hội vật làng Thủ Lễ xuân Ất Mùi

Đến hẹn lại lên, mồng 6 tháng Giêng âm lịch, đông đảo bà con thôn Thủ Lễ (xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cùng du khách khắp mọi miền đất nước lại tụ hội về sân đình xem hội vật của làng.
Đánh trống khai hội vật làng Thủ Lễ xuân Ất Mùi.
Nét đẹp văn hóa truyền thống này đã có từ hàng trăm năm nay, góp thêm sắc xuân cho vùng quê bên phá Tam Giang.
Mở đầu hội vật là tiếng trống khai hội thôi thúc người dân làng Thủ Lễ và du khách gần xa tụ về đình làng cùng vui hội vật.
Để khai hội vật đầu năm, hai đô vật cao niên trong làng cùng lên sới vật biểu diễn các đòn thế điêu luyện thể hiện ý muốn lớp trẻ hôm nay nối tiếp truyền thống thượng võ của quê hương, đồng thời gợi nhắc bề dày lịch sử của hội vật làng Thủ Lễ.
Theo các bậc cao niên trong làng, hội vật Thủ Lễ mồng 6 Tết ra đời từ thời các chúa Nguyễn với mục đích tuyển chọn những thanh niên trai tráng, sức vóc cho nhiệm vụ bảo vệ đát nước. Hội vật còn là ngày hội vui đầu xuân mang ý nghĩa tinh thần rất lớn cho nhân dân của làng.
Hội vật truyền thống làng Thủ Lễ xuân Ất Mùi 2015 có sự tham gia của hơn 70 đô vật thuộc hai lứa tuổi: thiếu niên và thanh niên.
Kể từ khi được khôi phục cách đây hơn 10 năm sau một thời gian gián đoạn, hội vật làng Thủ Lễ đã ghi nhận sự tiến bộ về chất lượng chuyên môn qua từng năm thi đấu. Kinh nghiệm và kỹ chiến thuật thi đấu của các đô vật được nâng lên đáng kể.
 

Lễ hội, thể thao, du lịch dịp Tết Ất Mùi Thừa Thiên Huế

Lên chùa lễ Phật ngày mùng 1 Tết
Vào những ngày Tết, vạn vật đâm chồi nảy lộc, hoa nở rộ đủ sắc màu làm cho những ngôi chùa Huế như chốn bồng lai tiên cảnh. Ngoài việc đi chùa để cầu sức khỏe, may mắn và làm ăn thịnh vượng, du khách còn có thể tham quan cảnh trí của chùa ngày xuân, thưởng thức trà bánh, xin chữ đầu năm.
Một số ngôi chùa du khách nên đến viếng thăm ở Huế ngày Tết là chùa Thiên Mụ, chùa Từ Đàm, chùa Diệu Đế, chùa Huyền Không Sơn Thượng...
Xem đua ghe truyền thống
Người Huế thường chọn ngày tốt để tổ chức cuộc đua ghe. Bấy giờ, những chiếc ghe đủ màu sắc, từ các thôn làng tập hợp về một quãng sông để tranh tài. Hai bên bờ sông, dân chúng tụ tập đông đúc, luôn miệng hò reo cổ vũ cho đội nhà trong tiếng trống dồn dập, náo nức. Cuộc đua kéo dài từ sáng cho đến tận xế chiều. Tiêu biểu có các lễ hội đua ghe ở thị trấn Lăng Cô - Phú Lộc (mùng 6 Tết), thị trấn Sịa - Quảng Điền (mùng 7 Tết); đua trãi trên Sông Vực - Hương Thủy (mùng 10 tháng Giêng)...

Đua ghe trên sông Hương. (Ảnh: NetCodo)
Đua ghe là một trong những là trò giải trí lâu đời, có mặt ở Huế từ buổi đầu người Việt theo chân các chúa Nguyễn vào Nam mở cõi. Đến xem đua ghe, du khách có thể thụ hưởng thêm một nét văn hóa độc đáo của Huế trong những ngày Tết Âm lịch.
Đi chơi chợ Gia Lạc ngày mùng 3 Tết
Đây là một phiên chợ đặc biệt, chứa đựng nhiều nét đẹp văn hóa, ứng xử của người dân Huế. Chợ mỗi năm chỉ họp đúng ba ngày Tết. Người ta đến chợ không phải vì nhu cầu mua bán, mà vì thói quen, vì một tập tục đẹp đã có từ lâu đời. Họ lấy vui, lấy việc cầu may làm chính nên ai nấy đều ăn mặc chỉnh tề, sang trọng, đặc biệt là việc đi lại, nói năng trao đổi với nhau đều ý tứ, lịch thiệp. Họ không tranh luận, không to tiếng như các phiên chợ trong năm. Đó là tinh thần mong muốn sự hoà đồng, tốt đẹp trong các mối quan hệ xã hội mỗi khi năm mới đến.
Ngoài ra, ở Quảng Điền còn có chợ phiên Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền) tổ chức từ ngày mùng 01 đến mùng 03 Tết.

Nhiều lễ hội hấp dẫn

Từ mùng 1 Tết cho đến rằm tháng Giêng, ở Thừa Thiên - Huế có hàng loạt lễ hội như: Lễ hội đu tiên ở Điền Hòa - Phong Điền (mùng 02 Tết), Gia Viên - Phong Điền (mùng 4 Tết) và Phước Yên - Quảng Điền (mùng 01 đến mùng 04 Tết); lễ hội cầu ngư ở thị trấn Lăng Cô - huyện Phú Lộc), ở Thuận An (huyện Phú Vang) ở Hải Dương (thị xã Hương Trà); hội vật làng Sình - Phú Vang (mùng 10 tháng Giêng) và lễ hội vật làng Thủ Lễ - Quảng Điền (mùng 6 Tết); lễ hội đền Huyền Trân ở phường An Tây, TP Huế (mùng 8-9 tháng giêng)...
Đi xem lễ hội truyền thống trong dịp Tết là một hoạt động không thể bỏ qua đối với người dân và du khách gần xa khi đến Huế. Qua các hoạt động lễ hội du khách có điều kiện để tìm hiểu, khám phá những nét văn hóa độc đáo của mọi vùng quê của tỉnh Thừa Thiên Huế.
* Ngày 19/02/2015 (mùng 01 Tết)
- Chương trình nghệ thuật phục vụ nhân dân tại tiền sảnh Trung tâm Văn hóa Thông tin vào các tối từ ngày 19/02 (mùng 1 Tết) đến 21/02 (mùng 03 Tết)
+ Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi biểu diễn vào tối 19/02 (mùng 01 Tết)
+ Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế biểu diễn vào tối 20/02 (mùng 2 Tết)
+ Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế biểu diễn vào tối 21/02 (mùng 03 Tết)
- Chợ phiên Quảng Ngạn tại xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền (diễn ra từ mùng 01 đến mùng 03 Tết)
- Chương trình Chợ quê ngày Tết tại xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc (diễn ra từ mùng 01 đến mùng 03 Tết)
- Tổ chức các chương trình nghệ thuật, Hội Hoa xuân, khu vui chơi giải trí, trò chơi dân gian, thả diều, tặng chữ thư pháp,... tại Công viên Thương Bạc, TP Huế (diễn ra trong các ngày từ mùng 01 đến mùng 05 Tết)
- Chương trình nghệ thuật tổng hợp tại tiền sảnh Trung tâm Văn hóa thành phố (65 Trần Hưng Đạo, TP Huế)
- Mở cửa di tích và các nhà trưng bày miễn phí phục vụ khách tham quan (từ ngày 19/02 đến 21/02 (mùng 01 đến mùng 03 Tết)
- Đu tiên Phước Yên (xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền) từ ngày 19/02 đến 22/02/2015 (mùng 01 Tết đến mùng 04 Tết)
* Ngày 22/02/2015 (mùng 4 Tết)
- Giải Cờ tướng tại thị trấn Sịa (Quảng Điền) từ ngày 22-23/02 (mùng 4-5 Tết)
- Đu tiên Phong Hiền tại thôn Gia Viên (Phong Điền)
- Giao hữu bóng chuyền toàn huyện A Lưới tại thị trấn A Lưới
* Ngày 23/02/2015 (mùng 5 Tết)
- Lễ dâng hương tại Tượng đài Quang Trung (9h30)
- Sân chơi dân gian: Tổ chức các trò chơi dân gian phục vụ nhân dân
* Ngày 24/02/2015 (mùng 6 Tết)
- Vật võ làng Thủ Lễ (thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền)
- Lễ hội cầu ngư và đua ghe tại Lăng Cô (Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc)
* Ngày 28/02/2015 (mùng 10 tháng Giêng)
- Lễ hội vật Làng Sình (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang)
- Hội thi các môn thể thao dân tộc và Đua trãi trên sông Vực (phường Thủy Phương, Hương Thủy)
- Chương trình văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân tại trung tâm huyện Hương Trà (phường Tứ Hạ).
* Ngày 05/3/2015
Tổ chức Ngày thơ Việt Nam và các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội Nguyên Tiêu (Đền Huyền Trân; các địa điểm Tây Nam thành phố Huế, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy)
Ngoài các hoạt động chính trên, mỗi huyện, thị xã tổ chức các điểm vui xuân tại Trung tâm huyện lỵ, thị xã; mỗi xã, phường, thị trấn có một điểm vui xuân tập trung.
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huế

Những lễ hội xuân truyền thống ở Quảng Điền

Tết đến Xuân về là dịp để người dân vùng đất giàu truyền thống văn hóa huyện Quảng Điền Quảng Điền tái hiện các lễ hội dân gian mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống với nhiều ý nghĩa tâm linh và nhân văn của dân tộc.
Là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, Quảng Điền mang trong mình nhiều dấu ấn văn hóa đặc trưng như hò bã trạo, múa náp, đua ghe truyền thống đặc biết vào những ngày đầu xuân năm mới nhiều lễ hội dân gian mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống với nhiều ý nghĩa tâm lý và nhân văn như vật Thủ Lễ, đu tiên Phước Yên và các hoạt động đặc trưng khác như bài chòi, bóng chuyền cũng như đua ghe cũng được triển khai đều đặn.
Mỗi lễ hội ngày tết ở Quảng Điền có nhiều đặc điểm, thể thức, hình thức thể hiện khác nhau, nhưng có chung ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng bội thu.
Theo Công Cường (TRT

Bài thơ "Đình làng"

Làng văn hóa, nhất quyết thành tên
Đình cổ tiền nhân, tạo dựng nên.
Cạnh trước nhà tăng, Đa đại thụ
Sau lưng Đình cổ, Giếng thâm niên.
Bình phong lượn nét, hoa văn kỹ
Trụ biểu ghép hình, kiến trúc thiêng.
Tưởng tới, dân lành, hùn phước lại
Trùng tu, lễ hội, hưởng trăm miền.

 25.12.Giáp Ngọ - Nguyễn Cẩm
Trích từ fb bác Nguyễn Cẩm

Bài thơ "Tình Quê"

Hơn năm thế kỷ qua rồi!
Ai người xa xứ,bồi hồi vấn vương
Quê tôi, mảnh đất mến thương
Nơi con song nhỏ ,men đường lượn theo
Đường về, có cổng đón chào
AN Vân tình nghĩa,hướng vào khai canh
Đồng xa, thảm lụa tươi xanh
Là nơi miếu Bác,trông canh đêm ngày
Đây rồi!cô mộ tri ân
Tên chùa :Tuệ Vũ,vua ban dân mình
Cầu cho cuộc sống yên bình
Kim Đôi chợ nhỏ ấm tình đổi trao
Mái trường tiểu học năm nao
Tuổi thơ tập tễnh,đi vào tương lai
Ngôi đình cổ,cây đa xưa
Bên ngoài trụ biểu,nhìn vừa uy nghi
Nhà thờ nổi tiếng Sơ Kim
Để cho các cháu làm tin gởi vào
Chiếc cầu đó,vắt ngang sông
Chông chênh tấm ván,lưng vồng uốn lên
Kia lô-cốt Pháp, dựng nên
Bây giờ mới gọi là tên xóm Đồn
Bao quanh có xóm liền sông
Thêm ra xóm mới là công,dân làng
Ba Gò,Phường cửa, Tam Giang
Mây trời lộng gió,trắng đàn cò bay
Lập hòn đá Trấn nơi này
Dân lành được sống những ngày ước mong
Huế 14.01.2015
Trích từ fb bác Nguyễn Cẩm