Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với Biến đổi khí hậu ở vùng ven phá Tam Giang

nuoi trồng thủy sản phá tam giangDựa trên cơ sở nuôi trồng thủy sản là ngành có truyền thống lâu đời của người dân
vùng ven phá Tam Giang nói chung và khu vực thôn Quán Hòa nói riêng. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh, thiếu vốn và đặc biệt do ảnh hưởng của
BĐKH đã gây không ít khó khăn cho cộng đồng người dân nơi đây.  Mô hình nuôi xen cá
kình-tôm sú và mô hình nuôi xen tôm sú-cá dìa-cua  thích ứng với BĐKH  được Viện Tài
nguyên,  Môi trường và Công nghệ sinh học-Đại học Huế triển khai xây dựng cho cộng
đồng  người  dân  ở  thôn  Quán  Hòa,  xã  Quảng  Thành,  huyện  Quảng  Điền  và  thôn  Vân
Quật Đông, xã Hương Phong, huyện Hương Trà.
110
Nội dung thí điểm mô hình này được triển khai bằng sự phối hợp, thảo luận giữa
chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư cùng nhóm chuyên gia tư vấn.
Mục tiêu của
mô hình thí điểm nhằm thử nghiệm các  loại  mô hình nuôi trồng thuỷ sản  vùng ven phá
Tam Giang theo hướng quảng canh cải tiến, chủ yếu tập trung vào  mô hình nuôi xen cá
kình  –  tôm sú; cá dìa  –  tôm sú  –  cua. Đồng thời hướng đến việc tiếp tục hoàn thiện quy
trình kỹ thuật nuôi xen nhiều đối tượng trong một mô hình đảm bảo tính bền vững và thích
ứng với BĐKH.
Kết quả mang lại từ mô hình cho thấy, mô hình nuôi xen tôm sú -  cá kình trên địa bàn
xã Quảng Thành cho hiệu quả tương đối tốt, lãi từ 13-15 triệu đồng. Đối với các mô hình
nuôi xen tôm sú -  cá dìa -  cua trên địa bàn xã Hương Phong cho hiệu quả khá  tốt, lãi trên
20 triệu đồng. Cá dìa ở đây phát triển tốt, điều kiện môi trường nước khá phù hợp.



Trích KỶ YẾU HỘI THẢO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC MIỀN TRUNG  BỘ VÀ TÂY NGUYÊN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét