Làng Thủy Phú gồm có hai xóm. Trước năm 1954 hai xóm
An Phú và Thủy Tú nằm dọc trong địa hạt xã Hương Đồng thuộc
tổng Vĩnh Trị huyện Hương Trà. Về sau An Phú và Thủy Tú nhập
lại thành ấp Thủy Phú.
Thủy Phú nằm trong địa phận ranh giới của xã Hương Vinh,
đồng thời giáp giới giữa hai huyện Hương Trà và Quảng Điền, là nơi
gặp nhau giữa hai con sông Bồ và sông Hương, gọi là ngã ba Sình.
Làng Thủy Phú có tổng diện tích đất canh tác 58 mẫu, diện tích ao
hồ khoảng 5 sào, phân bố ngành nghề của cư dân ở đây không đồng
đều, sinh sống chủ yếu về nông nghiệp, thủ công nghiệp, ngư nghiệp
và buôn bán nhỏ.
Xóm Thủy Tú: Các dòng họ ở Thủy Tú dựng nhà lập xóm
vào khoảng thế kỷ XVIII, có 4 họ chính là Lê, Nguyễn Đại, Nguyễn
Đăng, Nguyễn Quang; trong đó họ Lê là họ “Tiền Khai canh”,
còn Hậu Khai khẩn là các họ Nguyễn Đại, Nguyễn Đăng, Nguyễn
Quang. Cả 4 họ ở Thủy Tú đều cùng làm quan đồng triều phò nhà
Nguyễn khi Gia Long lên ngôi, và được truy tặng là những vị công
thần có công với nhà Nguyễn.
Xóm An Phú: “Tiền Khai canh, Hậu Khai khẩn” của xóm An
Phú là hai anh em họ Trần, nguyên người Thanh Hóa, theo Đức Thế
tổ Hoàng đế (có lẽ chỉ vua Gia Long) vào Thừa Thiên, ở tại làng An
Thành huyện Quảng Điền. Người anh ở làng Thanh Hà (xã Quảng
Lộc, nay là Quảng Thành) huyện Quảng Điền. Người em là Thủy tổ
Trần Văn Ruộng, không rõ năm sinh, mất ngày 10-1 Âm lịch (không
rõ năm), mộ nằm ở Bầu Kho. Sinh thời Ngài làm nghề chài lưới, về
sau Ngài mua một mẫu ruộng của làng Triều Sơn Nam để cho con
cháu khai canh lập làng sinh sống, và Ngài đặt tên là làng An Phú
(“an” là an bình, “phú” là phú quý), tức ước mong con cháu đời đời
hưởng phú quý. Họ Trần ở An Phú tính đến nay đã 11 đời, tức vào
cuối thế kỷ XVII-đầu thế kỷ XVIII.
Về sau ở An Phú có thêm các họ Cao (nguyên quán Bình
Định), Nguyễn Văn, Nguyễn Bá, Phan (nguyên quán Hội An).
Những họ này cư trú ở đây vào những năm đầu thế kỷ XX. Khi đến
nhập cư, họ đều phải đổi sang họ Trần. Sau năm 1975 các họ mới bỏ
họ Trần lấy lại họ của mình.
Hiện nay, về mặt hành chính làng Thủy Phú có hai xóm An
Phú và Thủy Tú, giữa hai xóm đều có đình làng riêng, ngày kỵ
riêng. Ở An Phú, đình làng thờ Thành hoàng là Ngài Khai canh,
ngày chánh kỵ 30-11 Âm lịch. Tại Thủy Tú, đình làng thờ Ngài
họ Lê, hữu ban thờ Ngài Nguyễn Đăng, Nguyễn Quang, tả ban thờ
Ngài Nguyễn Đại, ngày chánh kỵ là mồng 9 tháng chạp Âm lịch
hàng năm.
An Phú và Thủy Tú nằm dọc trong địa hạt xã Hương Đồng thuộc
tổng Vĩnh Trị huyện Hương Trà. Về sau An Phú và Thủy Tú nhập
lại thành ấp Thủy Phú.
Thủy Phú nằm trong địa phận ranh giới của xã Hương Vinh,
đồng thời giáp giới giữa hai huyện Hương Trà và Quảng Điền, là nơi
gặp nhau giữa hai con sông Bồ và sông Hương, gọi là ngã ba Sình.
Làng Thủy Phú có tổng diện tích đất canh tác 58 mẫu, diện tích ao
hồ khoảng 5 sào, phân bố ngành nghề của cư dân ở đây không đồng
đều, sinh sống chủ yếu về nông nghiệp, thủ công nghiệp, ngư nghiệp
và buôn bán nhỏ.
Xóm Thủy Tú: Các dòng họ ở Thủy Tú dựng nhà lập xóm
vào khoảng thế kỷ XVIII, có 4 họ chính là Lê, Nguyễn Đại, Nguyễn
Đăng, Nguyễn Quang; trong đó họ Lê là họ “Tiền Khai canh”,
còn Hậu Khai khẩn là các họ Nguyễn Đại, Nguyễn Đăng, Nguyễn
Quang. Cả 4 họ ở Thủy Tú đều cùng làm quan đồng triều phò nhà
Nguyễn khi Gia Long lên ngôi, và được truy tặng là những vị công
thần có công với nhà Nguyễn.
Xóm An Phú: “Tiền Khai canh, Hậu Khai khẩn” của xóm An
Phú là hai anh em họ Trần, nguyên người Thanh Hóa, theo Đức Thế
tổ Hoàng đế (có lẽ chỉ vua Gia Long) vào Thừa Thiên, ở tại làng An
Thành huyện Quảng Điền. Người anh ở làng Thanh Hà (xã Quảng
Lộc, nay là Quảng Thành) huyện Quảng Điền. Người em là Thủy tổ
Trần Văn Ruộng, không rõ năm sinh, mất ngày 10-1 Âm lịch (không
rõ năm), mộ nằm ở Bầu Kho. Sinh thời Ngài làm nghề chài lưới, về
sau Ngài mua một mẫu ruộng của làng Triều Sơn Nam để cho con
cháu khai canh lập làng sinh sống, và Ngài đặt tên là làng An Phú
(“an” là an bình, “phú” là phú quý), tức ước mong con cháu đời đời
hưởng phú quý. Họ Trần ở An Phú tính đến nay đã 11 đời, tức vào
cuối thế kỷ XVII-đầu thế kỷ XVIII.
Về sau ở An Phú có thêm các họ Cao (nguyên quán Bình
Định), Nguyễn Văn, Nguyễn Bá, Phan (nguyên quán Hội An).
Những họ này cư trú ở đây vào những năm đầu thế kỷ XX. Khi đến
nhập cư, họ đều phải đổi sang họ Trần. Sau năm 1975 các họ mới bỏ
họ Trần lấy lại họ của mình.
Hiện nay, về mặt hành chính làng Thủy Phú có hai xóm An
Phú và Thủy Tú, giữa hai xóm đều có đình làng riêng, ngày kỵ
riêng. Ở An Phú, đình làng thờ Thành hoàng là Ngài Khai canh,
ngày chánh kỵ 30-11 Âm lịch. Tại Thủy Tú, đình làng thờ Ngài
họ Lê, hữu ban thờ Ngài Nguyễn Đăng, Nguyễn Quang, tả ban thờ
Ngài Nguyễn Đại, ngày chánh kỵ là mồng 9 tháng chạp Âm lịch
hàng năm.
(trích Văn hóa - lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận và quan hệ với bên ngoài)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét