Từ những kết quả nghiên cứu đạt được về các biểu hiện và tác động của biến đổi
khí hậu tại tỉnh Thừa Thiên Huế, nghiên cứu này đã tiếp tục xây dựng được một số mô
hình thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng trũng thấp, gồm: Mô hình trồng rau; Mô
hình nuôi thủy sản và Mô hình nhà cộng đồng.
chung của toàn cầu. Biến đổi khí hậutác động đến những yếu tố cơ bản của đời sống
con người trên phạm vi toàn cầu như nước, lương thực, năng lượng, sức khỏe và môi
trường. Hàng trăm triệu người trên thế giới có thể lâm vào nạn đói, thiếu nước, lụt lội
và bệnh tật do Trái đất nóng lên và nước biển dâng.
Đối với Việt Nam, nếu mực nước biển dâng 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích
đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng, Quảng
Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích
thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập; gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng
đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh,
gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số thành phố Hồ Chí
Minh bị ảnh hưởng trực tiếp; trên 4% hệ thống đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và
khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ sẽ bị ảnh hưởng [3].
Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, biến đổi khí hậu không còn là nguy cơ mà đã trở thành
hiện thực rõ ràng. Người dân địa phương thường xuyên phải chịu tác động của các thiên
tai nghiêm trọng như bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, lốc, tố,... Thiên tai và các hiện
tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng trở nên thường xuyên hơn với cường độ mạnh
hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Chính vì thế, việc nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và xây
dựng các mô hình thích ứng là một việc làm cần thiết và cấp bách.
núi và gò đồi. Phần còn lại là đồng bằng ven biển và đầm phá, trong đó có nhiều vùng
thấp trũng.Hiện nay, vấn đề biến đổi khí hậu với những biểu hiện rõ về sự gia tăng nhiệt
độ và mực nước biển dâng đã gây ra những ảnh hưởng ngày càng lớn đến các đồng
bằng ven biển và đầm phá, đặc biệt là những vùng thấp trũng. Xã Hương Phong (huyện
Hương Trà) và xã Quảng Thành (huyện Quảng Điền) là những địa phương thuộc vùng
đồng bằng thấp trũng ven phá Tam Giang và hạ lưu của hệ thống sông lớn nhất tỉnh Thừa
Thiên Huế - hệ thống sông Hương (Tả Tạch, Hữu Trạch, sông Hương và sông Bồ). Do
vậy, đây là vùng chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra hiện
nay. Chính vì thế, nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào hai xã Hương Phong và Quảng
Thành, được xem là các địa phương tiêu biểu của vùng thấp trũngở Thừa Thiên Huế.
Hình 1. Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu: Thông qua các buổi tiếp
xúc, làm việc với các cơ quan địa phương, đã thu thập các tài liệu, số liệu liên quan
đến khu vực nghiên cứu. Tất cả các số liệu, tài liệu sau khi thu thập được thống kê và
tổng hợp để đưa ra bức tranh tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội cũng như
những tác động của biến đổi khí hậu lên khu vực.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa:Đã tổ chức nhiều đợt điều tra, khảo sát
thực địa tại địa bàn nghiên cứu để nắm bắt các vấn đề về kinh tế-xã hội và môi trường
tại đây.
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA):Nghiên cứu đã
sử dụng phương pháp PRA như là một công cụ để tiến hành làm việc với chính quyền
và người dân địa phương nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội,
những tác động của biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng của người dân địa phương.
- Phương pháp bản đồ và GIS: Việc ứng dụng các phần mềm bản đồ cùng các
phép phân tích không gian trong môi trường GIS để thể hiện các kết quả trên bản đồ
là rất hữu ích trong việc phân vùng hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội, phân vùng tổn
thương do biến đổi khí hậu.
- Phương pháp phân tích chuỗi:Cách tiếp cận cơ bản nhất trong xây dựng mô
hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai bão lũ ở khu vực nghiên cứu là
phân tích chuỗi tác động theo nguyên lý nguyên nhân – hệ quả: Biến đổi khí hậu à
Thiên tai bão lũ à Tổn thất người và của cải, tổn thương môi trường à Biện pháp chống
chịu, thích ứng à Mô hình sinh kế quy mô hộ gia đình và quy mô cộng đồng.
nay có xu hướng giảm một ít, mỗi thập kỷ giảm khoảng 0,1oC, ngược lại với xu thế
chung của cả nước. Tuy nhiên, nếu đánh giá theo nhiệt độ tối cao trung bình thì vẫn có
xu hướng tăng. Mùa đông rét đậm xuất hiện tương đối nhiều trong30 năm qua [2].
- Mưa, lũ. Trong 100 năm qua lượng mưa trung bình năm có sự biến động mạnh
mẽ, bên cạnh những thập kỷ mưa nhiều như thập kỷ 40 và 90 của thế kỷ XX, có những
thập kỷ mưa ít như 70 và 80. Nếu như những năm 1953, 1964, 1975, 1983, 1998, 1999
và 2007 là những năm lũ lụt lớn, thì những năm 1977, 1993-1994, 1997, 1998 bị hạn hán
nghiêm trọng. Những năm bị hạn thường là những năm có hiện tượng Elnino và những
năm lũ lụt nhiều có liên quan đến hiện tượng Lanina. Nhìn chung, tổng lượng mưa hàng
năm có xu thế tăng và tăng mạnh trong vài năm gần đây. Trong những năm xuất hiện
Lanina thì lượng mưa tăng mạnh [2].
- Bão và áp thấp nhiệt đới. Trong thời kỳ 1891-2000 (110 năm), trung bình mỗi
năm có 4,74 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam; 0,79 cơn ảnh
hưởng đến Thừa Thiên Huế. Nếu lấy trung bình từ 1954 đến 2002 thì số cơn bão ảnh
hưởng đến Việt Nam tăng lên 6,1 cơn và ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế là 0,87 cơn.
Trong những năm Lanina, số lượng cơn bão và áp thấp nhiệt đới tăng lên rõ rệt so
với các năm Elnino và lớn hơn trung bình nhiều năm khoảng 01 cơn. Trong những năm
Lanina có nhiều cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trong khoảng thời gian ngắn, tập
trung vào một khu vực và không ít trường hợp còn kết hợp với không khí lạnh. Vì vậy,
vào các năm này, thường xảy ra các đợt mưa lớn diện rộng kế tiếp nhau, kéo dài nhiều
ngày, gây ngập lụt nghiêm trọng, điển hình là các năm 1964, 1970, 1971, 1996, 1998 và
1999, 2006 và 2009 [2].
- Hạn hán. Mặc dù Thừa Thiên Huế là địa phương có lượng mưa lớn của cả nước,
nhưng chế độ mưa phân bổ không đều trong năm nên tạo cho khu vực này có 2 mùa:
mùa mưa và mùa ít mưa. Mùa ít mưa có thể tính từ tháng I đến tháng VIII với tổng lượng
mưa dao động 762-907mm, chiếm 25-28% lượng mưa năm. Trong mùa ít mưa, thời gian
không mưa kéo dài có thể lên đến 19-31 ngày, đồng thời khả năng bốc hơi cao, vì thế
gây nên tình trạng hạn hán khốc liệt. Hạn hán ở khu vực nghiên cứu xảy ra gây gắt nhất
là vào tháng V-VII, thời kỳ mà khả năng bốc hơi đạt 92-135mm/tháng, đồng thời là thời
gian hoạt động mạnh của gió mùa Tây Nam khô nóng cộng với nền nhiệt độ cao (có thể
lên 40oC) [2].
- Nước biển dâng. Phân tích số liệu mực nước biển tại Hòn Dấu và Vũng Tàu từ
năm 1957 đến nay cho thấy rõ xu thế tăng lên của mực nước biển là có thực với mực
nước dâng cao 2,3mm/năm ở ven các đồng bằng lớn ở Việt Nam trong khoảng 40 năm
qua. Đối với ven biển miền Trung cũng thấy xu thế tăng lên của mực nước biển, tuy
nhiên mức độ nhỏ hơn.
ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, khu vực xã Hương Phong và xã Quảng Thành nói
riêng.
- Tác động đến nông nghiệp:
Biến đối khí hậu tác động đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực rất lớn.
Biến đổi khí hậu gây biến động về năng suất sản lượng cây trồngvà vật nuôi, thay đổi cơ
cấu, thời vụ cây trồng vật nuôi, biến đổi về nhu cầu nước. Nước biển dâng làm suy giảm
diện tích đất canh tác (vùng đầm phá). Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, những tác động của thiên
tai, cụ thể là bão lụt, hạn hán và gần đây là rét đậm kéo dài thường gây thiệt hại không nhỏ
đến sản xuất nông nghiệp.
Năm 2006, bão Xangsane với sức gió cấp 10, 11 đã ảnh hưởng đến các huyện
phía nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, gây ngập lụt trên toàn Tỉnh, đã làm gãy đổ hơn
15.500 ha rừng kinh tế và gần 500 ha cao su đang trong thời kỳ khai thác.
Năm 2007, lũ lụt liên tục trong tháng X, tháng XI đã làm cho 1.039 tấn lúa giống,
666 tấn lúa thịt và 300 tấn giống lạc bị ướt; 1.400 ha sắn công nghiệp, 1.235 ha khoai
lang và rau các loại bị ngập, hư hỏng. Hơn 1.200 gia súc và 15.000 gia cầm bị chết,
cuốn trôi.
Năm 2008, đợt rét đậm kéo dài 38 ngày đã làm cho trên 3.000 ha lúa, gần 900 ha
lạc bị chết phải gieo lại, trên 1.500 gia súc bị chết, thời gian sinh trưởng của cây trồng
bị kéo dài, ảnh hưởng lớn đến việc bố trí mùa vụ và cơ cấu cây trồng, năng suất và sản
lượng bị giảm sút.
- Tác động đến nuôi trồng thủy sản:
Nuôi trồng thủy sản là ngành rất dễ bị tác động bởi các loại hình thiên tai, đặc biệt
là bão. Biến đổi khí hậu đã làm ảnh hưởng đến nhiều nghề khai thác truyền thống tại
các vùng ven biển. Các nghề khai thác chính ở đầm phá là đăng, đáy, lưới, chài, vó, rớ,
te, rê, soi, xẻo, xúc thủ công… chủ yếu khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên của đầm
phá. Có thể nói, các nghề khai thác thuỷ sản quy mô nhỏ này chính là sinh kế chính của
cộng đồng địa phương vùng đầm phá. Khi nguồn lợi thuỷ sản ở các vùng đầm phá bị suy
giảm do cả nguyên nhân biến đổi khí hậu và tác động của con người, nhiều nghề khai
thác truyền thống đã bị mai một. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng cá Chình
bắt được trước năm 1972 khoảng 100 con/trộ sáo, vào đầu những năm 1990 còn 3-4 con/
trộ sáo, giảm 96-97%.
Đồng thời, sản lượng khai thác thuỷ sản vùng đầm phá cũng ngày càng suy giảm
do tác động của con người và biến đổi khí hậu. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu như
nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn,… đều gây ảnh hưởng lên sinh vật thuỷ
sinh và nguồn lợi thuỷ sản vùng đầm phá. Trước năm 1975, sản lượng đánh bắt thuỷ
sản trên các đầm phá đạt khoảng 4500 tấn/năm, hiện sản lượng chỉ còn khoảng 2000-2500 tấn/năm, giảm đi khoảng 40%.
- Tác động đến ngành du lịch - dịch vụ:
Biến đổi khí hậu còn tác động lên ngành dịch vụ-du lịch và làm thay đổi cơ sở
hạ tầng cũng như cơ cấu xã hội liên quan đến du lịch, đặc biệt ở vùng núi, đồng bằng
và ven biển. Cơ sở hạ tầng của các khu di tích bị hư hỏng do lũ lụt, bão. Khách du lịch
đến Huế giảm vào mùa lũ, mùa mưa làm giảm nguồn thu của ngân sách địa phương.
Hiệu quả tổ chức thành công các chương trình du lịch với các hoạt động tham quan, vui
chơi giải trí ngoài trời bị thấp đi do du lịch chủ yếu bao gồm các hoạt động nghỉ dưỡng,
vui chơi giải trí và lữ hành nên phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thời tiết. Như vậy,
nếu thời tiết xấu, các hoạt động du lịch sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, thậm chí, trong nhiều
trường hợp các chương trình du lịch còn bị hủy bỏ.
- Tác động đến con người và cơ sở hạ tầng:
Lịch sử đã ghi nhận, trong thế kỷ XIX giai đoạn 1801-1888 ở kinh thành Huế
và vùng phụ cận phải hứng chịu 40 trận lũ lớn, trong đó một số trận điển hình với các
thiệt hại như sau:
- Trận lũ năm 1811 đã tràn ngập kinh thành Huế 3,36m, mở ra cửa Tư Hiền.
- Năm 1818 lũ làm kinh thành Huế ngập sâu 4,2m.
- Các trận lũ liên tiếp trong hai năm 1841-1842 làm hơn 700 ngôi nhà bị sập đổ, lăng
Minh Mạng bị hư hại nặng, số lượng người chết rất nhiều.
- Trận lũ tháng 10 năm 1844 đã làm thiệt mạng hơn 1.000 người, 2.000 ngôi nhà
bị phá hủy hoàn toàn, cột cờ ở kỳ đài bị gãy, kinh thành Huế ngập sâu 4,2m.
- Nhiều trận lũ tiếp theo vào các năm 1848 và 1856 phá hủy hơn 1.000 ngôi nhà
ở Huế và vùng phụ cận.
Bước sang thế kỷ XX, Thừa Thiên Huế đã nhiều lần bị lũ tàn phá, đáng chú ý là
các trận lũ sau:
- Trận lũ từ ngày 20 đến 26 tháng 9 năm 1953 làm 500 người thiệt mạng, 1.290
ngôi nhà bị trôi, 300 con trâu, bò bị chết hoặc bị cuốn trôi, 80% diện tích hoa màu bị
mất trắng. Tại kinh thành Huế, lũ đã phá đổ cửa Quảng Đức.
- Từ ngày 28 tháng 10 đến ngày 1 tháng 11 năm 1983 một trận lũ lớn ở Thừa
Thiên Huế đã làm cho 252 người bị chết, 115 người bị thương, 2.100 ngôi nhà bị sập,
1.511 ngôi nhà, 2.566 con trâu bò và 20.000 con lợn bị trôi.
- Trong trận lũ lịch sử đầu tháng 11 năm 1999 có 352 người chết, 21 người mất
tích, 99 người bị thương. Số nhà bị đổ, bị cuốn trôi là 25.015 cái, 1.027 trường học bị
sụp đổi, 16.537 gia súc và lên đến 879.676 con gia cầm bị chết. Tổng thiệt hại lên đến
1.761,82 tỷ đồng.
Thống kê sơ bộ cho thấy ở Thừa Thiên Huế từ năm 1990 đến 2006 trung bình
hàng năm có 29 người chết và tổn thất tài sản 316,584 tỷ đồng do thiên tai gây ra. Lũ lụt
là thiên tai gây nhiều thiệt hại nhất. Đặc biệt đợt lũ năm 1999 là thiên tai gây hậu quả
nặng nề nhất kể từ 100 năm nay ở Thừa Thiên Huế.
kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của địa bàn nghiên cứu, đã xây dựng được một số mô hình
giúp người dân thích ứng với biến đổi khí hậu được đánh giá rấtcó hiệu quả, gồm:
trung chủ yếu vào mùa ít mưa và chia làm hai vụ (vụ đông xuân và vụ hè thu); còn
về mùa mưa, hầu như đất trồng rau bị bỏ hoang (cho đất nghỉ). Phần lớn, bà con gieo
trồng và phân bố các loại rau tương đối phù hợp với đặc tính của khí hậu, tuy nhiên
phương thức canh tác vẫn mang tính tự phát và truyền thống, ít áp dụng các phương
pháp khoa học kỹ thuật vào gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Do đó năng suất không
cao, chất lượng chưa tốt, khi gặp các điều kiện ngoại cảnh bất lợi thì cách xử lý còn rất
lúng túng và ảnh hưởng không tốt đến mùa vụ.
Nhiều năm trở lại đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự thay đổi thời tiết ở
đây không còn mang tính quy luật, độ dao động nhiệt độ ngày càng lớn, các cơn bão
xuất hiện với tần suất và cường độ ngày càng tăng kéo theo hàng loạt các thiên tai như
khô hạn, lũ, lụt, ngập úng, đất và nước bị nhiễm mặn,... Các hiện tượng này đã ảnh
hưởng không nhỏ đến thời vụ gieo trồng, công tác chăm sóc và năng suất của các vườn
rau.
Để đảm bảo đời sống cho người nông dân nói chung và tính ổn định cho các vụ
rau về chất lượng và số lượng nói riêng, đồng thời để tránh hiện tượng giáp hạt trong
mùa mưa (thường là mùa cho “đất nghỉ” của bà con do tình trạng ngập úng), mô hình
gieo trồng rau theo kiểu “mô hình vườn treo” đã được triển khai xây dựng thí điểm tại
04 hộ gia đình của hai xã vùng trũng thấp của tỉnh Thừa Thiên Huế: xã Quảng Thành
và xã Hương Phong.
Trong 05 tháng thực hiện mô hình, tại khu vực triển khai đã trải qua một trận
lụt (tháng 11/2010 Dương lịch) với mực nước từ 50-60 cm, mô hình vẫn không bị ảnh
hưởng gì và vẫn có thể canh tác bình thường với chất lượng rau khá tốt và cho thu nhập
cao hơn gấp 3-4 lần so với những vụ khác trong năm (vụ không ngập) do tại thời điểm
đó, rau khan hiếm nên giá tăng cao. Ngoài mục tiêu chống ngập thì mô hình còn có tác
dụng điều tiết ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, ngăn mưa lớn trực tiếp, hạn chế sâu bệnh...
nên việc canh tác không còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như thời tiết
khí hậu và chất lượng rau được nâng lên, ít mất thời gian chăm sóc, giàn được sử dụng
quanh năm.
Trong những vụ không ngập, rau vẫn được trồng trên giàn bình thường. Ngoài
ra, phía dưới giàn có thể tận dụng để chăn nuôi, trồng trọt các loại cây ưa bóng,
chịu bóng...
Ưu điểm của mô hình trồng rau trên giàn:
- Giàn có tác dụng chống úng ngập, mái che để tránh gió và mưa;
- Cây trồng không có hiện tượng bị chết cây con hoặc thối gốc;
- Người trồng rau có thể kiểm soát được độ tơi xốp và độ phù của đất;
- Chế độ chăm sóc tốt hơn vì các điều kiện ngoại cảnh có thể được khống chế;
- Mặc dù chi phí đầu tư lớn hơn, tốn công nhiều hơn so với gieo trồng dưới mặt
đất, nhưng hiệu quả rất cao; cây rau phát triển rất nhanh, chất lượng tốt, hiệu suất gần
như tuyệt đối.
Tam Giang nói chung và khu vực xã Hương Phong, Quảng Thành nói riêng. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh và đặc biệt do ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu đã gây không ít khó khăn cho hoạt động nuôi trồng thủy sản dân nơi đây.
Qua phân tích tình hình nuôi trồng thủy sản tại khu vực nghiên cứu, hai mô hình
nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu đã được triển khai thực hiện thí điểm:
“nuôi tôm sú kết hợp với cá kình” tại xã Quảng Thành và mô hình “nuôi tôm sú kết hợp
với cá dìa và cua” tại xã Hương Phong. Trong hai mô hình này, đối tượng nuôi có khả
năng cải tạo môi trường, ao nuôi và đảm bảo hiệu quả kinh tế, khắc phục hậu quả do ô
nhiễm môi trường, đồng thời thích ứng với điều kiện khí hậu thay đổi.
Các mô hình đã được xây hệ thống bờ ao cao, kết hợp với hệ thống lưới chắn
được trang bị ngay từ khi bắt đầu nuôi, áp dụng quy trình kỹ thuật chặt chẽ, thường
xuyên tiến hành kiểm tra chất lượng ao nuôi và thu hoạch sớm nên đã đối phó được với
các hiện tượng thời tiết bất thường (lũ tiểu mãn, nắng nóng, cơn bão số 3/2010) góp
phần đưa hiệu quả kinh tế của mô hình lên cao. Lợi nhuận trung bình các hộ nuôi đạt
từ 13 đến 21 triệu đồng/ hộ, trong đó mô hình nuôi xem tôm sú - cá dìa - cua mang lại
hiệu quả kinh tế cao nhất.
Thành phải gánh chịu 3-5 trận lũ với chiều cao lớp nước trung bình từ 10-40 cm so
với mặt đường. Do đó, việc xây nhà có móng cao là xu hướng chung của hầu hết các
hộ gia đình khi có điều kiện xây mới hoặc sửa nhà, các nhà xây sau thường có móng
cao hơn các nhà đã xây trước đó. Theo chia sẻ của những người dân nơi đây, chi phí
để xây móng nhà (từ 80-120cm so với mặt đường) gần gấp đôi chi phí xây dựng các
hạng mục còn lại của ngôi nhà, do đó, không phải gia đình nào cũng có đủ khả năng
như vậy, mà nhiều hộ chỉ có thể đầu tư xây móng thật cao, phần còn lại (cửa sổ, cửa
chính, tô tường...) của ngôi nhà thì bỏ trống và đợi đến lúc có kinh phí mới tiếp tục xây
dựng và hoàn thiện.
Vì thế, mô hình nhà sinh hoạt cộng đồng thích ứng với bão lũ và nước biển dâng
là rất phù hợp và có ý nghĩa thiết thực đối với người dân nơi đây. Từ thực tiễn đó, nhà
sinh hoạt cộng đồng đã được triển khai xây dựng tại thôn Kim Đôi, xã Quảng Thành.
Công trình với tổng diện tích xây dựng là 100m2
, chiều cao tầng trệt 1,7-1,8m, được
đặt trên hệ cột bê tông cốt thép kích thước 200 x 200mm, sàn nhà được đổ bằng bê
tông cốt thép, tường sử dụng gạch tuy nen 6 lỗ, xây và tô trát vữa ximăng mác 75, mái
nhà sử dụng tôn sóng vuông, xà gồ thép sơn chống rỉ có gia cố giằng chống bão, cửa
sổ và cửa đi bằng gỗ.
Hình 4.Nhà sinh hoạt cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu tại thôn Kim Đôi, xã Quảng Thành
Nhà sinh hoạt cộng đồng này có ý nghĩa rất lớn đối với cư dân nghèo thấp trũng
ở nơi đây. Đây vừa là nơi trú ẩn an toàn cho người dân trong mùa mưa bão đồng thời
cũng là nhà văn hóa đa năng, phục vụ cho các hoạt động giao lưu văn hóa-văn nghệ,
sinh hoạt cộng đồng và tổ chức các sự kiện.
khí hậu gây ra đối với tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và hai xã Hương Phong, Quảng
Thành nói riêng, đồng thời đúc kết kinh nghiệm thông qua phương thức tham vấn ý
kiến cộng đồng, nghiên cứu này đã xây dựng được một số mô hình có tính khoa học và
mang tính địa phương nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Đó là mô hình trồng rau
trên giàn cho vụ ngập lụt; mô hình nuôi trồng thủy sản quảng canh cải tiến; và mô hình
nhà sinh hoạt cộng đồng thích ứng bão lũ và nước biển dâng. Những mô hình này đã
mang lại ý nghĩa thiết thực nhằm giúp cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu, cải
thiện sinh kế và có nơi trú ẩn an toàn khi mùa mưa bão đến.
NGUYỄN ĐÌNH HUY**
HỒ NGỌC ANH TUẤN**
* PGS.TS,Viện Tài nguyên môi trường và công nghệ sinh học-Đại học Huế
** Viện Tài nguyên môi trường và công nghệ sinh học-Đại học Huế
sách liên quan ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, NXB Đại học Huế, 02/2011.
2. Lê Văn Thăng (Chủ biên), Báo cáo tổng kết dự án FLC.09.04 và 10.04, Thích ứng biến đổi
khí hậu cấp cộng đồng và các chính sách liên quan ở Thừa Thiên Huế.NXB. Đại học Huế, 7/2011.
3. Trần Thục và nnk, Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Hội thảo
lần thứ 2 về “Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam”, Hội bảo vệ Thiên nhiên
và Môi trường Việt Nam, 2011.
Trích KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC "nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng mô hình thích ứng ở vùng trũng thấp tỉnh Thừa Thiên Huế"
khí hậu tại tỉnh Thừa Thiên Huế, nghiên cứu này đã tiếp tục xây dựng được một số mô
hình thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng trũng thấp, gồm: Mô hình trồng rau; Mô
hình nuôi thủy sản và Mô hình nhà cộng đồng.
1. Mở đầu
Biến đổi khí hậukhông còn là vấn đề của một quốc gia riêng lẻ mà là vấn đềchung của toàn cầu. Biến đổi khí hậutác động đến những yếu tố cơ bản của đời sống
con người trên phạm vi toàn cầu như nước, lương thực, năng lượng, sức khỏe và môi
trường. Hàng trăm triệu người trên thế giới có thể lâm vào nạn đói, thiếu nước, lụt lội
và bệnh tật do Trái đất nóng lên và nước biển dâng.
Đối với Việt Nam, nếu mực nước biển dâng 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích
đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng, Quảng
Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích
thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập; gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng
đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh,
gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số thành phố Hồ Chí
Minh bị ảnh hưởng trực tiếp; trên 4% hệ thống đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và
khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ sẽ bị ảnh hưởng [3].
Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, biến đổi khí hậu không còn là nguy cơ mà đã trở thành
hiện thực rõ ràng. Người dân địa phương thường xuyên phải chịu tác động của các thiên
tai nghiêm trọng như bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, lốc, tố,... Thiên tai và các hiện
tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng trở nên thường xuyên hơn với cường độ mạnh
hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Chính vì thế, việc nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và xây
dựng các mô hình thích ứng là một việc làm cần thiết và cấp bách.
2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
2.1. Phạm vi nghiên cứu
Thừa Thiên Huế với địa hình khá đa dạng và phức tạp, với 3/4 diện tích là vùngnúi và gò đồi. Phần còn lại là đồng bằng ven biển và đầm phá, trong đó có nhiều vùng
thấp trũng.Hiện nay, vấn đề biến đổi khí hậu với những biểu hiện rõ về sự gia tăng nhiệt
độ và mực nước biển dâng đã gây ra những ảnh hưởng ngày càng lớn đến các đồng
bằng ven biển và đầm phá, đặc biệt là những vùng thấp trũng. Xã Hương Phong (huyện
Hương Trà) và xã Quảng Thành (huyện Quảng Điền) là những địa phương thuộc vùng
đồng bằng thấp trũng ven phá Tam Giang và hạ lưu của hệ thống sông lớn nhất tỉnh Thừa
Thiên Huế - hệ thống sông Hương (Tả Tạch, Hữu Trạch, sông Hương và sông Bồ). Do
vậy, đây là vùng chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra hiện
nay. Chính vì thế, nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào hai xã Hương Phong và Quảng
Thành, được xem là các địa phương tiêu biểu của vùng thấp trũngở Thừa Thiên Huế.
Hình 1. Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đã sử dụng các phương pháp sau đây:- Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu: Thông qua các buổi tiếp
xúc, làm việc với các cơ quan địa phương, đã thu thập các tài liệu, số liệu liên quan
đến khu vực nghiên cứu. Tất cả các số liệu, tài liệu sau khi thu thập được thống kê và
tổng hợp để đưa ra bức tranh tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội cũng như
những tác động của biến đổi khí hậu lên khu vực.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa:Đã tổ chức nhiều đợt điều tra, khảo sát
thực địa tại địa bàn nghiên cứu để nắm bắt các vấn đề về kinh tế-xã hội và môi trường
tại đây.
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA):Nghiên cứu đã
sử dụng phương pháp PRA như là một công cụ để tiến hành làm việc với chính quyền
và người dân địa phương nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội,
những tác động của biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng của người dân địa phương.
- Phương pháp bản đồ và GIS: Việc ứng dụng các phần mềm bản đồ cùng các
phép phân tích không gian trong môi trường GIS để thể hiện các kết quả trên bản đồ
là rất hữu ích trong việc phân vùng hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội, phân vùng tổn
thương do biến đổi khí hậu.
- Phương pháp phân tích chuỗi:Cách tiếp cận cơ bản nhất trong xây dựng mô
hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai bão lũ ở khu vực nghiên cứu là
phân tích chuỗi tác động theo nguyên lý nguyên nhân – hệ quả: Biến đổi khí hậu à
Thiên tai bão lũ à Tổn thất người và của cải, tổn thương môi trường à Biện pháp chống
chịu, thích ứng à Mô hình sinh kế quy mô hộ gia đình và quy mô cộng đồng.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở tỉnh Thừa Thiên Huế
- Nhiệt độ.Qua đánh giá nhiệt độ không khí trung bình tại Huế từ gần 100 nămnay có xu hướng giảm một ít, mỗi thập kỷ giảm khoảng 0,1oC, ngược lại với xu thế
chung của cả nước. Tuy nhiên, nếu đánh giá theo nhiệt độ tối cao trung bình thì vẫn có
xu hướng tăng. Mùa đông rét đậm xuất hiện tương đối nhiều trong30 năm qua [2].
- Mưa, lũ. Trong 100 năm qua lượng mưa trung bình năm có sự biến động mạnh
mẽ, bên cạnh những thập kỷ mưa nhiều như thập kỷ 40 và 90 của thế kỷ XX, có những
thập kỷ mưa ít như 70 và 80. Nếu như những năm 1953, 1964, 1975, 1983, 1998, 1999
và 2007 là những năm lũ lụt lớn, thì những năm 1977, 1993-1994, 1997, 1998 bị hạn hán
nghiêm trọng. Những năm bị hạn thường là những năm có hiện tượng Elnino và những
năm lũ lụt nhiều có liên quan đến hiện tượng Lanina. Nhìn chung, tổng lượng mưa hàng
năm có xu thế tăng và tăng mạnh trong vài năm gần đây. Trong những năm xuất hiện
Lanina thì lượng mưa tăng mạnh [2].
- Bão và áp thấp nhiệt đới. Trong thời kỳ 1891-2000 (110 năm), trung bình mỗi
năm có 4,74 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam; 0,79 cơn ảnh
hưởng đến Thừa Thiên Huế. Nếu lấy trung bình từ 1954 đến 2002 thì số cơn bão ảnh
hưởng đến Việt Nam tăng lên 6,1 cơn và ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế là 0,87 cơn.
Trong những năm Lanina, số lượng cơn bão và áp thấp nhiệt đới tăng lên rõ rệt so
với các năm Elnino và lớn hơn trung bình nhiều năm khoảng 01 cơn. Trong những năm
Lanina có nhiều cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trong khoảng thời gian ngắn, tập
trung vào một khu vực và không ít trường hợp còn kết hợp với không khí lạnh. Vì vậy,
vào các năm này, thường xảy ra các đợt mưa lớn diện rộng kế tiếp nhau, kéo dài nhiều
ngày, gây ngập lụt nghiêm trọng, điển hình là các năm 1964, 1970, 1971, 1996, 1998 và
1999, 2006 và 2009 [2].
- Hạn hán. Mặc dù Thừa Thiên Huế là địa phương có lượng mưa lớn của cả nước,
nhưng chế độ mưa phân bổ không đều trong năm nên tạo cho khu vực này có 2 mùa:
mùa mưa và mùa ít mưa. Mùa ít mưa có thể tính từ tháng I đến tháng VIII với tổng lượng
mưa dao động 762-907mm, chiếm 25-28% lượng mưa năm. Trong mùa ít mưa, thời gian
không mưa kéo dài có thể lên đến 19-31 ngày, đồng thời khả năng bốc hơi cao, vì thế
gây nên tình trạng hạn hán khốc liệt. Hạn hán ở khu vực nghiên cứu xảy ra gây gắt nhất
là vào tháng V-VII, thời kỳ mà khả năng bốc hơi đạt 92-135mm/tháng, đồng thời là thời
gian hoạt động mạnh của gió mùa Tây Nam khô nóng cộng với nền nhiệt độ cao (có thể
lên 40oC) [2].
- Nước biển dâng. Phân tích số liệu mực nước biển tại Hòn Dấu và Vũng Tàu từ
năm 1957 đến nay cho thấy rõ xu thế tăng lên của mực nước biển là có thực với mực
nước dâng cao 2,3mm/năm ở ven các đồng bằng lớn ở Việt Nam trong khoảng 40 năm
qua. Đối với ven biển miền Trung cũng thấy xu thế tăng lên của mực nước biển, tuy
nhiên mức độ nhỏ hơn.
3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến tỉnh Thừa Thiên Huế
Biến đổi khí hậu đã tác động lên tất cả các ngành nghề và các lĩnh vực khác nhauở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, khu vực xã Hương Phong và xã Quảng Thành nói
riêng.
- Tác động đến nông nghiệp:
Biến đối khí hậu tác động đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực rất lớn.
Biến đổi khí hậu gây biến động về năng suất sản lượng cây trồngvà vật nuôi, thay đổi cơ
cấu, thời vụ cây trồng vật nuôi, biến đổi về nhu cầu nước. Nước biển dâng làm suy giảm
diện tích đất canh tác (vùng đầm phá). Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, những tác động của thiên
tai, cụ thể là bão lụt, hạn hán và gần đây là rét đậm kéo dài thường gây thiệt hại không nhỏ
đến sản xuất nông nghiệp.
Năm 2006, bão Xangsane với sức gió cấp 10, 11 đã ảnh hưởng đến các huyện
phía nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, gây ngập lụt trên toàn Tỉnh, đã làm gãy đổ hơn
15.500 ha rừng kinh tế và gần 500 ha cao su đang trong thời kỳ khai thác.
Năm 2007, lũ lụt liên tục trong tháng X, tháng XI đã làm cho 1.039 tấn lúa giống,
666 tấn lúa thịt và 300 tấn giống lạc bị ướt; 1.400 ha sắn công nghiệp, 1.235 ha khoai
lang và rau các loại bị ngập, hư hỏng. Hơn 1.200 gia súc và 15.000 gia cầm bị chết,
cuốn trôi.
Năm 2008, đợt rét đậm kéo dài 38 ngày đã làm cho trên 3.000 ha lúa, gần 900 ha
lạc bị chết phải gieo lại, trên 1.500 gia súc bị chết, thời gian sinh trưởng của cây trồng
bị kéo dài, ảnh hưởng lớn đến việc bố trí mùa vụ và cơ cấu cây trồng, năng suất và sản
lượng bị giảm sút.
- Tác động đến nuôi trồng thủy sản:
Nuôi trồng thủy sản là ngành rất dễ bị tác động bởi các loại hình thiên tai, đặc biệt
là bão. Biến đổi khí hậu đã làm ảnh hưởng đến nhiều nghề khai thác truyền thống tại
các vùng ven biển. Các nghề khai thác chính ở đầm phá là đăng, đáy, lưới, chài, vó, rớ,
te, rê, soi, xẻo, xúc thủ công… chủ yếu khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên của đầm
phá. Có thể nói, các nghề khai thác thuỷ sản quy mô nhỏ này chính là sinh kế chính của
cộng đồng địa phương vùng đầm phá. Khi nguồn lợi thuỷ sản ở các vùng đầm phá bị suy
giảm do cả nguyên nhân biến đổi khí hậu và tác động của con người, nhiều nghề khai
thác truyền thống đã bị mai một. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng cá Chình
bắt được trước năm 1972 khoảng 100 con/trộ sáo, vào đầu những năm 1990 còn 3-4 con/
trộ sáo, giảm 96-97%.
Đồng thời, sản lượng khai thác thuỷ sản vùng đầm phá cũng ngày càng suy giảm
do tác động của con người và biến đổi khí hậu. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu như
nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn,… đều gây ảnh hưởng lên sinh vật thuỷ
sinh và nguồn lợi thuỷ sản vùng đầm phá. Trước năm 1975, sản lượng đánh bắt thuỷ
sản trên các đầm phá đạt khoảng 4500 tấn/năm, hiện sản lượng chỉ còn khoảng 2000-2500 tấn/năm, giảm đi khoảng 40%.
- Tác động đến ngành du lịch - dịch vụ:
Biến đổi khí hậu còn tác động lên ngành dịch vụ-du lịch và làm thay đổi cơ sở
hạ tầng cũng như cơ cấu xã hội liên quan đến du lịch, đặc biệt ở vùng núi, đồng bằng
và ven biển. Cơ sở hạ tầng của các khu di tích bị hư hỏng do lũ lụt, bão. Khách du lịch
đến Huế giảm vào mùa lũ, mùa mưa làm giảm nguồn thu của ngân sách địa phương.
Hiệu quả tổ chức thành công các chương trình du lịch với các hoạt động tham quan, vui
chơi giải trí ngoài trời bị thấp đi do du lịch chủ yếu bao gồm các hoạt động nghỉ dưỡng,
vui chơi giải trí và lữ hành nên phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thời tiết. Như vậy,
nếu thời tiết xấu, các hoạt động du lịch sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, thậm chí, trong nhiều
trường hợp các chương trình du lịch còn bị hủy bỏ.
- Tác động đến con người và cơ sở hạ tầng:
Lịch sử đã ghi nhận, trong thế kỷ XIX giai đoạn 1801-1888 ở kinh thành Huế
và vùng phụ cận phải hứng chịu 40 trận lũ lớn, trong đó một số trận điển hình với các
thiệt hại như sau:
- Trận lũ năm 1811 đã tràn ngập kinh thành Huế 3,36m, mở ra cửa Tư Hiền.
- Năm 1818 lũ làm kinh thành Huế ngập sâu 4,2m.
- Các trận lũ liên tiếp trong hai năm 1841-1842 làm hơn 700 ngôi nhà bị sập đổ, lăng
Minh Mạng bị hư hại nặng, số lượng người chết rất nhiều.
- Trận lũ tháng 10 năm 1844 đã làm thiệt mạng hơn 1.000 người, 2.000 ngôi nhà
bị phá hủy hoàn toàn, cột cờ ở kỳ đài bị gãy, kinh thành Huế ngập sâu 4,2m.
- Nhiều trận lũ tiếp theo vào các năm 1848 và 1856 phá hủy hơn 1.000 ngôi nhà
ở Huế và vùng phụ cận.
Bước sang thế kỷ XX, Thừa Thiên Huế đã nhiều lần bị lũ tàn phá, đáng chú ý là
các trận lũ sau:
- Trận lũ từ ngày 20 đến 26 tháng 9 năm 1953 làm 500 người thiệt mạng, 1.290
ngôi nhà bị trôi, 300 con trâu, bò bị chết hoặc bị cuốn trôi, 80% diện tích hoa màu bị
mất trắng. Tại kinh thành Huế, lũ đã phá đổ cửa Quảng Đức.
- Từ ngày 28 tháng 10 đến ngày 1 tháng 11 năm 1983 một trận lũ lớn ở Thừa
Thiên Huế đã làm cho 252 người bị chết, 115 người bị thương, 2.100 ngôi nhà bị sập,
1.511 ngôi nhà, 2.566 con trâu bò và 20.000 con lợn bị trôi.
- Trong trận lũ lịch sử đầu tháng 11 năm 1999 có 352 người chết, 21 người mất
tích, 99 người bị thương. Số nhà bị đổ, bị cuốn trôi là 25.015 cái, 1.027 trường học bị
sụp đổi, 16.537 gia súc và lên đến 879.676 con gia cầm bị chết. Tổng thiệt hại lên đến
1.761,82 tỷ đồng.
Thống kê sơ bộ cho thấy ở Thừa Thiên Huế từ năm 1990 đến 2006 trung bình
hàng năm có 29 người chết và tổn thất tài sản 316,584 tỷ đồng do thiên tai gây ra. Lũ lụt
là thiên tai gây nhiều thiệt hại nhất. Đặc biệt đợt lũ năm 1999 là thiên tai gây hậu quả
nặng nề nhất kể từ 100 năm nay ở Thừa Thiên Huế.
3.3. Xây dựng một số mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng trũng
thấp tỉnh Thừa Thiên Huế
Trên cơ sở những tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời dựa vào đặc điểm về điềukiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của địa bàn nghiên cứu, đã xây dựng được một số mô hình
giúp người dân thích ứng với biến đổi khí hậu được đánh giá rấtcó hiệu quả, gồm:
3.3.1. Mô hình trồng rau thích ứng với biến đổi khí hậu và thời tiết
Vùng rau ở các địa phương trong khu vực nghiên cứu thường được trồng tậptrung chủ yếu vào mùa ít mưa và chia làm hai vụ (vụ đông xuân và vụ hè thu); còn
về mùa mưa, hầu như đất trồng rau bị bỏ hoang (cho đất nghỉ). Phần lớn, bà con gieo
trồng và phân bố các loại rau tương đối phù hợp với đặc tính của khí hậu, tuy nhiên
phương thức canh tác vẫn mang tính tự phát và truyền thống, ít áp dụng các phương
pháp khoa học kỹ thuật vào gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Do đó năng suất không
cao, chất lượng chưa tốt, khi gặp các điều kiện ngoại cảnh bất lợi thì cách xử lý còn rất
lúng túng và ảnh hưởng không tốt đến mùa vụ.
Nhiều năm trở lại đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự thay đổi thời tiết ở
đây không còn mang tính quy luật, độ dao động nhiệt độ ngày càng lớn, các cơn bão
xuất hiện với tần suất và cường độ ngày càng tăng kéo theo hàng loạt các thiên tai như
khô hạn, lũ, lụt, ngập úng, đất và nước bị nhiễm mặn,... Các hiện tượng này đã ảnh
hưởng không nhỏ đến thời vụ gieo trồng, công tác chăm sóc và năng suất của các vườn
rau.
Để đảm bảo đời sống cho người nông dân nói chung và tính ổn định cho các vụ
rau về chất lượng và số lượng nói riêng, đồng thời để tránh hiện tượng giáp hạt trong
mùa mưa (thường là mùa cho “đất nghỉ” của bà con do tình trạng ngập úng), mô hình
gieo trồng rau theo kiểu “mô hình vườn treo” đã được triển khai xây dựng thí điểm tại
04 hộ gia đình của hai xã vùng trũng thấp của tỉnh Thừa Thiên Huế: xã Quảng Thành
và xã Hương Phong.
Trong 05 tháng thực hiện mô hình, tại khu vực triển khai đã trải qua một trận
lụt (tháng 11/2010 Dương lịch) với mực nước từ 50-60 cm, mô hình vẫn không bị ảnh
hưởng gì và vẫn có thể canh tác bình thường với chất lượng rau khá tốt và cho thu nhập
cao hơn gấp 3-4 lần so với những vụ khác trong năm (vụ không ngập) do tại thời điểm
đó, rau khan hiếm nên giá tăng cao. Ngoài mục tiêu chống ngập thì mô hình còn có tác
dụng điều tiết ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, ngăn mưa lớn trực tiếp, hạn chế sâu bệnh...
nên việc canh tác không còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như thời tiết
khí hậu và chất lượng rau được nâng lên, ít mất thời gian chăm sóc, giàn được sử dụng
quanh năm.
Trong những vụ không ngập, rau vẫn được trồng trên giàn bình thường. Ngoài
ra, phía dưới giàn có thể tận dụng để chăn nuôi, trồng trọt các loại cây ưa bóng,
chịu bóng...
Ưu điểm của mô hình trồng rau trên giàn:
- Giàn có tác dụng chống úng ngập, mái che để tránh gió và mưa;
- Cây trồng không có hiện tượng bị chết cây con hoặc thối gốc;
- Người trồng rau có thể kiểm soát được độ tơi xốp và độ phù của đất;
- Chế độ chăm sóc tốt hơn vì các điều kiện ngoại cảnh có thể được khống chế;
- Mặc dù chi phí đầu tư lớn hơn, tốn công nhiều hơn so với gieo trồng dưới mặt
đất, nhưng hiệu quả rất cao; cây rau phát triển rất nhanh, chất lượng tốt, hiệu suất gần
như tuyệt đối.
3.3.2. Mô hình nuôi thủy sản quảng canh cải tiến ven phá Tam Giang
Nuôi trồng thủy sản là ngành có truyền thống lâu đời của người dân vùng ven pháTam Giang nói chung và khu vực xã Hương Phong, Quảng Thành nói riêng. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh và đặc biệt do ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu đã gây không ít khó khăn cho hoạt động nuôi trồng thủy sản dân nơi đây.
Qua phân tích tình hình nuôi trồng thủy sản tại khu vực nghiên cứu, hai mô hình
nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu đã được triển khai thực hiện thí điểm:
“nuôi tôm sú kết hợp với cá kình” tại xã Quảng Thành và mô hình “nuôi tôm sú kết hợp
với cá dìa và cua” tại xã Hương Phong. Trong hai mô hình này, đối tượng nuôi có khả
năng cải tạo môi trường, ao nuôi và đảm bảo hiệu quả kinh tế, khắc phục hậu quả do ô
nhiễm môi trường, đồng thời thích ứng với điều kiện khí hậu thay đổi.
Các mô hình đã được xây hệ thống bờ ao cao, kết hợp với hệ thống lưới chắn
được trang bị ngay từ khi bắt đầu nuôi, áp dụng quy trình kỹ thuật chặt chẽ, thường
xuyên tiến hành kiểm tra chất lượng ao nuôi và thu hoạch sớm nên đã đối phó được với
các hiện tượng thời tiết bất thường (lũ tiểu mãn, nắng nóng, cơn bão số 3/2010) góp
phần đưa hiệu quả kinh tế của mô hình lên cao. Lợi nhuận trung bình các hộ nuôi đạt
từ 13 đến 21 triệu đồng/ hộ, trong đó mô hình nuôi xem tôm sú - cá dìa - cua mang lại
hiệu quả kinh tế cao nhất.
3.3.3. Mô hình nhà cộng đồng thích ứng với bão lũ và mực nước biển dâng
Thực tế cho thấy, trung bình mỗi năm ở khu vực hai xã Hương Phong và QuảngThành phải gánh chịu 3-5 trận lũ với chiều cao lớp nước trung bình từ 10-40 cm so
với mặt đường. Do đó, việc xây nhà có móng cao là xu hướng chung của hầu hết các
hộ gia đình khi có điều kiện xây mới hoặc sửa nhà, các nhà xây sau thường có móng
cao hơn các nhà đã xây trước đó. Theo chia sẻ của những người dân nơi đây, chi phí
để xây móng nhà (từ 80-120cm so với mặt đường) gần gấp đôi chi phí xây dựng các
hạng mục còn lại của ngôi nhà, do đó, không phải gia đình nào cũng có đủ khả năng
như vậy, mà nhiều hộ chỉ có thể đầu tư xây móng thật cao, phần còn lại (cửa sổ, cửa
chính, tô tường...) của ngôi nhà thì bỏ trống và đợi đến lúc có kinh phí mới tiếp tục xây
dựng và hoàn thiện.
Vì thế, mô hình nhà sinh hoạt cộng đồng thích ứng với bão lũ và nước biển dâng
là rất phù hợp và có ý nghĩa thiết thực đối với người dân nơi đây. Từ thực tiễn đó, nhà
sinh hoạt cộng đồng đã được triển khai xây dựng tại thôn Kim Đôi, xã Quảng Thành.
Công trình với tổng diện tích xây dựng là 100m2
, chiều cao tầng trệt 1,7-1,8m, được
đặt trên hệ cột bê tông cốt thép kích thước 200 x 200mm, sàn nhà được đổ bằng bê
tông cốt thép, tường sử dụng gạch tuy nen 6 lỗ, xây và tô trát vữa ximăng mác 75, mái
nhà sử dụng tôn sóng vuông, xà gồ thép sơn chống rỉ có gia cố giằng chống bão, cửa
sổ và cửa đi bằng gỗ.
Hình 4.Nhà sinh hoạt cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu tại thôn Kim Đôi, xã Quảng Thành
Nhà sinh hoạt cộng đồng này có ý nghĩa rất lớn đối với cư dân nghèo thấp trũng
ở nơi đây. Đây vừa là nơi trú ẩn an toàn cho người dân trong mùa mưa bão đồng thời
cũng là nhà văn hóa đa năng, phục vụ cho các hoạt động giao lưu văn hóa-văn nghệ,
sinh hoạt cộng đồng và tổ chức các sự kiện.
4. Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề biến đổi khí hậu và tác động tiềm tàng của biến đổikhí hậu gây ra đối với tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và hai xã Hương Phong, Quảng
Thành nói riêng, đồng thời đúc kết kinh nghiệm thông qua phương thức tham vấn ý
kiến cộng đồng, nghiên cứu này đã xây dựng được một số mô hình có tính khoa học và
mang tính địa phương nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Đó là mô hình trồng rau
trên giàn cho vụ ngập lụt; mô hình nuôi trồng thủy sản quảng canh cải tiến; và mô hình
nhà sinh hoạt cộng đồng thích ứng bão lũ và nước biển dâng. Những mô hình này đã
mang lại ý nghĩa thiết thực nhằm giúp cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu, cải
thiện sinh kế và có nơi trú ẩn an toàn khi mùa mưa bão đến.
Tác giã
LÊ VĂN THĂNG *NGUYỄN ĐÌNH HUY**
HỒ NGỌC ANH TUẤN**
* PGS.TS,Viện Tài nguyên môi trường và công nghệ sinh học-Đại học Huế
** Viện Tài nguyên môi trường và công nghệ sinh học-Đại học Huế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Thăng và nnk, Bản tóm tắt chính sách: “Thích ứng với biến đổi khí hậu và các chínhsách liên quan ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, NXB Đại học Huế, 02/2011.
2. Lê Văn Thăng (Chủ biên), Báo cáo tổng kết dự án FLC.09.04 và 10.04, Thích ứng biến đổi
khí hậu cấp cộng đồng và các chính sách liên quan ở Thừa Thiên Huế.NXB. Đại học Huế, 7/2011.
3. Trần Thục và nnk, Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Hội thảo
lần thứ 2 về “Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam”, Hội bảo vệ Thiên nhiên
và Môi trường Việt Nam, 2011.
Trích KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC "nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng mô hình thích ứng ở vùng trũng thấp tỉnh Thừa Thiên Huế"
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét