1. Đặt vấn đề
Làng xã là đơn vị tụ cư, là cơ cấu kinh tế-xã
hội-văn hóa nổi
|
bật của người Việt trong xã hội Việt Nam
truyền thống. Từ cái nôi
|
vùng đồng bằng Bắc Bộ, người Việt đi về phương
Nam đến tận đồng
|
bằng Nam Bộ. Trong tiến trình Nam tiến diễn
ra mạnh mẽ dưới thời
|
quân chủ; miền Trung nói chung, Thừa Thiên
Huế nói riêng, không
|
chỉ là nơi định cư mới mà còn là địa bàn
trung chuyển để người Việt
|
Miền Trung với địa hình nhiều đồi núi, sông
nhỏ ngắn, đồng
|
bằng hẹp, nhiều đầm phá và cồn bãi, khí hậu
khắc nghiệt, vốn là địa
|
bàn sinh tụ của nhiều cộng đồng cư dân Chămpa.
Trước đặc điểm
|
tự nhiên và xã hội đó, trong bối cảnh lịch
sử phức tạp của các đợt
|
di dân, người Việt đã cùng nhau khai phá,
cố kết cộng đồng và hình
|
thành nên những sắc thái văn hóa làng xã
mới.
|
Làng ven biển miền Trung như làng Hà Thanh
(xã Vinh
|
Thanh), huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế,
cách Huế 30 km là
|
một làng Việt được lập nên trong bối cảnh
như thế. Bài viết này đề
|
cập đến đặc điểm khai phá lập làng, cơ cấu
kinh tế và các sắc thái
|
văn hóa của làng Hà Thanh qua nhiều nguồn
tư liệu, đặc biệt tư liệu
|
văn bản Hán Nôm, như là một dẫn liệu chi
tiết (monograph) về một
|
2. Một số đặc điểm tự nhiên
Hà Thanh là một làng lớn, hiện nay là xã
Vinh Thanh rộng trên
|
8km , nằm ở tọa độ 107o 10’ kinh đông, 16o 25’ vĩ bắc. Hình thể
làng
|
gần như hình vuông, phân bố chiều dài theo
hướng tây bắc - đông
|
nam chừng 3km, chiều rộng tây nam - đông
bắc giữa phá Tam Giang
|
và bờ biển chừng 2,7 km. Giới hạn của làng
ngày xưa được ghi lại
|
một cách ngắn gọn là “Đông Đại Hải; Tây Đại
Giang; Nam Hà Úc,
|
Cang Lô Xứ; Bắc Xuân Thiên, Cây Lục, Bàu
Nổ”. Nằm trên dải cát
|
hẹp hai phía đông nam - tây bắc bị bao bọc
bởi biển và phá lớn; ở
|
trung độ của vùng duyên hải, Hà Thanh nằm
giữa cửa Thuận An (phía
|
bắc) và cửa Tư Hiền (phía nam). (Xem sơ đồ
1).
|
Về giao thông đường thủy, theo phá Tam Giang
có thể đi về
|
các ngả qua hệ thống các con đò. Trước khi
cầu Trường Hà qua phá
|
vào làng được xây dựng (2004)2, từ bến đò ngang, dân làng có thể đi
|
sang làng bên kia phá. Theo đò dọc, từ Hà
Thanh có thể đến Thuận
|
An, lên Huế, ra Quảng Điền, qua đầm Cầu Hai,
về cửa Tư Hiền, tiếp
|
cận với quốc lộ 1A ở huyện Phú Lộc. Về giao
thông đường bộ, dọc
|
theo chiều dài của làng là con đường Cái
Quan (từ thị trấn Thuận An
|
đến Tư Hiền - nay là tỉnh lộ 49).
|
Từ hệ thống giao thông đó, dân làng đã chú
trọng việc giao
|
lưu, trao đổi buôn bán với cư dân các làng
xã ven đầm phá và cư dân
|
trong tỉnh. Vì thế, chợ Hà Thanh được hình
thành sớm và trở thành
|
trung tâm buôn bán phồn thịnh thời quân chủ.
|
Tuy nhiên, sông biển bao quanh làng cũng
ảnh hưởng ít nhiều
|
đến việc đi lại cũng như giao lưu của địa
phương với bên ngoài.
|
Theo thống kê, năm 2008, làng có diện tích
1.056,9 ha. Trong đó,
|
đất rừng 154 ha, đất canh tác 74 ha (2 vụ:
68ha, 1 vụ: 24ha), số còn
|
lại là đất dành cho giao thông, thủy lợi
và phi nông nghiệp. Đất tự
|
nhiên thuộc dạng địa hình bồi tụ do các trầm
tích của sông, biển nên
|
chủ yếu là cát và một phần bị nhiễm mặn,
nên diện tích trồng trọt
|
ít. Hoạt động khai phá của dân làng trong
lịch sử đã tạo nên những
|
cánh đồng lúa, nương, vườn trồng cây ăn quả
trên vùng quê cát nắng
|
gió. Ruộng đất canh tác chủ yếu ở cánh đồng
Trầm Niên và các xứ
|
đồng cạnh phá Tam Giang, chạy dọc theo chiều
dài của làng, bao
|
quanh khu dân cư.
|
Địa hình làng tương đối bằng phẳng, nằm trên
nền cát nên
|
việc xây dựng các công trình thủy lợi vô
cùng khó khăn. Nguồn
|
nước cho cây lúa chủ yếu dựa vào mưa và khai
thác các mạch nước
|
ngầm (giếng, ao) để rồi dùng sức người gánh
tưới.
|
Khí hậu nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa
nóng ẩm; mùa
|
mưa lạnh đến muộn, thường từ tháng 12 và
kết thúc sớm. Hàng năm,
|
trung bình có 160 ngày mưa và lượng mưa trung
bình hàng năm là
|
3000mm. Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%.
|
Những đặc điểm trên đã tạo cho Hà Thanh những
diều kiện
|
thuận lợi để phát triển một cơ cấu các ngành
nghề khá phong phú:
|
nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp và thương
nghiệp như người
|
dân đã tận dụng khai thác. Bên cạnh đó, phần
đất canh tác còn lại chủ
|
yếu là đất cát pha hoặc đất cát, được nhân
dân tận dụng để trồng hoa
|
màu, rau đậu, phát triển chăn nuôi, kết hợp
giữa trồng trọt và chăn
|
nuôi. “Trước sông sau biển” đã tạo nên ngư
trường thuận lợi để dân
|
làng phát triển nghề đánh bắt cá và các nguồn
lợi thủy hải sản khác.
|
Cách khu dân cư khoảng 1km về phía biển xa
xưa là bãi cát
|
rộng, thường gọi là khu bạch sa chiếm gần
một nửa diện tích tự
|
nhiên của làng (gần 400ha). Ở đây có rừng
cây hoang dại làm nguồn
|
chất đốt quan trọng đồng thời cũng là bức
rào tự nhiên ngăn cản gió
|
bão. Mấy thế kỷ qua, do sự khẩn hoang, chiến
tranh, gió bão làm
|
cho rừng cây bị thu hẹp. Hiện nay khu vực
này được dân làng trồng
|
cây gây rừng để chắn gió cát tạo nên một
vùng môi sinh tốt.
|
3. Quá trình thành lập và tổ chức cộng đồng làng Hà Thanh
3.1. Quá trình thành lập
Trong “Bổn tộc hàn âm” và bia lăng của ngài
Nguyễn Công
|
Chánh có ghi: “Đầu năm Mậu Ngọ hiệu Chính Trị, chúa Tiên
Như
|
Nguyễn Công Chánh và Phan Bá Tùng
vào trấn Thuận Hóa hộ giá
|
bao chiếm địa bộ, lập nền cho đời
sau”. Gia phả hai họ Nguyễn,
|
Phan cũng cho biết hai ông có nguồn gốc từ
“xã Thanh Đồng, tổng
|
Ngọc Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh
Hóa”, đều là binh tướng
|
của Nguyễn Hoàng, tham gia chinh chiến lập
được chiến công nên
|
Nguyễn Công Chánh được thưởng 30 lạng bạc,
Phan Bá Tùng được
|
thưởng 10 nén bạc. Nằm ở vùng đất cát ven
bờ biển, hai vị này đã
|
cùng gia đình và bà con canh phá được 17
mẫu 8 sào ruộng. Đây
|
là thành quả ban đầu đặt cơ sở cho quá trình
tụ cư của các dòng họ
|
khác có nguồn gốc từ Thanh Hóa và các địa
phương khác ở phía Bắc
|
vào đây lập nghiệp sau đó.
|
Từ hai họ đầu tiên, khoảng 50 năm sau, tiên
tổ họ Trần đã tới đây
|
lập nghiệp. Đầu thế kỷ XVII, năm Chánh Hòa
26 (1705), vài gia đình
|
họ Đỗ, rồi sau đó một thời gian ngắn họ Dương,
họ Lê cũng tụ tập về
|
đây cùng khai phá đất hoang lập nên xứ đồng
Long Nại. Thế là những
|
bãi bồi ven đầm phá thuận lợi cho việc gieo
trồng dần dần được khai
|
phá, tạo nên các xứ đồng: Trầm Niên, Nam
Phổ, Tiền Miếu, Lôi Nai,
|
Rành Rành... Đó là kết quả của quá trình
khai phá của nhiều thế hệ con
|
cháu các dòng họ nói trên. Triều đình đã
sắc phong Tiền khai canh, khai
|
canh, khai khẩn cho thủy tổ các họ này. Hiện
làng còn lưu giữ được 24
|
sắc phong ở 6 họ khai canh: Nguyễn, Phan,
Trần, Đỗ, Nguyễn, Phan
|
và 3 họ khai khẩn là Dương, Nguyễn, Lê. Trong
đó, họ Nguyễn 10 sắc
|
phong, Phan 6 sắc phong, Trần 2 sắc phong,
Đỗ 2 sắc phong. Bốn họ
|
đầu tiên hiện nay đã có 17, 18 đời con cháu
sinh sống...
|
Trong văn bản của làng còn lưu lại 43 tờ
khai của các họ và chi
|
họ vào tháng 9 năm Tự Đức 7 (1854)3, có thể thấy lúc này có 11 họ là
|
Nguyễn, Phan, Trần, Đỗ, Lê, Dương, Huỳnh,
Võ, Hồ, Nhậm (chuyển
|
sang họ Dụng-gốc người Hoa), Đào. Riêng họ
Nguyễn, ngoài họ khai
|
canh Nguyễn Công còn có 18 người khác cùng
đứng kê khai. Trong
|
số này, rõ ràng có một số họ Nguyễn từ các
nơi khác chuyển tới, còn
|
phần lớn là chi nhánh của dòng họ Nguyễn
Công khai canh tách ra.
|
Họ Đỗ cũng kê khai thành 5 phái riêng. Tháng
2 năm Duy Tân 8
|
(1914), toàn xã lúc ấy có 23 họ và chi họ.
Hiện nay, theo số liệu của
|
Hội đồng chư tộc, làng có tất cả 62 dòng
họ sinh sống.
|
Về dân số, bộ đinh năm Cảnh Thịnh 3 (1795)
do Xã sử Đỗ
|
Văn Thuận kê khai, các hạng dân của phường
là 73 người (không
|
tính phụ nữ)4. Sau đó, tờ kê khai dân đinh vào năm Gia Long 12
|
(1813) cho biết khi ấy Hà Thanh chỉ có 21
đinh (nam từ 18-60 tuổi)5.
|
Đến năm Minh Mạng 18 (1837) theo tờ khai
dân số của Lý trưởng
|
Nguyễn Văn Thông ngày 29-10, số dân đinh
là 77 người.
|
Hơn 40 năm sau, năm Tự Đức 34 (1880), dân
đinh là 81
|
người. Rõ ràng mức độ phát triển dân đinh
trong làng thế kỷ XIX
|
là khá lớn. Mãi đến năm 1916, mới có con
số chính thức dân số của
|
phường là 650 người, trong đó dân đinh là
135, lão nhiêu 38, còn lại
|
là phụ nữ và trẻ em. Sang thế kỷ XX, tốc
độ tăng dân số của làng rất
|
nhanh. Trước Cách mạng tháng Tám, dân số
làng hơn 1000 người
|
nhưng năm 1975, làng có 6.800 người.6 Qua 3 đợt phân bố lại lao
|
động vào các năm 1976, 1977, 1978 khi vận
động bà con đi kinh tế
|
mới, dân số giảm xuống còn 5700 người. Đến
nay, theo Tổng điều
|
tra tháng 4/2009 thì xã có 9.800 người, 2064
hộ (số liệu thống kê
|
của xã).
|
Gắn với việc gia tăng nhân khẩu là nhu cầu
tăng diện tích canh
|
tác và cư trú. Văn bản của làng cho biết,
năm 1812, riêng số ruộng
|
tư của Hà Thanh là 66 mẫu 1 sào 7 thước 5
tấc, chủ yếu là loại 3 và
|
4. Xung quanh làng khi ấy còn 7 khoảnh đất
hoang bao gồm bãi cát
|
trắng, rừng rú, đất nghĩa trang với diện
tích là 182 mẫu 3 sào 9 thước
|
1 tấc. Hàng năm ai muốn vỡ hoang, phải có
đơn xin phép hội đồng
|
hương chức của làng rồi báo cấp trên. Nhờ
đó, diện tích đất hoang bị
|
thu hẹp dần. Sự biến đổi đó thể hiện rõ ở
xứ đồng Trầm Niên. Năm
|
1811, xứ đồng này có 12 mẫu 2 sào ruộng;
8 năm sau (1819) đã tăng
|
lên 19 mẫu 4 sào 5 thước 6 tấc. Ruộng đất
khai phá được đều là của
|
tư nhân, chỉ sau chưa đầy một thế kỷ (1891),
theo bộ điền, số ruộng
|
tư của xã là 115 mẫu 3 sào 11 thước 9 tấc
5 phân 2 ly, tăng gấp đôi
|
năm 1812. Bãi cát đồi đất hoang bị thu hẹp
lại chỉ còn 159 mẫu 4 sào
|
14 thước 1 tấc. Các bản kê ruộng đất cuối
thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ
|
XX không ghi số ruộng đất công nên chúng
ta không biết chính xác
|
tổng số đất đai toàn phường diễn biến thế
nào... Năm 1988, theo số
|
liệu thống kê của xã diện tích đất canh tác
là 321,69 ha.
|
Phần lớn cư dân đều có gốc từ Thanh Hóa vào.
Ngoài 2 họ
|
Nguyễn, Phan, phần lớn các họ cũng ghi là
ở Thanh Hóa vào... Họ là
|
những người nghĩa dũng, dân nghèo theo Nguyễn
Hoàng... Khi lập
|
làng mang tên phường Hà Thanh. Hà là sông,
Thanh là xanh trong
|
hoặc để chỉ xứ Thanh quê đất tổ. Hà Thanh
có thể được hiểu là làng
|
bên con sông xanh trong hoặc làng ven sông
từ Thanh Hóa vào.
|
3.2. Tổ chức hành chính của làng
|
Hương Trà, phủ Triệu Phong...7 Cuối thế kỷ XVIII, theo Phủ biên
|
tạp lục thì Hà Thanh thuộc tổng Kế Thực. Thời bấy
giờ, Hà Thanh
|
thuộc Nội phủ (tức phủ chúa Nguyễn), nghĩa
là phải nộp thuế trực
|
tiếp vào nội cung; còn hàng năm có thuyền
ghe của phường lên đầu
|
nguồn xuống cửa biển hái củi nếu đi qua các
trạm kiểm soát thì
|
không phải nộp thuế8. Dưới thời Tây Sơn lại thuộc tổng Kế Chủng.
|
(Bộ đinh năm Cảnh Thịnh 3, 1795).
|
Thời Gia Long (1802-1819), Hà Thanh được
gọi là phường
|
khách hộ thuộc tổng Kế Thống, Hương Trà nhưng
đến năm 1835 lại
|
gọi là ấp, tổng Kế Mỹ, huyện Phú Vang. Đơn
vị hành chính này tồn
|
tại cho đến năm 1945.9
|
Từ năm 1945 có hai tên gọi hành chính của
làng:
|
1) Chính quyền cách mạng gọi là thôn Hà Thanh,
xã Phú
|
Hương (bao gồm Hà Thanh, Hà Úc, An Bằng),
Phú Vang. Từ năm
|
1949, làng thuộc xã Phú Ngạn.
|
2) Chính quyền thân Pháp vẫn gọi ấp như trước
1945. Năm
|
1951, đổi gọi là Khu vực hành chính Hà Thanh,
rất rộng bao gồm 2
|
tổng (Kế Mỹ, Diêm Trường cũ).
|
Từ năm 1954, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa
có một số
|
thay đổi về cách gọi tên. Xã Đức Thanh ra
đời (tháng 4-1956) bao
|
gồm làng Hà Thanh và vạn đò Hà Mỹ (sống trên
phá Tam Giang).
|
Ngày 17-5-1958, xã Đức Thanh thành xã Vinh
Thanh, quận Vinh
|
Lộc. Đối với chính quyền cách mạng (1963-1975),
Hà Thanh vẫn
|
thuộc xã Phú Ngạn.
|
Sau năm 1975, xã Vinh Thanh vẫn tồn tại nhưng
lại thống
|
thuộc nhiều huyện khác nhau: Phú Vang (1975-1977),
Phú Lộc (đến
|
5-1981), Hương Phú (đến 6-1989) và quay về
huyện Phú Vang từ
|
1989 cho đến nay.
|
Trải qua các thời kỳ, tên gọi Hà Thanh tồn
tại lâu dài nhất với
|
các tổ chức hành chính phường, ấp, thôn rồi
đến xã (Đức Thanh -
|
1956; Vinh Thanh - 1958). Dân gian xưa nay
vẫn gọi bằng cái tên
|
thân thương làng Hà Thanh. Đây là loại làng
lớn, “nhất làng nhất
|
xã”, tương đối ít trên đất Thừa Thiên Huế.
|
- Về tổ chức bộ máy, trong buổi đầu của phường
Hà Thanh thời
|
chúa Nguyễn, quan viên đứng đầu phường là
chức Tướng thần, Hương
|
trưởng.10 Thời Tây Sơn có chức
Xã sử, thời Gia Long có 2 chức Trùm
|
thuộc và sau đó là Xã trưởng. Từ thời Minh
Mạng, người đứng đầu
|
là Lý trưởng, đến Phó lý. Lý trưởng do dân
bầu nhưng được cấp trên
|
chuẩn y, thường nằm trong các dòng họ lớn
(4 họ khai canh)...
|
Từ thời Minh Mạng cho đến năm 1945, giúp
việc cho Lý
|
trưởng và Phó lý có Hội đồng Ngũ hương. Mỗi
người phụ trách một
|
công việc chuyên biệt là Hương bộ (giữ sổ
sách), Hương bản (thủ
|
quỹ), Hương kiểm (an ninh), Hương mục (công
trình công cộng),
|
Hương dịch (tổ chức lễ hội)...
|
Ngoài tổ chức hành chính, trước 1945, làng
có các tổ chức
|
tự quản đại diện cho lệ làng trước “phép
nước”. Đứng đầu tổ chức
|
này là Hương lão -
những người nhiều tuổi nhất trong hạng dân
|
“lão nhiêu”. Về danh nghĩa, họ có quyền hành,
được tham gia bàn
|
bạc những công việc lớn trong phường như
bán ruộng công, lập
|
chợ... bên cạnh các công việc hành chính
của Xã trưởng, Lý trưởng.
|
Hương lão được dân kính trọng, được biếu
lễ lạc trong tế lễ... Vai trò
|
của Hương lão giống như Tiên chỉ, Thứ chỉ
ở các làng phía Bắc. Bên
|
cạnh Hương lão là Hội đồng bô lão gồm các lão ông từ 60 tuổi trở
|
lên (có cả chức sắc, khoa bảng về hưu). Hội
đồng thường được mời
|
bàn bạc công việc phường ấp và được tôn trọng
theo truyền thống
|
trọng lão của người Việt.
|
Các hoạt động lễ hội như hội làng, tế thần
linh, thờ cúng tổ
|
tiên là nội dung quan trọng trong đời sống
của dân làng. Phường
|
bầu lên người Hội chủ để tổ chức và lo toan việc này. Hội chủ là
|
người có uy tín và thông hiểu tập tục lễ
nghi. Hội chủ của phường
|
luôn thuộc dòng họ lớn (Nguyễn, Phan), thường
do tộc trưởng của
|
họ kiêm quản. Muốn được bầu làm Hội chủ,
họ phải trải qua chức
|
Thủ bộ, có học vấn, có đức hạnh và phải là
người giàu có. Hội chủ là
|
người đứng đầu Hội đồng chư tộc làng. Hội đồng này tập hợp những
|
Tộc trưởng của các tộc lớn trong làng, các họ khai canh, khai khẩn
|
và nhiều họ khác có lịch sử định cư sớm và
dân số đông.
|
Hà Thanh trước đây thường có hai phường (Đông
và Tây) với
|
4 xóm. Phường Tây tập trung 2 họ khai canh
Nguyễn Công và Phan;
|
phường Đông chủ yếu là địa bàn sinh sống
hai họ Trần, Đỗ. Xóm
|
quy tụ những người cùng tụ cư hoặc cùng nghề.
Xóm Chợ chính là
|
xóm Vọng Dương trước đó, cư dân sống chủ
yếu bằng nghề buôn
|
bán. Xóm Biển sống gần biển, hơi tách biệt
với các xóm khác. Đứng
|
đầu xóm là Trùm xóm. Công việc của ông là duy trì trật tự, phân
xử
|
các bất đồng, giữ gìn nề nếp, gia phong và
không khí hòa hợp trong
|
thôn xóm...
|
4. Đời sống kinh tế của làng
4.1. Tình hình ruộng đất và sản xuất nông nghiệp
- Ruộng đất công thuộc quyền quản lý của
phường chiếm tỷ
|
lệ nhỏ, không có để quân cấp cho dân đinh
cày cấy như nhiều địa
|
phương khác. Trong các tờ khai về ruộng đất
chịu thuế thời Gia
|
Long không thấy nói đến bộ phận công điền
công thổ. Có lẽ số
|
ruộng đất công ít ỏi đã dành để cấp cho một
số họ có công đầu trong
|
việc khai phá lập ấp và các hội tập thể.
Chẳng hạn, hai họ Nguyễn,
|
Phan đều được mỗi họ 3 mẫu ở xứ Trầm Niên
để chi phí cho việc
|
thờ cúng tổ tiên và cũng là các vị “tiền
khai canh” của phường; đình,
|
chùa cũng chỉ được cấp mỗi nơi không quá
2 sào...
|
Trong văn bản Hán Nôm còn lưu được tờ đơn
xin bán “4 sào
|
ruộng công” do quan chức của làng làm năm Cảnh Hưng 37
(1776)
|
với lý do “dùng vào việc tô thuế”. Đến năm Gia Long 11 (1812) văn
|
bản có ghi “Tư điền thực trưng của phường 66 mẫu
1 sào 7 thước 5
|
tấc” mà không đề cập gì đến công điền nữa. Trong
tờ đơn xin miễn
|
lao dịch năm 1903 nêu rõ: “Ấp chúng tôi ở gần sát bờ biển, không
|
có một tấc công điền. Mọi việc cúng
tế, miếu đền, thảy đều do dân
|
đóng góp thật là khổ sở”. Đó là nét khác biệt của Hà Thanh so với
|
nhiều làng quê trong vùng thuở ấy.
|
Điều đáng chú ý ở đây là ruộng đất khá tập
trung, không có
|
địa chủ lớn (hàng chục, hàng trăm mẫu) và
cũng không có sự manh
|
mún 1 hoặc 2 sào như nhiều làng quê khác.
Theo thống kê ruộng đất
|
năm 1811, phường có 66 mẫu 1 sào 7 thước
5 tấc ruộng tư phân bố
|
trên 6 xứ đồng Lôi Nai, Ruộng Nại, Đồng Ngoài,
Trước Miếu, Rành
|
Rành và Trầm Niên. Số này thuộc quyền sở
hữu của 18 chủ ruộng
|
mà người ít nhất có 1 mẫu, người nhiều nhất
là 11 mẫu 1 sào. Cuối
|
thế kỷ XIX, ruộng đất tư phường có 115 mẫu
3 sào 11 thước 9 tấc
|
5 phân 2 ly...11
|
- Trước sau làng bị nước mặn của biển cả,
đầm phá bao bọc.
|
Đất đai nhiều nhưng độ màu mỡ ít nên dân
làng sử dụng những cánh
|
đồng trũng gần đầm lạch, tiện nguồn nước
hoặc bãi bồi trước phá
|
có độ ẩm lớn, màu mỡ để cấy lúa. Những cánh
đồng cao không có
|
nước được người dân dùng đôi thùng gánh nước
để tưới cho cây lúa.
|
Để khai thác hết đất đai, tăng thêm nguồn
lương thực, người
|
dân trồng thêm các loại hoa màu: ngô, khoai, sắn, đậu mà nhiều
nhất
|
là khoai trên ruộng 1 vụ lúa (luân canh)
để vừa tăng thu nhập vừa cải
|
tạo đất... Ngoài ra, trong mảnh vườn nhà,
đều được trồng các loại
|
rau quả, cây gia vị, cây ăn quả. Những năm
đầu thế kỷ XX, dân làng
|
còn học thêm nghề trồng dâu nuôi tằm nhưng
không phát triển được
|
nghề ươm tơ dệt vải lụa mà phải bán tằm và
kén cho làng Mỹ Lợi.
|
Trước năm 1975, dân làng còn trồng cây thuốc
lá cung cấp cho nhu
|
cầu địa phương và các làng lân cận.
|
Nghề chăn nuôi chủ yếu là trâu bò lợn gà
để hỗ trợ cho việc
|
làm ruộng và cung cấp thực phẩm. Theo thống
kê của làng năm
|
1916, cả ấp khi ấy có 201 gia đình nuôi được
39 con trâu, 63 con bò,
|
bình quân hai nhà có 01 con.12 Lợn thì được nuôi phổ biến hơn, hầu
|
như gia đình nào cũng nuôi, có khi đến 5-6
con. Hà Thanh là nơi
|
cung cấp lợn giống cho nhiều làng xã trong
tỉnh...
|
4.2. Nghề ngư
Bờ biển bãi ngang và phá Tam Giang rộng là
ngư trường thuận
|
lợi cho việc đánh bắt thủy hải sản. Gia phả
các họ khai canh Nguyễn
|
Công và Phan đều ghi: “Năm Mậu Ngọ, triều Lê Chính Trị, bao chiếm
|
địa bộ, chuyên nghề buôn bán, ngư,
muối và nông”. Văn bản thời Vĩnh
|
Thịnh (1705-1729) đã nói đến nghề ngư trong
xã. Họ dùng thuyền nhỏ
|
bủa lưới hoặc đi câu cá ngoài biển. Tuy nhiên,
số lượng ngư dân chuyên
|
nghiệp đánh bắt cá biển không nhiều, quy
tụ lại thành một xóm nhỏ
|
và trở thành những chủ ghe thuyền. Ra đời
sớm nhưng nghề ngư phát
|
triển chậm. Năm 1832, theo tờ khai các hạng
thuế năm Minh Mạng 16
|
(1835), cả xã lúc đó chỉ có 2 thuyền chài.
Nếu mỗi thuyền quy tụ 5-10
|
người làm thì số ngư dân đó quá ít so với
số dân đinh của xã...
|
Ngoài bộ phận ngư dân khai thác biển, cũng
có một số ngư
|
dân khai thác trên phá Tam Giang. Từ đầu
thế kỷ XX, xuất hiện một
|
vạn chài sống trên mặt nước phá Tam Giang
thuộc địa phận làng là
|
vạn Hà Mỹ. Họ khai thác thủy sản một cách
chuyên nghiệp, có tổ
|
chức cộng đồng riêng khác biệt với làng trên
cạn. Cùng với nghề
|
ngư, nghề chế biến thủy hải sản cũng ra đời...
Sản phẩm không chỉ
|
đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong làng vẫn
còn cung cấp một lượng
|
lớn hàng hóa cho trao đổi buôn bán trong
vùng...
|
4.3. Nghề
làm muối, chợ và nghề buôn bán
|
- Các tư liệu trong làng cũng như ghi chép
trong sử sách có
|
nhắc đến nghề làm muối khá phát triển của
làng. Những ruộng nào
|
không trồng lúa được vì nhiễm mặn thì cư
dân tận dụng dùng vào
|
việc sản xuất muối. Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn cho biết, “Về
|
thuế diêm đinh, Hà Thanh, huyện Hương
Trà, năm Kỷ Sửu (1769)
|
nộp 918 sọt muối, lễ 10 sọt; năm Quý
Hợi (1743) nộp 850 sọt.”.13
|
Thuế diêm đinh ở đây chính là đánh vào các
làng xã sản xuất muối
|
dựa vào số đinh tham gia.
|
Nhìn vào số thuế diêm đinh (dân làm muối)
của làng phải nộp
|
hàng năm cho chúa Nguyễn như thế thì có thể
thấy người làm muối
|
trong làng khá đông đảo. Phường Kế Đăng lúc
đó cũng đóng thuế
|
diêm đinh nhiều hơn cả Hà Thanh. Văn bản
trong hai họ Nguyễn,
|
Phan có nhắc tới nghề làm muối; văn bản làng
có diêm đinh, ruộng
|
Nại chính là biểu hiện của nghề làm muối
khá phát triển trong làng.
|
- Việc lưu thông, buôn bán chủ yếu được thực
hiện trên tuyến
|
đường thủy từ chợ Hà Thanh đến các nơi với
phương tiện thuyền
|
các loại. Nhu cầu trao đổi sản phẩm giữa
nhân dân vùng ven biển
|
với vùng đồng bằng chuyên làm ruộng, thủ
công, vùng núi đặt ra
|
sớm. Các sản phẩm đa dạng của làng và vùng
lân cận đã đáp ứng nhu
|
cầu đó.
|
Trước đây, nhiều thương nhân từ các tỉnh
phía Nam theo
|
đường biển ra vùng Thuận Hóa, chở theo chum,
vại, lu, om, vải,
|
đường... tới trao đổi với dân làng và các
xã xung quanh. Điểm tập
|
trung trao đổi, buôn bán diễn ra kề con hói
trong phường, cũng là
|
nơi để hình thành nên chợ làng sau này. Trên
cơ sở phát triển của nhu
|
cầu trao đổi ngày càng lớn, năm 1813, các
ông Trùm Lạch, Trùm
|
Thuộc... đứng ra làm đơn xin lập chợ Hà Thanh.
Chợ được họp ở vị
|
trí gần như trung tâm của phường, tiện lợi
về giao thông “trên bến
|
dưới thuyền”. Chợ ở sát bên bờ phá Tam Giang,
các thuyền buôn,
|
đò chở khách từ các làng cập bến, rồi lên
chợ buôn bán và chợ sớm
|
trở thành trung tâm buôn bán của cả một vùng,
bao gồm các làng xã
|
lân cận như Phú Diên, Phú Thuận, Vinh An,
Vinh Hưng, Vinh Mỹ,
|
Vinh Hiền cùng các xã bên kia phá Tam Giang
như Phú Đa, Viễn
|
Trình... Chợ Hà Thanh được thành lập và sầm
uất mới từ đầu thế kỷ
|
XIX nhưng nghề buôn bán đã ra đời và phát
triển ở đây sớm hơn, từ
|
thời các chúa Nguyễn. Dân làng đã tham gia
buôn bán nhằm trao đổi
|
sản phẩm trong nội bộ làng và gom hàng bán
đi các nơi. Dân làng
|
lưu truyền rằng, nghề buôn phát đạt, con
cháu các họ Nguyễn, Trần,
|
Đỗ bán gần hết ruộng đất, góp vốn sắm thuyền
đi buôn. Họ buôn
|
các loại sản phẩm của sông biển như mắm,
cá, tôm, hàng nông sản,
|
muối để trao đổi đi các nơi khác và mua về
các hàng tiêu dùng, xa
|
xỉ phẩm, thủ công mỹ nghệ.
|
Ở thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, nền kinh
tế hàng hóa
|
cả nước và trong vùng đang phát triển mạnh,
hình thành các luồng
|
buôn bán thường xuyên giữa các vùng. Hà Thanh
lại ở khu vực cửa
|
ngõ phía đông của cảng Thanh Hà và đô thị
Phú Xuân; vì thế, hoàn
|
cảnh trên đã tác động không nhỏ đến sự phát
triển của nghề buôn
|
bán ở làng. Đến đầu thế kỷ XIX, nghề buôn
của làng phát triển hơn
|
khi chợ làng ra đời. Những hàng nông sản,
cây gia vị, chăn nuôi
|
lợn, thủy hải sản và muối trở thành những
mặt hàng trao đổi chính
|
của chợ Hà Thanh. Hơn nữa, ngoại thương của
nhà nước suy yếu đã
|
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của
nghề buôn ở làng lúc này.
|
5. Sinh hoạt văn hóa
5.1. Các tôn giáo
Nho giáo đi sâu vào làng xã Việt Nam từ thế
kỷ XV. Ở một
|
làng quê tương đối xa kinh thành lại cách
trở về giao thông nên dấu
|
ấn Nho giáo chỉ bắt đầu hiện rõ khi đình
làng được xây dựng vào
|
năm Gia Long 2 (1803). Đình được tiểu tu
năm 1845, đại tu năm
|
1902 và xây dựng lại năm 1940... Những hoạt
động tế tự, lễ nghi,
|
sinh hoạt ở đình thể hiện quan hệ đẳng cấp
của một xã hội thu nhỏ
|
theo sự chi phối của trật tự Nho giáo. Kinh
tế phát triển, người đi
|
học đi thi ngày càng nhiều nhưng người đỗ
đạt cao chưa có. Các
|
Nho sinh, thầy đồ cũng tổ chức ra hội “Tư
văn”, có ruộng đất riêng,
|
lập Văn Thánh Miếu (gần đình chợ) để thờ
Đức Khổng Tử và sinh
|
hoạt trong hội...
|
Tâm thức Phật giáo dân gian từ quê gốc được
cư dân mang
|
vào vùng đất mới từ rất sớm. Ngay từ năm
Dương Hòa nguyên niên
|
(1635), ngài khai canh Nguyễn Công Chánh
đã cúng cho phường
|
4 sào đất trị giá 50 quan để làm chùa...
Chùa đầu tiên gọi là Thanh
|
Long. Chùa thờ Phật nhưng cũng thờ cúng (thờ
vọng) các vị khai
|
canh, khai khẩn của làng, chứng tỏ một sự
kết hợp của Phật giáo
|
với tín ngưỡng cổ truyền khá rõ. Năm 1961,
chùa được xây lại tạo
|
nên diện mạo như hiện nay. Hoạt động của
chùa mang đậm dấu ấn
|
của cuộc cải cách Phật giáo những năm 1930
ở Huế và có nhiều
|
sinh hoạt tôn giáo mạnh trước năm 1975. Số
Phật tử có quy y Phật
|
khoảng 350 người. Số Phật tử tại gia khá
lớn (khoảng 600 người)13.
|
Có thể nói Phật giáo là tôn giáo có đông
tín đồ và ảnh hưởng lớn đến
|
đời sống tâm linh của dân làng.
|
Thiên Chúa giáo du nhập vào làng từ 1886,
khi ngôi nhà thờ
|
ra đời thuộc dòng Phú Cam, Huế. Năm 1889,
nhà thờ làng thuộc
|
nhà thờ Diêm Tụ; năm 1894, thuộc giáo xứ
Hà Úc. Năm 1937, nhà
|
thờ giáo xứ Hà Thanh độc lập chính thức ra
đời. Từ đó, đặc biệt là
|
sau khi xây dựng và tu bổ lớn năm 1957; hệ
thống tượng đài, thánh
|
đường và 2 cơ sở giáo dục trường Thánh Mẫu
và trường Mai Khôi
|
ra đời, tạo điều kiện cho giáo dục trong
xã thêm phát triển. Năm
|
2007, giáo xứ Hà Thanh có 1352 người, có
20 tu sĩ nữ và 2 tu sĩ
|
nam.14 Với sự gắn đó ngày càng
chặt chẽ giữa đạo Thiên Chúa với
|
các tín ngưỡng dân gian, đạo Thiên Chúa đã
có chỗ đứng vững chắc
|
và trở thành sinh hoạt tinh thần không thể
thiếu được trong bộ phận
|
cư dân khá đông đảo của làng từ đầu thế kỷ
XX đến nay.
|
5.2. Các sinh hoạt tín ngưỡng
Cư dân làng Hà Thanh có đời sống tín ngưỡng
rất phong phú.
|
Dân làng tổ chức các ngày giỗ quan trọng
như: Thành hoàng làng,
|
ngày giỗ dòng họ, thờ cúng tổ tiên và một số tín ngưỡng khác. Tế
|
Thành hoàng được tổ chức lớn ba năm một lần,
vào ngày rằm tháng
|
sáu Âm lịch. Lễ này thường được tổ chức cùng
với lễ tế các vị khai
|
canh, là lễ Đại tự hay còn gọi là lễ Tế Đình.
Trong ngày này, dân
|
làng mổ trâu, bò, lợn để làm cơm cúng thần.
Tế lễ được tổ chức rất
|
nghiêm trang: các cụ già bận lễ phục (áo
dài khăn đóng), chiêng
|
trống trong lễ do các vị cao tuổi đảm trách,
các vị tộc trưởng đứng
|
tế lễ... Cũng trong dịp lễ này, nhiều trò
chơi sinh hoạt dân gian được
|
tổ chức như: đua thuyền, hát bội, múa bông,
múa sư tử... Đây là dịp
|
để bà con, anh em thuộc 62 họ tộc trong làng
gặp mặt thể hiện tình
|
cảm thân thiết, đoàn kết trong làng.
|
Ngày giỗ dòng họ được tổ chức sau ngày tế
Thành hoàng,
|
được tổ chức hàng năm. Vào ngày này, con
cháu trong cùng một
|
dòng họ tập trung đông đủ, quyên góp tiền
để làm cỗ cúng vị thủy
|
tổ dòng họ mình. Đây là dịp con cháu trong
dòng họ nhớ lại công
|
ơn các bậc tiền bối sáng lập ra dòng họ,
thể hiện đạo lý “uống nước
|
nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ người trồng cây”
của người Việt Nam.
|
Ngoài hai lễ được tổ chức mang tính quy mô
nói trên thì trong
|
mỗi gia đình dân làng đều thực hiện tục thờ
cúng tổ tiên. Đây là tục
|
lệ không chỉ tỏ lòng thành kính với người
đã chết mà còn mang ý
|
nghĩa cầu mong tổ tiên luôn che chở, giúp
đỡ cho con cháu gặp may
|
mắn trong cuộc sống. Lễ cúng tổ tiên được
tổ chức tùy theo mỗi gia
|
đình. Những nhà khá giả thì soạn cỗ bàn lớn
để mời bà con hàng
|
xóm; ngược lại nhà khó thì chỉ làm mâm cỗ
đơn giản cúng ông bà
|
để tưởng nhớ ngày mất của các cụ tổ.
|
Ngoài ra, khắp các thôn, xóm trong làng đều
dựng các am,
|
miếu thờ cúng các vị thần: thờ thần đất,
thờ ông Táo. Người dân làm
|
nghề ngư còn tổ chức các lễ thờ cúng Hà bá
thủy quan, thờ cá Ông
|
(cá Voi hay Ông Ngư), bà chúa... với ước
nguyện được phù trợ trong
|
công việc mưu sinh.
|
Có thể nói các tín ngưỡng dân gian ở làng
Hà Thanh đã giúp
|
cho người dân nơi đây bảo tồn các giá trị
truyền thống mang đậm
|
bản sắc quê hương mình; đó thực sự là chỗ
dựa về mặt tinh thần, nơi
|
con người gửi gắm niềm tin, khát vọng để
có thể vượt qua những
|
cam go trong cuộc đời. Tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của cả cộng
|
đồng và từng gia đình không chỉ thể hiện
lòng thành kính hiếu thảo
|
đối với những người đã khuất mà còn giáo
dục nhân cách cho con
|
cháu về đạo hiếu (nhớ ơn tổ tiên); đồng thời
những tín ngưỡng đó
|
cũng làm phong phú thêm đời sống tinh thần
của người dân nơi đây.
|
Nếu tín ngưỡng là sự kết hợp giữa tri thức
khoa học và mê tín dị
|
đoan thì, tất nhiên, cũng chứa đựng một vài
tiêu cực, phản khoa học
|
trong đời sống cộng đồng.
|
6. Một vài kết luận
Khác với cố hương “đất chật người đông” thuần
nông xứ Thanh,
|
trên vùng đất mới từng có chủ, người Việt
làng Hà Thanh buộc phải
|
có thế ứng xử năng động trong xác lập địa
vực, tổ chức làng xã (hành
|
chính, tự quản), mở mang kinh tế với nhiều
ngành nghề phong phú đa
|
dạng, tôn giáo tín ngưỡng... đầy tính mở
và dung hòa.
|
- Giống như phần lớn các làng Việt ở miền
Trung, làng Hà
|
Thanh thành lập muộn và có nhiều sắc thái
kinh tế văn hóa khác
|
biệt so với các làng xã truyền thống ở phía
Bắc Việt Nam. Hà Thanh
|
là một làng lớn (một làng một xã - Vinh Thanh)
và khá tiêu biểu
|
cho kiểu làng ven biển Trung Bộ. Làng được
thành lập thời chúa
|
Nguyễn Hoàng, trải qua các tên gọi hành chính
phường, ấp, thôn
|
đến tên gọi xã từ giữa thế kỷ XX. Tổ chức cộng đồng làng đơn giản
|
(làng nông) mang tính mở (với làng khác,
vùng khác), không quá
|
chặt chẽ như làng Bắc Bộ.
|
- Hà Thanh có cơ cấu kinh tế đa dạng: nông
- ngư - công -
|
thương. Hoạt động kinh tế cơ bản vẫn là nông
nghiệp (làng nông)
|
nhưng không phải độc tôn cây lúa như các
làng thuần nông khác mà
|
còn nổi tiếng về làm muối, trồng nhiều cây
rau màu ngắn ngày và
|
chăn nuôi lợn giống cung cấp cho các làng
trong huyện, trong tỉnh.
|
Nghề nghề buôn khá nổi bật từ thời chúa Nguyễn
và vẫn duy trì cho
|
đến ngày nay.
|
- Hà Thanh mang đầy đủ sinh hoạt tôn giáo
tín ngưỡng của
|
một làng nông nghiệp truyền thống với các
hoạt động của 3 tôn giáo
|
Nho, Phật và Thiên Chúa giáo cùng các tín
ngưỡng thờ cúng Thành
|
hoàng, thờ cúng tổ tiên, cúng đất, thờ ông
Ngư, ông Táo (bà Hỏa),
|
cúng Hà bá, cúng Mẫu... trong phạm vi cộng
đồng làng và trong
|
từng gia đình... Tuy nhiên, so với các làng
xã ven biển vùng Nam
|
Trung Bộ, thì tín ngưỡng đặc thù gắn với
biển cả là tục thờ cá Ông
|
lại không đậm đặc bằng.
|
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét