Nhà anh Chín ở ngõ sau xóm bác Lý Cần(cơ sở cách mạng). Nơi thường tập trung họp hành, tập dượt văn nghệ. Trụ sở UB đặt trước đình làng. Nhà thờ chúa là nơi gác của nhân dân tự vệ, anh Chín là nòng cốt. Địa thế thuận lợi vì gần bến đò, quan sát rõ phía trên chợ và dưới ruộng, ngõ ra cửa phá.
Một buồi chiều, xuất hiện chiếc đò lớn 3 mui, đậy bừng đang tiến dần vào bờ ( Sông Kim Đôi ở phía Đông Nam huyện Quảng Điền, là một nhánh của sông Hương).Anh em ngờ ngợ, vì thời điểm này chẳng còn ai mua bán ở chợ. Đò không dừng tại chợ, rà rà qua đình làng, tấp vào phía nhà thờ. Tôi đứng cách 400m, ruộng trống, có ánh nắng rọi nên trông rất rõ. Nhân dân tự vệ gác trên đường, chuẩn bị xét hỏi. Thình lình, tấm bừng tung lên, 5 tên Pháp mặc quân phục, đội mũ đồng nhào ra đồng loạt xả đạn. Đồng bào hoảng hốt, la hét, chạy tán loạn về phía ruộng. Tôi lùi vào nhà một người hàng xóm đã bỏ chạy không còn ai, nhân bàn thờ đã vén sẵn, tôi thắp nhang đèn lên, lấy chiếc áo đen dài mắc ở cột mặc vào giả vờ cúng kỵ, giấy tờ giấu vào rui nhà, dao mác lấy cất đi. Tôi bình tĩnh ngồi chờ, sắp sẵn câu trả lời nếu Pháp hỏi. (Đã xảy ra chuyện Pháp lục lọi nhà dân, chẳng tìm được gì, lúc quay ra, chúng thấy con dao xắt(thái) chuối nuôi heo dắt trên mái, liền bắt chủ nhà ra bắn).
Chúng xả đạn khoảng 5 phút(đầu xóm đến giữa xóm) rồi rút lui. Dân hoàn hồn, ai nấy lo chạy về nhà. Một số nhân dân tự vệ hy sinh loạt đạn đầu tiên vì quá bất ngờ.
Vài tháng sau khi Pháp đổ bộ Kim Đôi, đến chuyện làng An Xuân.
Làng An Xuân cách Kim Đôi một cánh đồng, hai làng liên thông bằng một con đường hẹp 1 m. Những người có kinh nghiệm chiến đấu từ các làng trên dồn về tổ chức, bố trí nơi ưu thế. Tin lan trong nhân dân: “Vài ngày tới An Xuân sẽ đánh Pháp tại làng”. Hôm ấy, mộtthanh niên làng An Xuân đi cùng cô gái cần đồng hồ tay xem giờ. Hai người không tiết lộ chuyện chuẩn bị chiến đấu nhưng tôi đoán họ đang sôi sục và dành tất cả cho trận tuyến nay mai. Đồng hồ tay của tôi là loại tốt, mặt chữ bằng đồng nổi đẹp, lên giây cứng chạy được 1 ngày rưỡi, thấy anh rất cần, hơn nữa giúp anh trong lúc này là cần thiết, tôi đồng ý bán với giá 80 đồng, anh đưa trước 40 đồng, số nợ hẹn gửi sau.
Ba ngày liền, dân làng An Xuân ra Kim Đôi mua thức ăn rồi vội vã về. Dân Kim Đôi cũng nóng lòng không yên.
Bảy giờ sáng thứ tư, súng bắt đầu nổ phía sau ruộng làng Kim Đôi, lần lên con đường hẹp vào làng An Xuân. Anh Chín và tôi đang ngồi uống nước ở bộ ván cạnh cửa, bỗng một viênđạn lạc bay vào xé toạc góc cột. Tiếng súng hai bên chọi nhau dữ dội, có cả tiếng mìn và lựu đạn.
1 giờ sau, làng An Xuân ngưng tiếng súng.
Sáng hôm sau, người An Xuân lại ra vào Kim Đôi mua bán, cô gái hôm qua ghé nhà kể chuyện. Pháp nạp mạng nhiều, một số dân làng An Xuân hy sinh, trong đó có người thanh niên mua nợ chiếc đồng hồ. Hiện An Xuân đang tản bớt người và lo đào hầm trú ẩn phòng Pháp trả thù. Tôi bàng hoàng nghe tin người thanh niên hiền hòa, chất phác hy sinh, anh chẳng quen biết gì tôi, món nợ 40 đồng của anh càng làm tôi ray rứt cứ nghĩ chính mình đang nợ anh, món nợ bằng máu rưới thắm non sông mình.
Như dự kiến, hai ngày sau, Pháp đưa vài chiếc máy bay lượn quanh làng An Xuân đốt phá, bắn giết. An Xuân trở thành biển lửa…
Pháp thường tràn về thôn quê càn quét, bắn giết, bắt bớ về giam tại đồn, ta khảo. Người chết trôi tấp các bến sông, tay bị trói có cột theo đá nhưng không đủ nặng để kéo xác chìm xuống.
Từ Kim Đôi lên Huế phải qua Bao Vinh, nơi đây có đồn kiểm soát, bắt giam người ở các miền cho đến chết. Đồng bào qua Bao Vinh phải chờ đông mới dám đi.
Một lần, một người thợ may bi bắt vì trong tủ nhà có cờ đỏ sao vàng. Pháp trói tay ông cặp cánh, buộc dây quăng xuống sông cho uống nước sình bụng rồi lôi lên. Chiều chiều, Pháp và cả một số người Việt, bắt ghế ngồi trước bờ sông chơi trò này, có người bị dìm nước cho đến chết, người bị cột vào đá ngâm cho rục giữa lòng sông. Xác người trôi đầy ở Ba Sình, Thanh Phước. Nhiều người nhận ra xác người thân cũng ngậm ngùi không dám mở miệng.
Sau này trở lại Huế làm ăn, lâu lâu về thăm Kim Đôi, tôi vẫn còn cảm giác ớn lạnh cho dù giờ đã thay đổi nhiều.
15 năm sau(1960), tôi giao lại tấm hình cho gia đình bạn P và kể lại chị P rõ câu chuyện năm ấy…
Năm 1945, phong trào chống Pháp nổi lên rộng khắp. Một số bạn(trong đó có P) và tôi tham gia hoạt động. P là tự vệ chiến đấu sát cạnh Vệ quốc quân. P bị thương nằm ở bệnh xá Cổ Lão, đi nạng. Bệnh xá nằm bên dãy tre già sau cùng của làng Cổ Lão, có 6 gian, che bằng tranh thưa, bệnh binh và thường dân bị thương nằm lẫn lộn. Thân nhân không mấy ai biết để đến thăm. Tôi gặp P, chưa tâm sự bao nhiêu đã nghe lệnh di chuyển bệnh nhân, phá hủy bệnh xá vì giặc đến. Thế là người khiêng, kẻ gánh, vác, cõng, dắt dìu lầm lủi trong đám lau sậy lút người. Những người đến thăm, giúp phải rời ra, nhìn theo ngậm ngùi, đau xót. P và tôi chia tay mà nghèn nghẹn.Bông băng, máu rơi vãi khắp mặt đất… Cả người đi, người về đều vội vã. Chỉ phút chốc, lều tranh trống rỗng, xác xơ.
Năm 1960, gia đình P nhận được tin từ phía giải phóng rằng P đã hy sinh. Ngoài vợ và 2con, P còn 1 mẹ và 2 người chị. Cả nhà tiếc thương, khóc lóc. Vợ P tìm tôi xin lại tấm hình của P chụp trong thời gian may chung với tôi tại số nhà 160. Hồi ấy P sang thành 3 tấm, 1 cho gia đình, 1 đem theo và 1 tặng tôi. 22 tuổi, P trông khôi ngô, tươi tắn, tóc chải phồng lượn sóng như tài tử, mặc áo sơ mi trắng, cổ lật rộng rất duyên. 15 năm mà nước thuốc vẫn đẹp như mới. Vợ P nói:” may tấm hình anh cố giữ, qua bao sóng gió đạn lửa vẫn còn, nhờ tấm hình này mà sáp con tôi biết được mặt cha nó”
Chị lấy mảnh giấy trắng bọc tấm ảnh cẩn thận. Nước mắt chị trào ra.
Dù cho người đã khuất đi
Ảnh này lại nhớ những khi có người
(Trích hồi ký Nguyễn Hữu Chung)
NHÂN DÂN NỔI DẬY
Việt Minh giao chiến với Nhật. Nhân lúc Nhật hoàng đầu hàng đồng minh do bom nguyên tử Mỹ thả vào hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật. Quân Tàu tràn sang Việt Nam tước khí giới Nhật. Nhật thì lại trao khí giới cho Pháp đánh Việt Minh. Lúc này Việt Minh đánh cả Nhật và Pháp.
Tàu đến xài hai loại bạc: một là quang kim, hai là bạc quốc tế(tàu), cùng với bạc đông dương. Hai lọai bạc cao hạ khác nhau, đổi chác khó khăn trong thời chính phủ Nam triều Bảo Đại. Quân Tàu ô hợp, ốm yếu, đói khát. Có người quá đói ngồi ăn ở quán bún không đứng dậy được, chết luôn.
Tàu đến tước khí giới Nhật nhưng khi Nhật hô tập trung quân để giải giới, giọng lớn, hùng hổ, vậy mà quan Tàu khiếp run.
Thời cơ đến, xa gần dân chúng nổi dậy. Các cơ quan, viên chức nội thành tiếp ứng cuộc khởi nghĩa, phản công. Các đoàn biểu tình kéo đi rầm rộ, có trống, nhạc, múa lân. Ban đêm đèn đuốc sáng choang, rần rật kéo qua lầu Tây hô vang dậy trời, dẫn đến sự thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại.
Tại lầu Ngọ Môn, mùa thu 1945, trời mưa bay. Ba giờ chiều, dân Huế đứng chật đường, cả trên bờ cỏ, trước sau Ngọ Môn. Dưới chiếc áo dài, đầu đội khăn vàng, Hoàng đế Bảo Đại tay bưng ấn kiếm trao lại cho Hội đồng Cách mạng lâm thời, giọng nói của ông khàn khàn như cảm qua ống phát:
“Tôi thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ” (Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy)
Lá cờ vàng chữ Ly đỏ hạ xuống, lá cờ đỏ sao vàng hớn hở kéo lên giữa tiếng súng lệnh xé trời, tiếng hoan hô dậy đất.
CÔNG VỤ LÚC NÀY
Mặt trận Việt Minh phát động phong trào dựng nước, giữ nước dậy khắp Cố đô. Toàn dân hưởng ứng. Mọi tổ chức tôi đều tham gia, gánh vác, bên cạnh có các bạn: Tích (Đò Cồn), Duyệt, Tú (kiệt 3), Đăng, Ẩn (Chùa bà), Minh, Thái (Thanh Bình), Quyền, Giang, Liên (Chi Lăng)…Các trụ sở: Ủy Ban Chi Lăng, Chùa Bà, Kiệt 1. Tôi là đoàn viên Thanh niên cứu quốc, huấn viên Bình dân học vụ, trưởng ban Phòng vệ 1,3, hội viên liên hiệp nghiệp đoàn: trụ sở Trung bộ Tổ Phan Đán, may cờ và áo chiến sĩ, ngày đêm hăng say với nhiệm vụ của mình, tự hào được sống độc lập-tự do, tổ chức thi đua, vượt lên, nhận lảnh nhiều nhiệm vụ trong kháng chiến chống pháp.
Chuyện chính trị quân sự phức tạp: Nhật trói Pháp, Tàu trói Nhật, còn các nơi rộ lên phong trào giải phóng đánh Pháp, đánh Nhật. Sau thời gian lại thấy Tàu, Nhật đứng gác chung với Việt Nam ở góc cầu. Khi Tàu, Nhật rút đi, súng đạn để lại cho Pháp. Pháp tiếp tục làm rối.
Quyết tâm giành chính quyền, quân dân Việt Nam ngày đêm bao vây Pháp từ Đập Đá đến cầu Ga, bờ sông Hương qua An Cựu. Vòng vây ngày càng thu hẹp. Cuối cùng dồn Pháp về Morin, cô lập trên lầu. Pháp tăng thêm quân viện miền Nam (SàiGòn) và đổ bộ tiếp quân đến Huế. Hàng ngày máy bay cánh chuồng (còn gọi là máy bay ông già) của Pháp lượn trên bầu trời thám thính, đem đồ tiếp tế cho Pháp ở vòng vây…
Vừa dồn Pháp, quân dân VN vừa lo thêm phòng tuyến. Chúng tôi đào hầm, giao thông hào dọc bờ sông Hương, từ cầu Tràng Tiền lên cầu Bạch Hổ. Ở phố, đục thủng thành hông từ nhà này qua nhà nọ, thông từ dưới lên để kéo quân, tiếp tế. Đi phía trong nhà tránh được đạn, máy bay, và những đôi mắt dòm ngó của Pháp bên kia lầu. Khu chợ Đông Ba vắng ngắt, dãy nhà cửa đóng then cài. Đường bộ và bến sông lặng phắt như tờ. Thế mà hàng ngàn thanh niên chúng tôi có mặt, chia nhiều đội tự vệ, nhận phận sự, dưới sự bố trí, điều động của Vệ quốc quân, kéo đi trong hầm sâu, ăn ở dưới hầm, trong phố.
HUẾ KHÁNG PHÁP VỚI TRÒ CHƠI
Nhân ngày tết Nguyên Đán, các đoàn thể gửi bánh tét, quà tới tuyến trường tấp nập. Tuyến trường không xa, nằm trong vườn hoa thành phố, có bờ đất cao bị nhiều loại đạncày nát, hàng trăm thanh niên xung kích, tự vệ chiến đấu cứ việc ăn và lo đánh giặc. Đêm đêm (đôi khi có ngày) lội qua sông kiếm chát như mấy chú mèo tìm chuột. Số Pháp cố thủ trong một khu nhỏ hẹp tỏ ra sợ sệt, thỉnh thoảng bắn vu vơ phòng ngừa. Thanh niên chơi khăm, lấy lon thùng thiếc lội qua đặt ở bờ thành rồi núp kỹ, cầm dây kéo giựt gây tiếng động khiến Pháp hoảng hốt nổ súng tứ tung. Có khi nép xuống hố rồi đồng thanh hô "Xung phong!"
vang trời, Pháp càng khiếp, bắn xối xả. Thanh niên lấy làm khoái chí, súng nổ nghe dòn như pháo, chờ chúng hết đạn là xông vào bắt.
Chuyện đánh Pháp khác chi trò chơi. Để khủng bố tinh thần, thanh niên còn tập trung rơm và ớt đặt dưới tầng Morin mà đốt làm chúng ngột cay (gọi là trò chơi hỏa công xích bích), chứ dân Huế, mỗi người mỗi nắm rơm cũng đủ biến Morin thành tro.
CHỢ, ĐÒ KHÁNG CHIẾN
Qua n, lính Pháp trên lầu đặt ống dòm theo dõi, dùng súng bắn sẻ. Một buổi sáng khoảng 8 giờ, vừa lúc mặt trời rọi lên, chúng bắn chết chị chèo đò tại bến đò Cồn (là vợ của Dư, bạn tôi). Từ đó bến đò Cồn tạm dời về bến Phủ, lo xa hơn, mọi người còn đục thủng cây sung bến trại (Thanh Bình) đặt trục dây cuốn qua Cồn phòng trường hợp đò không chèo nhưng vẫn kéo dây qua được, hoặc bơi, hoặc lội bộ qua Cồn, tay vịn vào dây đỡ đuối. BếnPhủ xa tầm súng trường của chúng.
Để tránh đạn bắn xẻ và máy bay dò, dân thường sinh họat trong khu vực đò Cồn vì có nhiều nhà và cây cối che chắn. Chợ kháng chiến đông tấp ở lề đường, tuy nhộn nhịp mà không trật tự, có khi là những sân nhà rộng, chòm xóm. Thời gian sau chợ đông vào cửa Phủ cạnh chùa tàu Phú Cát và khu vục chợ Dinh cố định từ đó cho đến nay.
Đồng bào tránh máy bay cũng tùy loại. Mỗi lần nghe máy bay tiếp tế đến là ùa ra. Khi thả dù (thả một khối lớn thức ăn, nước uống) xuống vòng vây, máy bay phải bay thấp là đà, đồng bào chạy theo la lối "bắt giặc"om sòm, đưa cao mái lào, mã tấu, trường kiếm. Bên dưới súng trường nả lên làm chúng khiếp. Các vùng hữu ngạn sông Hương thường được nhiều lợi phẩm chia nhau, nhất là thực phẩm. Chúng tôi ở phía tả ngạn do sông rộng khóqua nên việc thu được lợi phẩm là rất hiếm.
BẮT PHÁP DƯỚI ĐÒ
Một buổi chiều về thăm quê ngoại Chiếc Bi, tôi rảo bước chuyện trò cùng người quen trong xóm dọc con đường hẹp bờ sông Dưỡng Mong.. Phía sau vài người vội vã chạy vượt lên cho kịp chiếc đò dọc có mui đậy bừng(bửng) đang chèo dưới sông. Chúng tôi cũng vội theo, thì ra mấy người bám đò bắt Pháp và Việt gian. Thê là chúng tôi nhanh chóng báo động để bà con tăng cường vây bắt. Người trên bờ càng gọi, đò dưới sông càng chèo mạnh, đồng bào cầm khí giới mỗi lúc mỗi đông, một số đứng ngay giữa cầu Chợ Hôm ngăn lại. Túng đường, đò phải tấp vào bợt (bờ) cạnh cầu phía Dưỡng Mong.
Hai người chèo chối quanh, còn người ở trong mui đò đang cầm súng. Phòng nguy hiểm, chúng tôi giãn bớt người, nhưng đồng bào vì tinh thần kháng Pháp sôi sục nên cứ gậy gộc trên tay xông vào, xét hỏi hai người chèo và mở bừng lụt soát. Đò trống, người chèo vẫn chối. Đồng bào tiếp tục lục soát kỹ mới phát hiện ra một tên Tây trắng nằm sát lòng đò, được che kín bởi một tấm ván ở trên. Cả ba người đò mặt trắng bệt vì quá sợ. Đồng bào nện gậy gộc vào hai tên Việt gian, dí gươm giáo muốn giết cả ba cùng lúc. Sau cùng đồng bào đồng tâm với ý kiến trói kỹ, bố trí lực lượng dẫn giao lên cấp trên.
Đoàn người theo rất đông. Trời gần tối
CHUYỆN BỐ PHÒNG
Vì gần tuyến trường, nên khu vực chúng tôi bố phòng rất cẩn trọng. Có hai điểm trực gác và tuần phòng. Điểm một, từ đò Cồn đến Chùa bà, điểm hai từ Chùa bà trở xuống, baoqua nh cả mặt sau(còn gọi là ô). Nhiệm vụ tôi ở điểm một. Điểm có hai ban canh tuần, mỗi ban năm người. Ban đầu từ 7 giờ tối đến 1 giờ khuya hôm sau, ban nhì từ 1 giờ khuya đến 6 giờ sáng. Mỗi tối tập trung đủ mặt, kể cả ban canh sau cũng đến điểm mà ngủ. Đúng giờ đổi phiên. Khi canh, chia ra ba người rảo quanh ô tuần tiểu, hai người ngồi tại điểm.
Một buổi sáng, dậy sớm, tôi bỗng giật mình, bởi cả sạp canh 9 người vẫn nằm ngủ mà khí giới, dây, mỏ đều biến mất, kể cả chiếc bàn ngồi làm việc không cánh mà bay. Tôi đánh thức hết, ai cũng lo. Đến 8 giờ, chúng tôi bị gọi đến khiển trách, thì ra lúc hai giờ sáng ban tuần tra đi kiểm soát, thấy mọi người ngủ say như chết, liền khuân sạch đồ về nhà nằm ngủ. Sáng dậy ban tuần tra làm báo cáo lên cấp trên. Thực ra, ban canh nhì có lỗi, vì ban nhất chúng tôi đã bàn giao, thí luôn cả 5 mạng mình thay phiên ngủ cho họ canh giữ, dè đâu họ cũng ngủ luôn. Lại nữa, ban tuần tra không gọi dậy lúc ấy mà lấy luôn khí giới, dụng cụ báo động đem về nhà thật đáng phê phán.Bởi nếu đêm ấy có gì xảy ra thì biết sao mà lường!
CHỐNG BA THỨ GIẶC
Năm 1945-1946, đa số bà con mù tịt chữ nghĩa. Thanh nam, thanh nữ ít biết chữ huống trẻ nít, ông bà già! Thế là bùng nổ rộng khắp phong trào chống ba thứ giặc (giặc ngoại xâm, giặc đói và giặc dốt).
Chúng tôi họp nhau lại bàn bạc việc chống giặc dốt. Việc điều động bà con đi học quả khó khăn. Còn giáo viên cũng được huấn luyện thêm nhiều. Chủ trương làm thế nào để lớp học tuy phức tạp nhưng vẫn có hào khí, dễ nhớ, khi đến lớp thì tấp nập, khi về thì cởi mở tất lòng.
Có giai đọan việc khuyến học tổ chức như sau: Treo bảng ở nhà, số người trong vòng đen trắng., ai thấy vòng mình đen không muốn trắng, xóa đi thì gắng học. Có giai đọan phân làm nút chận, bảng dựng ở ngã đường cho người đứng đọc. Các cô cậu trẻ đỏ mặt khi bị giữ lại học giữa đường. Còn mấy cụ già thường cười trừ hẹn đi kịp chợ về sẽ học. Việc học có tuyên dương khen thưởng.
Bài học vui, dễ nhớ như i tờ, đọc là i ngắn có chấm, tờ dài có ngang. O tròn như quả trứng gà, ô thời đội mũ, ơ là thêm râu…
Khi dạy, giáo viên còn pha chuyện khôi hài để mau thuộc: O, o này đi chợ, gặp chú lấy móc, móc vào mình. O nói a! la lên, thế là o thêm móc là a. Còn chữ Ô, giáo viên dùng phấn vẽ mặt người, có mắt, mũi, miệng, rồi kể rằng bác thợ cạo, cạo râu cho cậu trai, lại để bộ râu trên, cậu soi gương thấy trên môi mình có râu ngồ ngộ bèn ô lên. Đến chữ Ơ, bác thợ cạo lại gọt đi, làm mất đi một bên, cậu trai soi gương thấy sứt râu thốt lên ngạc nhiên: ơ.
Chuyện học , bà con còn đem ra tận đồng nói, cười, nhờ vậy nhớ dai.
Nạn dốt chống ban đêm, giờ rảnh. Nạn đói chống mọi lúc mọi nơi. Chúng tôi chia nhau từng khoảng đất trồng sắn, trồng khoai, tâm niệm tất đất là tất vàng. Ngoài ra chúng tôi còn có bổn phận đi nhận thu lương thực khoai, sắn, bắp, đậu, gạo của bà con dồn ra tuyến trường.
Phong trào đồng, vàng, tuần lễ đồng, tuần lễ vàng, nhằm góp tiền mua đúc súng, đạn. Chúng tôi, cả trăm đứa hè nhau đào ống nước các con đường lấy sắt thép rồi gánh về quê lo đúc súng đạn. Đường Chi Lăng từ trên cầu xuống đào sâu tợ giao thông hào, bày ra cả ống nước lớn đường kính bằng thúng gánh nước, đen ngòm, bề dài 4-5 sải tay, thay nhau gánh, chuyền ì ạch.
CHUYỆN HY SINH
Nhiều đêm thay phiên các toán vượt sông qua Morin chơi trò “mèo rình chuột” nghĩa là theo dõi, tìm sơ hở diệt Pháp. Hôm ấy, đến lượt T, điều mơ ước lâu nay, giờ mới được toại nguyện. T đi cùng ba người khác mang theo súng trường, lựu đạn và dao găm. T rất vững tâm, vì ngoài khí giới được trang bị, T có võ nghệ cao cường đủ sức quật ngã 4-5 ngườimột lúc. Bốn anh em lên kế hoạch, mỗi người một việc nhưng phải hỗ trợ trông nhau vì địa bàn rộng.
Qua đến Morin, các bạn bắn sẻ, trúng vài tên. Thấy con đường trước bồn hoa vắng người, T trườn qua, nhanh nhẹn nép vào bóng tối ở mép thềm. Trước kia nơi đây có tấm gương rộng đặt hàng bán nhưng nay chỉ còn cái giá phía trong làm nơi che bóng T. T biết Pháp đang tập trung đông, dự định sẽ quăng lựu đạn vào qua tấm gương vỡ (có lỗ trống). T vừa rút chốt quả lựu đạn, ngay tức khắc một loạt đạn từ phía Pháp nả vào T, T quằn lên, ngả xuống, quả lựu đạn trong tay T tóe lửa gầm vang, xé nát thân T. Các bạn T bắn trả, mộttên Pháp rớt xuống. Trước tình thế bất ổn, ba bạn bò sát thảm cỏ, lần xuống mé sông rồi ngâm mình dưới nước, dùng ống nứa cạnh chân bèo để thở, cố giữ yên, không một chút gợn mặt nước sông Hương.
Bên này, anh em đoán biết sự việc, lo lắng. Chờ đến khi ba bạn trở về, xúm nhau hỏi chuyện, mừng mà bùi ngùi một người bạn đã hy sinh.
NGÀY DI TẢN
Một đêm khoảng 19 giờ bỗng có báo động liên hồi, khác nhiều so với những lần trước. Báo đỏ, khẩn cấp, tiếng súng, tiếng pháo xen kẻ ầm trời. Chúng tôi đang ở cầu Gia Hội chưa biết chuyện gì xảy ra, lát sau mới nắm được chính xác bên mình cho nổ mìn phá cầu Tràng Tiền ngăn Pháp tràn qua. Pháp có tiếp viện quân nên đang dồn lực tấn công.
Tháng 12 năm 1946, lửa đạn sôi sục phố Huế. Tờ mờ sáng đã loan đi lệnh di tản ông bà già, trẻ nít. Chúng tôi nhanh chóng sắp xếp, hướng dẫn bà con qua các bến đò Chợ Dinh, Bao Vinh, Thanh Phước, kể cả Nam Phổ, Dưỡng Mong. Một số đồng bào không đi, quyết ở lại chiến đấu giữ làng, giữ nước đến cùng. Chúng tôi lập phòng cố thủ, súng đạn được đem đến thêm lực, thêm tinh thần.
Mấy ngày liền Pháp không cách nào tràn qua phía tả ngạn (Bắc Sông Hương). Còn chúng tôi (và các đơn vị khác cũng vậy), đêm đêm tìm cách đốt nhà kho, nhà chứa làm Pháp tiêu hao. Pháp dùng tàu thủy đổ bộ nhiều nơi giải vây Morin. Từ Gia Hội, chúng tôi rút về Bao Vinh, xuống La Sơn. Số ít ở lại, hoặc đi xa hơn.
Đêm đó, một nhóm hỗn hợp gồm chúng tôi và số người không quen biết. Tôi nghĩ họ là Vệ quốc quân đặc trách cầm chân giặc. Các anh hóa trang các ăn mặc, giấu súng. Cách vài giờ là có người khác đến trao đổi bí mật. Khuya, anh bàn chúng tôi giải tán mặc dù chưa có lệnh nhưng tin chiến sự đã cho anh biết. Anh nói Pháp đã tràn khắp Huế, sẽ nguy hiểm tính mạng cho thanh niên chúng tôi, riêng anh phải ở lại.
Chúng tôi, mỗi người mỗi đường, buồn và lo cho anh. Tôi về phía tài Ba, Phàn Thành rồi thẳng xuống Kim Đôi. Dọc đường, thấy bà con ai cũng chuẩn bị chiến đấu. Đi khá xa, tôi vẫn còn nghe tiếng súng ở vạt trên. Không biết các chiến sĩ tử thủ ngăn giặc cho anh em đi xa giờ ra sao!?
Ở Kim Đôi 1 ngày rưỡi, tôi nôn nóng trở lại xem gia đình mình ra sao, đang ở đâu? Gia đình tôi gồm ông bà già, con trẻ khi chạy loạn có cho tôi biết sẽ về ngõ Bao Vinh. Bao Vinh bây giờ hỗn loạn. Trên đường từ La Sơn lên cổng bao Vinh cảnh tượng thật tang tóc, xác người rải rác, áo quần, xách gói, quang gáng, nón mũ… ngổn ngang trên bờ, dưới ruộng. Về chiều, trời càng lạnh, tôi vẫn không ngừng bước, tâm can tan tác, xót xa…
Rất may, buổi tối, tôi gặp lại gia đình ôn mệ tại bờ thêm ngôi nhà ngói gần chợ Bao Vinh. Mừng ra nước mắt. Kể chuyện kề bên miệng chết, con người trong cơn rét, đói rách, gia đình che manh chiếc xơ ngăn gió. Gia đình dặn dò tôi hãy giữ lấy thân vì thanh niên là mục tiêu của súng giặc. Còn bác tôi nay già yếu, đau, đói rách, chẳng có vợ con, cô thânđộc mã đang vắng mặt, gia đình càng lo lắng hơn.
Cách đây 10 hôm(mồng 3 tết ÂL), cả nhà ôn mệ thức nói chuyện dài ngày đạn lửa khiến cuộc sống điêu linh. Bác và tôi cùng nằm trên chiếc rương. Bác nói, nếu có chạy tản ra ngoại ô thì bác theo Ủy Ban lo nấu cơm tiếp tế người ăn đánh giặc, bác sẽ no. Khoảng 3 giờ sáng, tiếng súng nổ nghe như pháo đốt giao thừa. Đứng trước sân nhìn qua phía lầu Tây thấy đỏ rợn lên.Bác chống gậy theo UB tiếp tế là no, nhưng biết sức bác có băng suối vượt đèo được không? Ai dìu, cõng bác trong lúc súng, đạn bên sườn? Chắc chắn bác cũng rời mà theo làn sóng người đang chạy. Gia đình trông ngóng, nôn nao…
KHÓI LỬA CHỢ CẦU(*)
(*)Chợ Cầu: Ở làng Phú Lương, huyện Quảng Điền bên sông Bồ, là nơi nổi tiếng về nghề rèn và làm vôi ăn trầu. Vôi được làm bằng loại sò trắng được rửa rất sạch để loại cát sạn và nung kỹ để cho bột thật mịn.
Ru em cho thét cho muồi
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh….(hò ru em)
(Từ điển HUẾ XƯA)
Trở về Kim Đôi, tôi cứ bồn chồn về nỗi cơ cực trong gia đình, 7 người phải sống vất vơ với gánh đồ mang theo gồm manh chiếu rách, vài thứ áo vải không bán được 1 đồng, dăm ba chén bát sứt mẻ, đôi cái soong nồi muốn vứt, cây đèn dầu bóng vỡ. Gạo không, dầu không…sống giữa gió mưa đạn lửa không biết ngày nào ngơi. Gặp gia đình biết người còn sống là mừng. Sau nhiều phút đắn đo, tôi đưa cho ôn mệ 4 đồng bạc của mình(dù chỉ mua được hai lon gạo) bởi lúc này tôi cũng đang rất cần tiền để sống, trong khi chẳng có là bao, còn bác tôi thì đang nơi đâu không rõ. Anh Chín biết tôi phân vân, buồn lo nên bao tôi ăn, ở. Anh còn mướn đò lên Huế giúp tôi chở lư hương, bát nước gồm 3 ghế và đồ thờ, 1 bộ bàn, ghế tròn xoay, 1 giường vuông lớn về đây.
12 giờ trưa, máy bay bắn gắt phía Hương Cần. Chợ Cầu bị cháy, khói ngùn ngụt. Tôi nôn nóng muốn đến xem dẫu biết nơi đo đang rất hỗn loạn, dân di tản, chết chóc bao trùm. Anh Chín đồng ý sáng hôm sau để tôi đi.
Qua loa buổi ăn sáng, tôi ôm gọn 1 bao xách gồm 1 bộ quần áo cũ, 1 cái mền quấn theo 1 dao găm . Sợ Pháp chặn xét hỏi, tôi chuẩn bị câu trả lới rằng dao mang để hộ thân vì phòng cướp giật lúc này. Tôi mang theo giấy thông hành của chính phủ , giấy khám bệnh của BS Pháp, giấy làm nghề…Còn giấy đoàn thanh niên (mỏng) xếp nhỏ giấu sau cổ áo.
Từ Kim Đôi lên chợ Cầu khoảng 15 cây số, đường đi khó, nhiều chướng ngại, hầm hố. Tôi cố bước nhanh, hỏi đường dù anh Chín đã vạch ra khi ở nhà. Đến chợ Cầu vào giữa trưa, nực mùi cháy khét, nhà nứt, loang lổ. Một nhà ngói trúng đạn lửa của Pháp, người trong nhà chết cháy đen quay. Hỏi thăm, họ bùi ngùi kể về sự chết chóc hôm kia, đa số là người ở phố.
NẤM MỘ HƯƠNG CẦN
Tôi tiếp tục hướng về Hương Cần(**), dù đường từ Chợ Cầu đến Hương Cần xa bằng Kim Đôi- Chợ Cầu. Tôi vừa đi nhanh, vừa hỏi người đi đường, chân không dừng nghỉ, cho kịp đến trước khi trời tối. Tôi đến chợ lúc 6 giờ chiều, con đường trước chợ rộng 4m, đối diện chợ có cái am ngói. Qua 3 dãy đình, quán toàn tranh thấp thỏi. Phía sau chợ có con sôngrộng, vài chiếc đò tấp vào cơm nước.
Cầu Hương Cần, Gần thành phố Huế 10 km về phía Bắc, bắc qua Sông Bồ.
Quanh chợ là nhà, vườn xúm xít. Chợ có vẻ tầm cỡ lớn nhưng lúc này vắng người, chỉ vài giường, chõng, sạp, gạch gỗ kê lót. Cạnh dãy cột tre, đôi ba cụ bà ẳm cháu đỗ ăn cơm. Các cụ cho biết hôm kia tại đây, nhiều người bị tàu bay(máy bay) bắn chết, chìm mộtchiếc đò khoảng 6- 7 người, chủ yếu dân thành phố chạy loạn, một số có thân nhân nhận chôn, số khác người trong làng lo liệu. Ngay tại quán, cũng có 1 cụ già nằm chết, có lẽ do rét quá. Không ai biết tên tuổi của ông, dân làng đã chôn cùng những người chìm đò.
Nghe kể, tôi cứ chập chờn hình ảnh cụ già co ro ngàn thu trên cái sạp đơn côi lạnh giá. Bác mình cũng đơn chiếc tha phương. Còn những phận người oan ức trên con đò định mệnh là ai? Gia đình ôn mệ có qua đò này không?
Nhá nhem tối, lại bắt đầu tiếng súng chát chúa lùng quét của Pháp.
Nói về bác tôi. Bác không chạy với gia đình chú(tôi gọi là ôn mệ), bác theo UB cách mạng nấu cơm tiếp tế. Bác không vợ, con, thỉnh thoảng bác ghé nhà thăm rồi lại đi.Ngày cuối, bác đi, tôi nghe bác nói với người em:
-Chú cứ lo gia đình chú, còn tôi một mình chạy theo UB nấu cơm cho bộ đội, một số già yếu như tôi cũng theo UB. Khi mô bộ đội đói, tôi mới đói.
Rồi UB rút, bác cũng biền biệt. Sau 3 hôm cụ già vô danh tính yên nghỉ(15/1 ÂL), tôi đến chợ Hương Cần, phải chăng bác tôi đã không theo kịp UB nên dừng lại quá vãng nơi này. Tôi không thể trở lại Hương cần tìm thêm tin tức(tông tích) vì súng đạn lùng bố suốt ngày đêm. Mãi sau, có người từ Hương Cần chạy loạn cho biết đã gặp bác tôi tại quán sạp, lúc ấy rét thấu xương, bom đạn không ngớt, UB phân tán, hay rút vào chiến khu. Đói lạnh, già yếu làm bác kiệt sức. Tôi đau xót…ôi, Hương Cần là điểm cuối cùng một đời tha phương của bác. Một nấm mồ vô danh…
Tôi ngược trở lại Bao Vinh trong đêm tối để tìm gia đình và báo tin này cho nhà biết. Bao Vinh vừa bị đốt phá tàn khốc, gia đình ôn mệ lại chạy tản nơi khác. Dân nơi đây mấy ngày nắm vơ vất đã chạy về Cù Bi, Hiền Sĩ, Mỹ Xá…máy bay Pháp đang rượt bắn. Làng chánh của mệ ở Mỹ Xá, nên nhiều khả năng ôn mệ đang về hướng đó, tôi cũng nhắm hướng Mỹ Xá, chạy về.
Cảnh tượng thê thảm vô cùng, dồng bào gồng gánh, bồng bế, bơ phờ, xơ xác, dọc đường nhiều đám tro còn ngún khói khét lẹt. Người chạy tản tập trung đông ở chợ, gần sông, cầu… Tôi đi dọc bờ tre làng Mỹ Xá, người già, trẻ nít ngồi dày trên chiếu, thùng, giõ nhốt gà vịt lổn chổn. Họ hỏi chuyện nhau như đã từng quen biết. Nhiều người cũng đang tìmthân nhân như tôi.
Qua chiếc cầu đúc nhỏ hẹp, có lan can đẹp, tôi quẹo trái tới chợ. Từ móng cầu lên nơi nào cũng chật ních người di tản. Nơi đây tôi gặp số người quen, họ gọi gia đình tôi đến. Thì ra gia đình ôn mệ ngồi dưới mái tranh bợt bến trước chợ(đây là một quán nhỏ đã nghỉ bán hàng). Nghe tôi kể lại chuyện cụ già chết ở Hương Cần nghi là bác, cả nhà ngậm ngùi, ray rứt nhưng đành cam, chiến tranh biết ngày nào nguôi lạnh để về tìm nấm mồ ở Hương Cần? Bây giờ cái chết đang rình rập hàng ngàn gia đình. Sống chỉ là tia hy vọng mong manh…
Mỹ Xá, nơi ôn mệ tìm về mong chút an lành nhưng giờ đây không khác gì lội vào biển lửa. Ôn mệ quyết định không vào nhà ngoại nữa mà nghỉ tạm bờ đường đôi bửa sẽ quay về nhà, thà chết tại nhà hơn chết tha phương.
Ở KIM ĐÔI
Về lại Kim Đôi, tôi kể hết cho anh Chín nghe, nói anh cần đề phòng giặc Pháp tràn về miệt quê càn quét. Anh Chín là bạn thân, anh có vợ, 3 con, nghèo, đạp xích lô kiếm sống. Anh gửi con trai tên là Lại (13 tuổi) học may nơi tôi. Mỗi khi gia đình anh làm ăn khó khăn hay đau ốm, tôi hay giúp. Huế bất ổn, anh Chín về quê (Kim Đôi) sinh sống, không quên cho tôi địa chỉ. Cuộc chiến dồn vào Huế, tôi về Kim Đôi ở với anh, chưa đầy 2 ngày tôi theo đò anh chị Hai(cũng là bạn và có hẹn trước) sống dạt theo sông nước. Anh Chín quyết giữ tôi lại nhưng lúc này tôi chưa thể.
Pháp càn quét, bố ráp khắp nơi. Súng đạn nơi đâu cũng rền vang, không trước thì sau, nơi ít, nơi nhiều. Sau cùng, tôi trở lại Kim Đôi ở với anh khoảng nửa năm.
Nhớ ngày trở lại Kim Đôi, khoảng 4 giờ chiều, anh Chín đang bệnh, trùm chiếu nằm không ăn uống gì cả. Thấy tôi đến, anh choàng dậy, mũi sụt sịt, nói:
- Thấy anh, tôi hết đau!
Dù dang bệnh, anh khăng khăng tôi phải nói ra những điều cần anh giúp. Trước hết, anh tìm cho tôi một nơi tốt gần chợ để tạm bày hàng may làm ăn sinh sống. Anh dắt tôi ra chợ cách nhà khoảng nửa cây số. Chợ Kim Đôi có độ 6, 7 nhà ngói chứa và bán hàng hóa, anh ghé nói chuyện, giới thiệu tôi, kiếm chỗ bày may.. Thật mới biết, anh nghèo nhưng có uy tín, tình cảm với anh qua n trọng hơn mọi thứ, nên ai cũng quý trọng và thương anh, nhờ đó tôi cũng được thơm lây. Mọi người sẳn lòng giúp tôi. Tôi tìm được một căn nhà ngói cạnh chợ rất thuận lợi, anh Chín vui lắm, anh cởi trần dọn dẹp, khuân từng bó củi, lu hàng, lấy cót làm phên ngăn. Ăn cơm xong, chưa uống nước, anh lại bắt tay vào việc.. Hai ngày sau, anh và tôi tìm đò ra Lãnh Thủy, anh chị Hai rất mừng được có người chèo đòqua phá, vì từ lâu đò nằm cạnh rạp cá không đi đâu nên chẳng mướn người chèo. Đò neo tại bến trước mặt đình Kim Đôi, tôi và gia đình anh chị Hai sống ở đây một thời gian. Ban ngày, Trung( con anh chị Hai) may ở hàng may, tối về nhà anh Chín ăn cơm và ngủ nghỉ, có khi ngủ tại hàng may. Chị Hai bày hàng bán áo quần trẻ em ở chợ này vài tháng, rồi chèo lên bán tại chợ Đông Ba, Huế.
Huế tán loạn, ôn mệ phải rời nhà. Tôi nhờ anh Chín chở bàn thờ theo. Đò đậu ở bến Phủ, anh vác mọi thứ xuống đò, còn tôi chạy ra, chạy vào bán sắn( do anh Chính bày mua sắn theo bán lấy tiền để trả tiền đò). 3 giờ chiều mới về Kim Đôi. Bác K ở trước mặt nhà anh Chín đồng ý cho tôi để tạm đồ đạt kể cả bàn thờ gia tiên. Bác K thật tốt, bác đặt bàn thờ gia tiên tôi bên cạnh bàn thờ gia tiên bác. Lúc nào đốt hương, tôi cũng kính cẩn cắm cả bên bác.
Thắp nén hương vào bát lư hương hội đồng, tôi khấn nguyện đến hồn bác tôi là Lê Văn Nguyện(Trìa), nếu thật bác quá vãng trong cảnh loạn ly này xin chung cùng với tổ tiên an vui miền giới khác, thông cảm cảnh ngộ con cháu đang đau khổ triền miên.
Năm 1947, tôi nhờ anh Chín chở đồ đạc, bàn thờ và đồ thờ lên.
PHÁP ĐỔ VỀ KIM ĐÔI
Người dân Kim Đôi kiên quyết chống Pháp. Bà con dựng hàng rào, canh phòng cẩn mật. Nhà anh Chín ở ngõ sau xóm bác Lý Cần(cơ sở cách mạng). Nơi thường tập trung họp hành, tập dượt văn nghệ. Trụ sở UB đặt trước đình làng. Nhà thờ chúa là nơi gác của nhân dân tự vệ, anh Chín là nòng cốt. Địa thế thuận lợi vì gần bến đò, quan sát rõ phía trên chợ và dưới ruộng, ngõ ra cửa phá.
Một buồi chiều, xuất hiện chiếc đò lớn 3 mui, đậy bừng đang tiến dần vào bờ ( Sông Kim Đôi ở phía Đông Nam huyện Quảng Điền, là một nhánh của sông Hương).Anh em ngờ ngợ, vì thời điểm này chẳng còn ai mua bán ở chợ. Đò không dừng tại chợ, rà rà qua đình làng, tấp vào phía nhà thờ. Tôi đứng cách 400m, ruộng trống, có ánh nắng rọi nên trông rất rõ. Nhân dân tự vệ gác trên đường, chuẩn bị xét hỏi. Thình lình, tấm bừng tung lên, 5 tên Pháp mặc quân phục, đội mũ đồng nhào ra đồng loạt xả đạn. Đồng bào hoảng hốt, la hét, chạy tán loạn về phía ruộng. Tôi lùi vào nhà một người hàng xóm đã bỏ chạy không còn ai, nhân bàn thờ đã vén sẵn, tôi thắp nhang đèn lên, lấy chiếc áo đen dài mắc ở cột mặc vào giả vờ cúng kỵ, giấy tờ giấu vào rui nhà, dao mác lấy cất đi. Tôi bình tĩnh ngồi chờ, sắp sẵn câu trả lời nếu Pháp hỏi. (Đã xảy ra chuyện Pháp lục lọi nhà dân, chẳng tìm được gì, lúc quay ra, chúng thấy con dao xắt(thái) chuối nuôi heo dắt trên mái, liền bắt chủ nhà ra bắn).
Chúng xả đạn khoảng 5 phút(đầu xóm đến giữa xóm) rồi rút lui. Dân hoàn hồn, ai nấy lo chạy về nhà. Một số nhân dân tự vệ hy sinh loạt đạn đầu tiên vì quá bất ngờ.
LÀNG AN XUÂN KHÁNG PHÁP
Vài tháng sau khi Pháp đổ bộ Kim Đôi, đến chuyện làng An Xuân.
Làng An Xuân cách Kim Đôi một cánh đồng, hai làng liên thông bằng một con đường hẹp 1 m. Những người có kinh nghiệm chiến đấu từ các làng trên dồn về tổ chức, bố trí nơi ưu thế. Tin lan trong nhân dân: “Vài ngày tới An Xuân sẽ đánh Pháp tại làng”. Hôm ấy, mộtthanh niên làng An Xuân đi cùng cô gái cần đồng hồ tay xem giờ. Hai người không tiết lộ chuyện chuẩn bị chiến đấu nhưng tôi đoán họ đang sôi sục và dành tất cả cho trận tuyến nay mai. Đồng hồ tay của tôi là loại tốt, mặt chữ bằng đồng nổi đẹp, lên giây cứng chạy được 1 ngày rưỡi, thấy anh rất cần, hơn nữa giúp anh trong lúc này là cần thiết, tôi đồng ý bán với giá 80 đồng, anh đưa trước 40 đồng, số nợ hẹn gửi sau.
Ba ngày liền, dân làng An Xuân ra Kim Đôi mua thức ăn rồi vội vã về. Dân Kim Đôi cũng nóng lòng không yên.
Bảy giờ sáng thứ tư, súng bắt đầu nổ phía sau ruộng làng Kim Đôi, lần lên con đường hẹp vào làng An Xuân. Anh Chín và tôi đang ngồi uống nước ở bộ ván cạnh cửa, bỗng một viênđạn lạc bay vào xé toạc góc cột. Tiếng súng hai bên chọi nhau dữ dội, có cả tiếng mìn và lựu đạn.
1 giờ sau, làng An Xuân ngưng tiếng súng.
Sáng hôm sau, người An Xuân lại ra vào Kim Đôi mua bán, cô gái hôm qua ghé nhà kể chuyện. Pháp nạp mạng nhiều, một số dân làng An Xuân hy sinh, trong đó có người thanh niên mua nợ chiếc đồng hồ. Hiện An Xuân đang tản bớt người và lo đào hầm trú ẩn phòng Pháp trả thù. Tôi bàng hoàng nghe tin người thanh niên hiền hòa, chất phác hy sinh, anh chẳng quen biết gì tôi, món nợ 40 đồng của anh càng làm tôi ray rứt cứ nghĩ chính mình đang nợ anh, món nợ bằng máu rưới thắm non sông mình.
Như dự kiến, hai ngày sau, Pháp đưa vài chiếc máy bay lượn quanh làng An Xuân đốt phá, bắn giết. An Xuân trở thành biển lửa…
BAO VINH-LÒ SÁT SINH
Pháp thường tràn về thôn quê càn quét, bắn giết, bắt bớ về giam tại đồn, ta khảo. Người chết trôi tấp các bến sông, tay bị trói có cột theo đá nhưng không đủ nặng để kéo xác chìm xuống.
Từ Kim Đôi lên Huế phải qua Bao Vinh, nơi đây có đồn kiểm soát, bắt giam người ở các miền cho đến chết. Đồng bào qua Bao Vinh phải chờ đông mới dám đi.
Một lần, một người thợ may bi bắt vì trong tủ nhà có cờ đỏ sao vàng. Pháp trói tay ông cặp cánh, buộc dây quăng xuống sông cho uống nước sình bụng rồi lôi lên. Chiều chiều, Pháp và cả một số người Việt, bắt ghế ngồi trước bờ sông chơi trò này, có người bị dìm nước cho đến chết, người bị cột vào đá ngâm cho rục giữa lòng sông. Xác người trôi đầy ở Ba Sình, Thanh Phước. Nhiều người nhận ra xác người thân cũng ngậm ngùi không dám mở miệng.
Sau này trở lại Huế làm ăn, lâu lâu về thăm Kim Đôi, tôi vẫn còn cảm giác ớn lạnh cho dù giờ đã thay đổi nhiều.
XIN LẠI TẤM HÌNH
15 năm sau(1960), tôi giao lại tấm hình cho gia đình bạn P và kể lại chị P rõ câu chuyện năm ấy…
Năm 1945, phong trào chống Pháp nổi lên rộng khắp. Một số bạn(trong đó có P) và tôi tham gia hoạt động. P là tự vệ chiến đấu sát cạnh Vệ quốc quân. P bị thương nằm ở bệnh xá Cổ Lão, đi nạng. Bệnh xá nằm bên dãy tre già sau cùng của làng Cổ Lão, có 6 gian, che bằng tranh thưa, bệnh binh và thường dân bị thương nằm lẫn lộn. Thân nhân không mấy ai biết để đến thăm. Tôi gặp P, chưa tâm sự bao nhiêu đã nghe lệnh di chuyển bệnh nhân, phá hủy bệnh xá vì giặc đến. Thế là người khiêng, kẻ gánh, vác, cõng, dắt dìu lầm lủi trong đám lau sậy lút người. Những người đến thăm, giúp phải rời ra, nhìn theo ngậm ngùi, đau xót. P và tôi chia tay mà nghèn nghẹn.Bông băng, máu rơi vãi khắp mặt đất… Cả người đi, người về đều vội vã. Chỉ phút chốc, lều tranh trống rỗng, xác xơ.
Năm 1960, gia đình P nhận được tin từ phía giải phóng rằng P đã hy sinh. Ngoài vợ và 2con, P còn 1 mẹ và 2 người chị. Cả nhà tiếc thương, khóc lóc. Vợ P tìm tôi xin lại tấm hình của P chụp trong thời gian may chung với tôi tại số nhà 160. Hồi ấy P sang thành 3 tấm, 1 cho gia đình, 1 đem theo và 1 tặng tôi. 22 tuổi, P trông khôi ngô, tươi tắn, tóc chải phồng lượn sóng như tài tử, mặc áo sơ mi trắng, cổ lật rộng rất duyên. 15 năm mà nước thuốc vẫn đẹp như mới. Vợ P nói:” may tấm hình anh cố giữ, qua bao sóng gió đạn lửa vẫn còn, nhờ tấm hình này mà sáp con tôi biết được mặt cha nó”
Chị lấy mảnh giấy trắng bọc tấm ảnh cẩn thận. Nước mắt chị trào ra.
Dù cho người đã khuất đi
Ảnh này lại nhớ những khi có người
(Trích hồi ký Nguyễn Hữu Chung)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét